Trước những tình trạng bạo lực diễn ra khá phổ biến hiện nay, nhiều người dân thắc mắc không biết pháp luật quy định như thế nào về quyền của trẻ em? Quyền bất khả xâm phạm trẻ em gồm những gì? Trường hợp bạo hành trẻ em về sức khoẻ thì bị xử lý như thế nào?

Khách hàng quan tâm những nội dung trên, vui lòng tham khảo thông tin bài viết dưới đây của chúng tôi.

Trẻ em có những quyền gì?

Đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em: Bất cập và kiến nghị

Theo quy định pháp luật về Luật trẻ em hiện hành, có ghi nhận trẻ em có những quyền lợi sau đây:

– Quyền sống

– Quyền được khai sinh và có quốc tịch

– Quyền được chăm sóc sức khỏe

– Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

– Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

– Quyền vui chơi, giải trí

– Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

– Quyền về tài sản

– Quyền bí mật đời sống riêng tư

– Quyền được sống chung với cha, mẹ

– Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

– Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

– Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

– Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

– Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

– Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

– Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

– Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

Xem Thêm:   Khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về Việt Nam cư trú

– Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

– Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang;

– Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

– Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

– Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

– Quyền của trẻ em khuyết tật

– Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn.

Quyền bất khả xâm phạm trẻ em được hiểu như thế nào?

Tiếp theo trong nội dung bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp về Quyền bất khả xâm phạm trẻ em gồm những gì?

Bất khả xâm phạm là không ai có thể xâm phạm đến, đụng đến quyền của một thực thể, một chủ thể không bị xâm phạm đến một số đối tượng của mình được luật quốc tế công nhận, luật quốc gia quy định.

Quyền bất khả xâm phạm trẻ em là quyền của trẻ em mà không ai có thể xâm phạm đến, dựa theo các quy định của Hiến pháp, Bộ luật dân sự cùng Luật trẻ em.

Theo đó Hiến pháp năm 2013 quy định:

– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

Xem Thêm:   【Hướng Dẫn】Viết Luận Văn Thạc Sĩ Cơ Bản & Chi Tiết Bạn Nên Biết

Bộ luật dân sự quy định:

– Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

– Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

– Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Luật trẻ em quy định: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Như vậy từ những quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận trong các văn bản pháp lý thì chúng ta có thể trả lời rõ ràng cho câu hỏi Quyền bất khả xâm phạm trẻ em gồm những gì? Đó là, quyền về chỗ ở, quyền về đời sống riêng tư, quyền về thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm.

Hành vi bạo lực trẻ em có vi phạm quyền bất khả xâm phạm hay không?

Với các hành vi như:

– Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn, uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.;

Xem Thêm:   Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Quyền Trẻ Em Chi Tiết | Kèm PDF

– Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

– Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần;

– Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người giám hộ;

– Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần;

Đây đều là những hành vi vi phạm nghiêm trọng về quyền bất khả xâm phạm đối với trẻ em. Với những hành vi như vậy, tuỳ vào từng mức độ cụ thể mà có thể xem xét để xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự dưới các tội danh như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Tội hành hạ người khác hoặc Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

Với xử lý về hành chính, thì các hành vi mang tính chất bạo lực trẻ em như trên thì áp dụng theo mức xử phạt theo Nghị định 144 năm 2013 của Chính phủ, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm.

Bài viết là một trong những chia sẻ của Luật Trẻ Em Thủ Đô về Quyền bất khả xâm phạm trẻ em gồm những gì? Khách hàng tham khảo nội dung bài, có vấn đề gì thắc mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.