Tại các thành phố, các địa điểm du lịch, rất nhiều trẻ em phải đi lang thang bán hàng rong và trở thành công cụ kiếm tiền cho người lớn. Vậy lợi dụng trẻ em để kiếm tiền bị xử lý thế nào?

Nhức nhối nạn “chăn dắt” trẻ em bán hàng rong

Hiện nay, trong cuộc sống thường ngày, các hành vi lợi dụng trẻ em để trục lợi vẫn thường xuyên xảy ra. Trong đó, vấn nạn chăn dắt, bắt ép trẻ em bán hàng rong đã không còn xa lạ tại các thành phố lớn.

Tại đây, dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ xách giỏ đồ đựng đầy bông tăm, kẹo cao-su, móc chìa khóa… để mời bán. Việc bán hàng rong của trẻ em xuất hiện nhiều như vậy phần lớn là do có người đứng sau dụ dỗ, bắt ép.

Những đứa trẻ bị đẩy ra đường bán hàng rong có thể phải đối mặt với muôn vàn nguy hiểm như bị lạm dụng, bị bóc lột hoặc tai nạn giao thông bất cứ khi nào. Đồng thời, chúng cũng sẽ rất dễ bị tiêm nhiễm, sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

loi dung tre em ban hang rong de kiem tienLợi dụng trẻ em bán hàng rong để kiếm tiền (Ảnh minh họa)

Lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền, mức phạt là gì?

Theo quy định của pháp luật, hành vi tập hợp, chứa chấp trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi là một trong những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Xem Thêm:   Xâm hại trẻ em là gì? Các Quy Định, Chế Tài Pháp Luật Hành Vi Xâm Hại Trẻ Em

Tổ chức, cá nhân dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;

b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.

Theo quy định trên, việc lợi dụng trẻ em lang thang bán hàng rong kiếm tiền có thể bị phạt tiền đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, người bị phạt còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Từ nhiều năm nay, để xử lý tình trạng lợi dụng trẻ em bán hàng rong, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh đã phải áp dụng nhiều biện pháp “truy quét”.

Trong đó, đã có trường hợp bị xử phạt hành chính và tịch thu số tiền trục lợi từ việc lợi dụng trẻ em bán hàng rong.

Dụ dỗ, ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội có thể bị đi tù

Thực trạng cho thấy, trẻ em bị bắt đi lang thang bán hàng rong phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, cạm bẫy và dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Xem Thêm:   Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu cho trẻ em mới nhất kèm thủ tục chi tiết

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, người có hành vi dụ dỗ, lôi kéo người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.

Cụ thể, Điều 325 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội này như sau:

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi;d) Chứa chấp, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Theo quy định trên, người dụ dỗ, ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa có thể bị phạt tù đến 07 năm.

Xem Thêm:   Thế Nào Là Bảo Vệ Trẻ Em? Các Cấp Độ Bảo Vệ Trẻ Em Chi Tiết

Trên đây là một số thông tin về hành vi lợi dụng trẻ em bán hàng rong để kiếm tiền và quy định của pháp luật để xử lý.