Trẻ chậm nói nếu được can thiệp sớm thì vẫn có nhiều khả năng cải thiện và phát triển ngôn ngữ bình thường như bao đứa trẻ khác. Ngược lại, nếu không được hỗ trợ khắc phục tốt sẽ gây nên nhiều cản trở trong sinh hoạt đời sống, trẻ dần mất khả năng giao tiếp hoặc thậm chí có trường hợp mất hoàn toàn ngôn ngữ, khó có thể sử dụng lời nói một cách linh hoạt. Cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô tìm hiểu nhé.

Trẻ Chậm Nói
Trẻ không đạt được tốc độ phát triển bình thường của trẻ nhỏ theo từng lứa tuổi có thể được xem là chậm nói.

Trẻ chậm nói là gì?

Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Trong thực tế có những trẻ biết nói ngay từ sớm nhưng cũng có trẻ đến 2, 3 tuổi mới nói được những từ đơn giản.

Tuy nhiên, dựa vào mốc phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cũng có thể dễ dàng phát hiện sự chậm nói của trẻ nhỏ. Chậm nói không phải là tình trạng trẻ không biết nói mà chính là khả năng ngôn ngữ, sử dụng lời nói của trẻ bị hạn chế, tốc độ phát triển chậm hơn so với lứa tuổi.

Chẳng hạn như, dựa theo mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ thì những trẻ từ 16 đến 18 tháng tuổi đã có thể sử dụng được khoảng 20 từ đơn hoặc có thể nhiều hơn. Trẻ có thể hiểu và nói được những từ có ý nghĩa, biết cách bắt chước các âm thanh, từ ngữ khi nghe thấy. Nếu ở giai đoạn này, con của bạn chỉ nói được 5 đến 10 từ, đồng thời không có khả năng bắt chước, lặp lại từ ngữ thì có thể nhận định trẻ bị chậm nói so với mốc phát triển ngôn ngữ thông thường.

Ngôn ngữ được xem là công cụ giao tiếp quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống. Nó có thể giúp chúng ta bày tỏ được những mong muốn, suy nghĩ, quan điểm một cách rõ ràng. Đồng thời, nó cũng chính là yếu tố có thể giúp người và người thấu hiểu nhau hơn, kết nối với nhau bền chặt hơn.

Mặc dù trẻ chậm nói vẫn có sự phát triển ổn định về thể chất, tinh thần và các khía cạnh khác. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê hiện nay nhận thấy rằng, tỷ lệ trẻ chậm nói đang ngày càng tăng cao đáng kể và gây nên nhiều sự cản trở đối với đời sống sinh hoạt, học tập của nhiều trẻ nhỏ. Ngoài ra, chậm nói kéo dài cũng có thể kéo theo sự suy giảm về vận động, nhận thức, hành vi ở nhiều đứa trẻ.

Trẻ Chậm Nói
Trẻ chậm nói bị hạn chế rất nhiều về ngôn ngữ nhưng vẫn phát triển ổn định về thể chất, trí tuệ.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng và các nguyên nhân gây ra chậm nói mà trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau. Dựa vào kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia chậm nói thành 3 loại chính. Cụ thể như sau:

  • Chậm nói đơn thuần: Phần lớn trẻ nhỏ chậm nói đều rơi vào trường hợp này và nó có thể dần khắc phục tốt sau khi trẻ lớn lên.Trẻ chỉ bị hạn chế về mặt ngôn ngữ, không thể sử dụng lời nói để giao tiếp một cách linh hoạt nhưng vẫn có thể phát triển các khía cạnh khác một cách ổn định.
  • Chậm nói tự kỷ: Đây là tình trạng trẻ chậm nói do ảnh hưởng của hội chứng tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ. Trẻ nhỏ cần được tiến hành thăm khám, chẩn đoán và áp dụng kết hợp nhiều biện pháp can thiệp khác nhau trong thời gian dài mới có thể cải thiện tốt khả năng ngôn ngữ.
  • Chậm nói thông minh: Dạng chậm nói này rất hiếm gặp và cũng dễ dàng khắc phục. Trẻ nhỏ bị tuy hạn chế về ngôn ngữ, giao tiếp nhưng sở hữu trí tuệ vượt trội, có sự thông minh hơn người. Một số trẻ có trí nhớ tốt, khả năng tính toán siêu phàm hoặc sở hữu các tài năng thiên bẩm nào khác.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa Nhi. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ và xác định rõ nguyên nhân, dạng chậm nói để đưa ra phương pháp áp dụng phù hợp nhất cho trẻ nhỏ.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào các yếu tố tác động đến trẻ mà quá trình điều trị, can thiệp cũng sẽ được cân nhắc lựa chọn những biện pháp khác nhau để mang đến hiệu quả tốt nhất cho trẻ nhỏ.

Đối với các tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng bởi trẻ có thể dần cải thiện tốt sau khi lớn lên bởi tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ chỉ chậm hơn so với thông thường. Hoặc cha mẹ cũng có thể áp dụng tốt các biện pháp hỗ trợ ngay tại nhà, kích thích ngôn ngữ, gia tăng vốn từ để trẻ giao tiếp linh hoạt hơn.

Xem Thêm:   Ảnh Hưởng Tâm Lý Khi Trẻ Bị Cha Mẹ La Mắng Thường Xuyên

Tuy nhiên, đối với các trường hợp khác, trẻ chậm nói có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

1. Chậm nói do các bệnh thực thể

Trẻ bị chậm nói có thể liên quan đến vấn đề bệnh lý tai mũi họng. Nếu có bộ phận này không thể hoạt động tốt sẽ khiến cho trẻ khó có thể hiểu và diễn đạt ngôn ngữ một cách rành mạch, cụ thể.

Phần lớn những trẻ chậm nói khi tiến hành thăm khám sẽ được kiểm tra và đánh giá về khả năng hoạt động của tai. Các tình trạng khiếm thính, viêm tai giữa, viêm mãn tính có thể gây cản trở đến hoạt động nghe của trẻ nhỏ, điều này khiến cho trẻ không thể tiếp thu tốt ngôn ngữ.

Trẻ Chậm Nói
Trẻ chậm nói có thể xuất phát từ các vấn đề thực thể liên quan đến tai, môi, miệng, hàm,…

Bên cạnh đó, các căn bệnh liên quan đến lưỡi, miệng, các bộ phận phát âm cũng có thể là nguyên nhân khiến nhiều trẻ bị chậm nói. Khi các cơ quan chịu trách nhiệm điều khiển ngôn ngữ, đặc biệt là não bộ bị tổn thương thì trẻ khó có thể phát triển ngôn ngữ như bình thường.

2. Chậm nói do tổn thương tâm lý

Tâm lý cũng được xem là một trong các nguyên do có thể gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển ngôn ngữ của mỗi đứa trẻ. Nếu trong những năm tháng đầu đời, trẻ phải đối diện với những tổn thương tâm lý, những biến cố nghiêm trọng như mất đi người thân, tai nạn giao thông, hỏa hoạn, thiên tai hoặc các chấn thương nào đó thì tâm lý của trẻ nhỏ sẽ bị tác động nặng nề và gây cản trở lớn đến quá trình tiếp nhận, học hỏi, phát triển ngôn ngữ.

3. Chậm nói do tự kỷ

Chậm nói là một trong các biểu hiện đặc trưng của trẻ tự kỷ. Dựa vào kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, phần lớn những trẻ tự kỷ đều gặp khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp.

Trẻ chậm nói do tự kỷ còn kèm theo sự suy giảm về nhận thức, trí tuệ và có những hành vi tiêu cực, bất thường. Tình trạng này cần được can thiệp càng sớm càng tốt để giúp trẻ cải thiện và nâng cao các kỹ năng đang bị thiếu hụt và hòa nhập cuộc sống tốt hơn.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì những tổn thương và triệu chứng do tự kỷ gây ra sẽ kéo dài vĩnh viễn, khó có thể khắc phục tốt. Tuy nhiên nếu được phát hiện và can thiệp ở giai đoạn sớm thì trẻ nhỏ vẫn có khả năng phục hồi, rèn luyện những kỹ năng cần thiết.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói cha mẹ cần quan tâm

Dấu hiệu của trẻ chậm nói thường được biểu hiện khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển. Tùy vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp mà các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra những sự bất thường về khả năng sử dụng ngôn ngữ ở trẻ.

Trẻ Chậm Nói
Phần lớn trẻ chậm nói sẽ có vốn từ hạn hẹp, ít sử dụng lời nói, ít tương tác, giao tiếp.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ có thể sớm nhận biết và hỗ trợ tốt cho trẻ chậm nói ở từng giai đoạn, độ tuổi khác nhau.

Trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi

  • Trẻ ít hoặc hoàn toàn không phản ứng với những tiếng động, âm thanh lớn bên ngoài.
  • Trẻ không phát ra bất kỳ âm thanh nào như ư ư, gừ gừ,…
  • Trẻ không có xu hướng bắt chước các âm thanh khi nghe thấy.

Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi

  • Trẻ không phản ứng với những tiếng động bên ngoài.
  • Trẻ không biết nói bất kì từ gì, chẳng hạn như ba, ma, măm măm,…
  • Trẻ không cố gắng để giao tiếp, tương tác với những người xung quanh ngay khi bản thân có nhu cầu cấp thiết như ăn, ngủ,…
  • Trẻ hoàn toàn không phát ra các âm như b, ê, ơ,…
  • Khi được gọi tên, trẻ không có phản ứng, không quay đầu nhìn lại.
  • Trẻ không thể hiểu được các hành động, cử chỉ hoặc không bao giờ thực hiện các động tác như lắc đầu, gật đầu, vẫy tay,…
  • Dường như trẻ không có hứng thú, hấp dẫn bởi những thứ diễn ra xung quanh.

Trẻ từ 16 tháng tuổi

  • Trẻ không hiểu và không có phản ứng với những từ, những câu đơn giản như “ăn đi”, “đừng ăn”, ” không được”,…
  • Trẻ hoàn toàn không nói bất cứ từ nào hoặc chỉ nói được 1,2 từ quen thuộc.
  • Không biết chỉ vào những món đồ xung quanh hoặc những gì mà bản thân yêu thích, muốn có được.

Trẻ từ 18 tháng tuổi

  • Vốn từ của trẻ nghèo nàn, dưới 6 từ.
  • Khi được hỏi về các bộ phận của cơ thể, trẻ không hiểu và không thể chỉ vào chính xác.
  • Trẻ vẫn chưa thể nói được những từ đơn giản như ba ba, ma ma, bà,….
  • Trẻ không có nhu cầu được giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Trẻ hoàn toàn không hiểu được những yêu cầu và mệnh lệnh của người khác.
  • Khi được hỏi hoặc được gọi tên, trẻ không có phản ứng và không trả lời.
Xem Thêm:   7+ Mẹo xả stress sau giờ làm giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi cực hay

Trẻ trên 24 tháng tuổi

  • Vốn từ của trẻ bị hạn chế, tốc độ học từ mới chậm và không thể tăng được tối thiểu 1 từ trong 1 tuần.
  • Trẻ chưa thể nói được hơn 15 từ.
  • Có xu hướng chỉ nhại lại lời nói, âm thanh của người khác.
  • Không biết cách ghép từ để tạo thành cụm từ, câu đơn giản như “bế con”, “Cho ăn”,…
  • Không muốn hoặc không thể giao tiếp bằng lời nói.
  • Không thể hiểu rõ những lời nói, hướng dẫn, câu hỏi của người khác.
  • Không biết chơi các trò chơi giả vờ.
  • Không biết được những công dụng, cách chơi của các món đồ vật, đồ chơi.

Trẻ từ 25 đến 35 tháng tuổi

  • Trẻ không thể nói được những câu đơn giản như “Con đói rồi”, “Muốn đi chơi,…
  • Không biết cách gọi tên chính xác các bộ phận trên cơ thể.
  • Không có khả năng đặt ra các câu hỏi.
  • Trẻ có thể nói những từ ngữ lộn xộn, khó hiểu.

Trẻ 3 tuổi chậm nói

  • Khi nói trẻ không biết sử dụng các đại từ nhân xưng như con, ba, mẹ, bà, anh, chị,…
  • Không có khả năng ghép các từ thành câu hoàn chỉnh.
  • Không thể hiểu rõ được hết những câu hỏi, chỉ dẫn và yêu cầu của mọi người xung quanh.
  • Trẻ nói không rõ ràng, khó hiểu.
  • Trẻ không biết cách đặt câu hỏi
  • Sẽ có xu hướng bám bố mẹ.

Các biểu hiện của trẻ chậm nói rất đa dạng và phong phú. Vì thế các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát để có thể kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của trẻ nhỏ.

Để nhận biết sớm trẻ chậm nói, cha mẹ cũng nên tham khảo kỹ về tốc độ phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ theo từng độ tuổi. Đồng thời, hãy cho trẻ tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể dễ dàng phát hiện ra những vấn đề khó khăn ở trẻ và giúp trẻ khắc phục hiệu quả hơn.

Trẻ chậm nói ảnh hưởng như thế nào?

Như đã chia sẻ, ngôn ngữ được biết đến là công cụ quan trọng đối với đời sống của mỗi con người. Khi từ mới sinh ra đời chúng ta đã được tiếp xúc với ngôn ngữ và dần phát triển nó thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Đối với những trẻ chậm nói, khả năng tiếp thu và phát triển ngôn ngữ bị hạn chế sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Đặc biệt, nếu trẻ không được hỗ trợ cải thiện tốt sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy trong tương lai, khiến trẻ khó hòa nhập và ổn định cuộc sống.

Cụ thể một số ảnh hưởng to lớn của tình trạng chậm nói như:

1. Giao tiếp kém

Đây có lẽ là tác hại phổ biến và nghiêm trọng nhất đối với trẻ chậm nói. Ngôn ngữ, lời nói là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Chính vì thế, nếu trẻ không thể phát triển tốt về khía cạnh này sẽ khiến cho trẻ không thể tương tác, gần gũi và kết nối sâu với mọi người xung quanh.

Trẻ khó có thể hiểu được những gì người khác muốn truyền tải và bản thân cũng gặp không ít khó khăn trong việc diễn đạt bằng ngôn ngữ. Điều này có thể khiến cho trẻ dần trở nên tách rời với cuộc sống, cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ và thu mình.

2. Ảnh hưởng đến kết quả học tập

Học tập được xem là một trong các thử thách to lớn đối với những trẻ chậm nói. Trẻ nhỏ sẽ được dạy dỗ, giáo dục chủ yếu thông qua ngôn ngữ để phát triển các kỹ năng, tiếp thu những thông tin cần thiết.

Trẻ Chậm Nói
Trẻ chậm nói sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình học tập, thường bị thua kém hơn bạn bè.

Tuy nhiên, trẻ chậm nói sẽ gặp nhiều cản trở trong việc học hỏi, ghi nhớ ngôn ngữ, trẻ không thể học viết tốt như các bạn cùng trang lứa. Điều này khiến cho kết quả học tập của trẻ không được đảm bảo, nhiều trẻ phải ở lại lớp vì không hoàn thành tốt chương trình học.

3. Khó thể hiện năng lực

Ai trong chúng ta cũng mong muốn được thể hiện tài năng và nhận được những lời khen ngợi, công nhận của mọi người xung quanh. Đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên sẽ càng hy vọng về điều đó.

Tuy nhiên, sự thiếu hụt về khả năng ngôn ngữ khiến cho trẻ chậm nói gặp nhiều sự bất lợi trong việc thể hiện năng lực của chính mình. Ví dụ như, trẻ rất ít khi giơ tay phát biểu trên lớp bởi bản thân không có đủ vốn từ để thể hiện những hiểu biết của mình.

Hoặc trong cuộc sống đời thường, những chia sẻ của trẻ đôi lúc cũng bị mọi người phớt lờ vì sự diễn đạt không rành mạch, rõ ràng. Điều này khiến nhiều trẻ trở nên tự ti, cảm thấy bản thân vô dụng, bất tài và mất dần hứng thú đối với cuộc sống.

4. Ảnh hưởng đến tâm lý

Vì khả năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói bị hạn chế nên trẻ chậm nói sẽ khó có thể tương tác và giao tiếp với mọi người xung quanh. Thậm chí một số trẻ còn bị cười chê, chế giễu về khả năng ăn nói lủng củng của mình.

Xem Thêm:   Trẻ Em Nên Thức Dậy Lúc Mấy Giờ? Nên Ngủ Lúc Mấy Giờ?

Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng xấu hổ, mặc cảm và trở nên thu mình, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Trẻ sẽ cảm thấy buồn bã, chán nản, suy nghĩ tiêu cực và luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, đặc biệt là khi phải giao tiếp.

Cách chữa trẻ chậm nói hiệu quả và an toàn

Trẻ chậm nói được chia thành nhiều dạng khác nhau nên việc áp dụng các biện pháp can thiệp cũng sẽ linh hoạt thay đổi để phù hợp cho từng trường hợp. Đối với những trẻ chậm nói đơn thuần thì chỉ cần giáo dục, hỗ trợ áp dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ tại nhà cũng có thể giúp trẻ dần gia tăng vốn từ và khả năng ăn nói. Hoặc thậm chí có những trường hợp trẻ nhỏ có thể tự cải thiện chứng chậm nói sau khi lớn lên.

Tuy nhiên, đối với các tình trạng chậm nói bệnh lý hoặc xuất phát từ các nguyên nhân thực thể thì cần được tiến hành thăm khám, chẩn đoán và can thiệp chuyên khoa hơn. Tùy vào lý do gây ra chứng tự kỷ mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho trẻ nhỏ.

Trẻ Chậm Nói
Trẻ chậm nói cần tăng cường thời gian được giao tiếp, tương tác nhiều hơn.

Chẳng hạn như nếu trẻ tự chậm nói do ảnh hưởng của các vấn đề về thính giác, lưỡi, hàm, miệng thì cần được tập trung vào việc cải thiện và khắc phục các khiếm khuyết này để trẻ có thể dần tiếp thu ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất. Hoặc nếu chậm nói do tự kỷ thì quá trình can thiệp sẽ kéo dài và gặp nhiều khó khăn hơn. Trẻ nhỏ có thể được kết hợp nhiều biện pháp như ngôn ngữ trị liệu, trị liệu tâm lý, giáo dục đặc biệt, can thiệp tại nhà để cải thiện khiếm khuyết về ngôn ngữ.

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ chuyện khoa dành cho trẻ chậm nói thì gia đình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm và tìm hiểu về những biện pháp can thiệp tại nhà để giúp trẻ nhanh chóng cải thiện hiệu quả hơn.

  • Cha mẹ cần dành nhiều thời gian để trò chuyện, giao tiếp với con nhiều hơn. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì giao tiếp chính là hình thức tốt nhất để giúp trẻ nhỏ dần phát huy tốt khả năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói. Trong lúc nói chuyện cùng trẻ, phụ huynh cũng nên đặt ra các câu hỏi để kích thích nhu cầu được tương tác của trẻ, giúp trẻ cảm thấy hứng thú và muốn trò chuyện nhiều hơn.
  • Quá trình hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói sẽ dễ dàng và đạt được hiệu quả tốt nhất nếu cha mẹ biết cách lồng ghép những trò chơi, hoạt động yêu thích của trẻ. Trong lúc chơi cùng trẻ hãy giới thiệu cho trẻ về công dụng, màu sắc, tên gọi của từng món đồ để trẻ tiếp thu tốt hơn, đồng thời hãy khuyến khích trẻ lặp lại để trẻ ghi nhớ tốt hơn.
  • Trẻ chậm nói cũng có thể gia tăng tốt vốn từ nếu thường xuyên được nghe nhạc, nghe kể chuyện. Khi kể chuyện cho trẻ, cha mẹ hãy chú ý đến phát âm, giọng nói kèm theo những hình ảnh minh họa hấp dẫn, thú vị.
  • Tạo nhiều điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, gặp gỡ và kết nối với những bạn bè cùng trang lứa.
  • Nếu trẻ gặp phải các vấn đề về miệng, lưỡi thì cha mẹ có thể tham khảo và tư vấn cùng với bác sĩ để áp dụng tốt các bài tập môi miệng lưỡi tại nhà cho trẻ chậm nói.
  • Tuyệt đối không bắt chước ngôn ngữ của trẻ. Nếu trẻ nói sai, nói ngọng hoặc sử dụng từ ngữ chưa phù hợp thì các bậc phụ huynh hãy nhẹ nhàng chỉ dạy, hướng dẫn để trẻ điều chỉnh tốt hơn.
  • Trẻ chậm nói cũng cần được chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Các bậc phụ huynh nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin cho trẻ nhỏ. Đồng thời, cần hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn,…

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng có thể cho trẻ đến học và cải thiện tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt. Tại đây trẻ nhỏ sẽ được chăm sóc, hướng dẫn để áp dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ khoa học và phù hợp.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu và biết cách phát hiện, can thiệp sớm nhất cho trẻ chậm nói. Trẻ nhỏ được hỗ trợ trong giai đoạn sớm sẽ dễ dàng cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và cân bằng cuộc sống tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *