Trẻ chậm nói hay la hét có thể chính là biểu hiện của hội chứng tự kỷ. Con luôn có xu hướng không sử dụng lời nói để diễn đạt hay giao tiếp mà chỉ la hét để thể hiện khi có nhu cầu khiến cha mẹ không hiểu con muốn gì. Nếu liên quan đến tự kỷ cần nhanh chóng có các biện pháp can thiệp kịp thời để tăng cường ngôn ngữ và khả năng giao tiếp đúng cách cho con.

Trẻ chậm nói hay la hét là biểu hiện của bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói như yếu tố môi trường, trẻ không được tương tác trực tiếp với bố mẹ từ nhỏ, trẻ lười nói do bố mẹ quá bảo bọc. Đặc biệt, một yếu tố khác liên quan trực tiếp đến chậm nói là bệnh tự kỷ—một chứng rối loạn phát triển lan tỏa được đặc trưng bởi ngôn ngữ, suy giảm khả năng giao tiếp và hành vi bất thường.

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ la hét. Chẳng hạn, trẻ cảm thấy khó chịu, nóng bức nhưng lại không đủ ngôn ngữ để diễn đạt nên thường la hét để gây sự chú ý của cha mẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ đang ở độ tuổi tập nói, cần giao tiếp nhưng lại không nói được, thường xuyên la hét thì cha mẹ cần quan tâm hơn.

Trẻ chậm nói hay la hét
Trẻ chậm nói hay la hét là hành vi bất thường có thể liên quan đến hội chứng tự kỷ

Trẻ chậm nói hay la hét có thể chính là đặc điểm của rối loạn phổ tự kỷ. Trẻ tự kỷ biết nói rất chậm, thậm chí nhiều trẻ trong những năm đầu không nói chuyện đồng thời không chủ động giao tiếp, không chủ động thể hiện nhu cầu cá nhân. Thay vào đó, con có xu hướng la hét, cào cấu, ăn vạ khi không vừa ý hoặc muốn gây chú ý để thể hiện các nhu cầu cá nhân của mình.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói hay la hét như

  • Con không đủ ngôn ngữ để thể hiện nhu cầu: trẻ chậm nói có xu hướng hay la hét phần lớn chính do con không có đủ vốn từ để diễn đạt nhu cầu, ý muốn của mình. Chẳng hạn như khi con cảm thấy đói nhưng không biết dùng từ nào để nói, không biết nói như thế nào thì sẽ la hét. Tương tự nếu con đang cảm thấy khó chịu ở đâu nhưng không thể dùng lợi nói để thể hiện thì cũng sẽ chọn cách la hét.
  • Con muốn gây sự chú ý: do không biết dùng lời nói để kêu gọi người khác nên mới la hét. Ngoài ra trẻ tự kỷ sẽ có xu hướng thích chơi một mình, gắn kết với đồ vật hơn với con người, tuy nhiên con vẫn có thể cảm thấy cô đơn. Trẻ thường có sự gắn kết đặc biệt với một ai đó, thường là cha mẹ và khi muốn gây sự chú ý trẻ thường la hét để mọi người chạy đến. Mặc khác nếu chúng thấy bố mẹ đang bế một đứa trẻ khác và không thích, chúng cũng có thể la hét để cha mẹ chú ý đến mình.
  • Con không biết cách bộc lộ cảm xúc: những đứa trẻ bình thường sẽ thể hiện cảm xúc bằng các biểu cảm, ngay cả khi con ở giai đoạn chưa biết nói. Chẳng hạn vui vẻ hay thích thú con sẽ cười, khó chịu hay lo lắng sẽ khóc. Tuy nhiên ở trẻ tự kỷ, con dường như không có biểu cảm, khuôn mặt lúc nào cũng không có cảm xúc. Do đó việc trẻ tự kỷ chậm nói la hét dường như là cách để con thể hiện cảm xúc của mình. Trong trạng thái khó chịu, một số trẻ còn có xu hướng ném đồ, tự cào cấu hay tự làm đau bản thân.
  • Rối loạn giác quan: một đặc điểm có thể thấy ở hầu hết trẻ tự kỷ chính là có giác quan cực kỳ nhạy cảm. Những âm thanh, màu sắc mà những đứa trẻ khác cảm thấy bình thường thì con cực kỳ khó chịu. Chẳng hạn tiếng sôi của bình siêu tốc, những màu sắc quá sặc sỡ, ánh đèn huỳnh quang sẽ khiến con trở nên cực kỳ khó chịu, kích động nên có xu hướng la hét.
Xem Thêm:   Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Có Suy Nghĩ Tự Sát Và Cách Ngăn Chặn

Trẻ chậm nói hay la hét để xác định con có phải tự kỷ hay không vẫn cần đi thăm khám để có hướng chẩn đoán chính xác nhất. Không chỉ thông qua hai yếu tố là chậm nói hay la hét mà nói rằng con bị tự kỷ mà cần rất nhiều đặc trưng khác cần phải xác định, chẳng hạn như trẻ có biết giao tiếp bằng mắt không, trẻ có biểu cảm không, khả năng ngôn ngữ của con như thế nào…

Trẻ chậm nói hay la hét có ảnh hưởng gì không?

Trẻ chậm nói hay la hét dù liên quan đến bất cứ trường hợp nào cũng đều gây ra các ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Về cơ bản, chậm nói đã là một vấn đề bất thường so với các giai đoạn phát triển chung của một đứa trẻ. Chậm nói không chỉ là không không thể nói ra mà vốn từ cũng rất hạn chế, con không hiểu được ngôn ngữ, lời nói nên nhận thức về những điều xung quanh cũng bị hạn hẹp.

Trẻ chậm nói hay la hét
Trẻ la hét nếu không được kiểm soát dễ kích động và có hành vi tự làm đau mình

Nếu việc trẻ chậm nói hay la hét là biểu hiện của tự kỷ sẽ thường xuất hiện đặc biệt rõ trong giai đoạn 4- 7 tuổi. Con không chỉ la hét mà còn cào cấu ăn vạ, thậm chí là bứt tóc hay đập đầu vào tường. Tuy nhiên cha mẹ do không hiểu rõ về tình trạng của con sẽ không thể nào đáp ứng con, không biết các kiểm soát khiến con ngày càng la hét và kích động hơn nữa.

Việc con hay la hét khiến chính bản thân trẻ cảm thấy mệt mỏi và phụ huynh cũng rất khó chịu. Trẻ la hét không hề khiến con thấy thoải mái hơn mà ngược lại càng thêm kích thích. Trẻ không chỉ làm tổn thương bản thân mà còn vô tình gây hại cho những người xung quanh nên phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan khi thấy con rơi vào tình trạng này.

Mặt khác nếu trẻ chậm nói hay la hét không được kiểm soát sớm sẽ rất khó đi đến nơi đông người, đặc biệt là đi học. Con không biết cách kiểm soát cảm xúc, không đủ lời nói diễn đạt sẽ rất khó kết bạn, khó hòa nhập với nơi đông người . Thậm chí trẻ khi đến trường nếu chưa cải thiện được tình trạng chậm nói và vẫn hay la hét sẽ dễ bị bạn bè cô lập, bắt nạt.

Xử lý nhanh khi trẻ chậm nói hay la hét

Ngay khi trẻ la hét, phụ huynh cần sớm có biện pháp khắc phục để kiểm soát trạng thái của con, tránh để con trở nên kích động hơn nữa. Vậy lúc này phụ huynh cần làm gì?

Có mặt ngay lập tức

Trẻ chậm nói hay la hét do không đủ ngôn ngữ để thể hiện nhu cầu nên cha mẹ cần nhanh chóng có mặt để tạo cho con cảm giác an toàn, tuyệt đối không được lơ con. Một số phụ huynh cho rằng con la hét do mè nheo nên có xu hướng lo con, để mặc cho con hét “chán” thì sẽ tự thôi. Tuy nhiên nếu là trẻ tự kỷ con sẽ không dừng lại mà càng thêm kích động.

Trẻ chậm nói hay la hét
Phụ huynh nên nhanh chóng có mặt khi con la hét để xoa dịu con

Do đó ngay khi thấy con la hét, cha mẹ cần nhanh chóng xuất hiện để thực hiện các biện pháp xoa dịu con. Chú ý tuyệt đối không được cau màu cáu kỉnh hay khó chịu, lớn tiếng quát tháo mà nên nhẹ nhàng để con dịu xuống. Nếu con vẫn tiếp tục la hét hãy nghiêm giọng hơn hoặc có thể ôm ấp con nhẹ nhàng để chứng tỏ cha mẹ đang ở đây và con có thể yên tâm hơn.

Quan sát về vấn đề con gặp phải

Chắc chắn con không thể diễn đạt được mình đang gặp vấn đề gì bằng lời nói, do đó cha mẹ cần vận dụng hết khả năng linh hoạt của mình để quan sát, tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ la hét. Chẳng hạn trẻ chậm nói hay la hét có thể do đói, do muốn uống nước hay trẻ muốn lấy một đồ vật gì đó, hoặc cũng có thể do con đang cảm thấy khó chịu ở đâu và giúp trẻ giải quyết nhanh chóng.

Phụ huynh cũng có thể thông qua các tình huống này để dạy và khuyến khích con nói. Chẳng hạn nếu con đói, hãy nói với con rằng “gọi cha mẹ ơi” khi con thấy muốn ăn nhé. Tất nhiên không thể hiệu quả ngay lập tức nhưng khi phụ huynh thường xuyên nói với con như thế, lặp đi lặp lại nhiều lần, ở ngay các thời điểm mà con cần nói thì trẻ cũng có thể sẽ có thể ghi nhớ và diễn đạt khi cần.

Xem Thêm:   Các biện pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ hiệu quả nhất

Đánh lạc hướng chú ý

Khi đang trong hơn kích động, khó chịu nếu cha mẹ không biết cách sẽ rất khó để kiểm soát được con. Thậm chí việc ôm ấp bé quá chặt đôi khi còn khiến con khó chịu hơn, đặc biệt nếu đó là trẻ tự kỷ. Do  đó phụ huynh cần nhanh chóng có hướng kiểm soát các hành vi của con thông qua việc đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ vào các vấn đề mà con quan tâm.

Trẻ chậm nói hay la hét
Các loại đồ chơi có thể đánh lạc hướng khiến trẻ ngưng la hét

Chẳng hạn có thể đưa cho con món đồ chơi mà con yêu thích ( với trẻ chậm nói hay la hét là do tự kỷ có thể tham khảo các dạng đồ chơi có hình tròn, đồ chơi có chuyển động xoay) có thể tạo sự chú ý khiến con tập trung. Hoặc mẹ có thể liên tục hỏi chuyện, đưa ra các nghi hoặc đang làm cho con khó chịu để kích thích bé trả lời, đồng thời giải quyết yếu tố đó.

Nếu con đã ngừng la hét mẹ hãy dành lời khen ngợi cho trẻ và nên ở cạnh trẻ cho tới khi con ổn hoàn toàn. Hãy cùng con trò chuyện, phụ huynh cũng có thể diễn đạt lại các hành vi, trạng thái con vừa làm để nhắc nhở con không nên tiếp tục làm như vậy. Hãy chú ý sử dụng các từ ngữ đơn giản, ngắn gọn nhất để con có thể hiểu và ghi nhớ.

Biện pháp lâu dài khi trẻ chậm nói hay la hét

Nếu tình trạng trẻ chậm nói hay la hét diễn ra lặp lại nhiều lần và phụ huynh chưa thế xác định do nguyên nhân nào thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Chỉ khi biết rõ con gặp vấn đề gì bác sĩ mới có thể đưa ra lộ trình điều trị phù hợp. Đặc biệt nếu có liên quan tự kỷ thì cần phải áp dụng sớm các liệu pháp can thiệp để khắc phục được các khiếm khuyết của trẻ.

Can thiệp điều trị chuyên môn

Thực tế với trẻ chậm nói, ngay cả khi con không có hành vi la hét cũng cần được tham gia điều trị sớm để bổ sung về mặt ngôn ngữ, cải thiện các thiếu hụt cho con. Chỉ khi trẻ có ngôn ngữ, có thể nhận thức, dùng lời nói để diễn đạt nhu cầu thì mới có thể chấm dứt tình trạng la hét trong mọi hoàn cảnh.

Trẻ chậm nói hay la hét
Ngôn ngữ trị liệu rất cần thiết để hạn chế lại các hành vi trẻ chậm nói hay la hét

Đặc biệt chậm nói liên quan đến một số bệnh lý khác, chẳng hạn tổn thương thính giác, tổn thương cơ miệng.. Đây là các vấn đề có thể điều trị được bằng một số biện pháp y tế, chẳng hạn như phẫu thuật. Các chuyên gia cũng cho biết trẻ chậm nói nếu do bị điếc cũng có thể điều trị hoàn toàn trước 5 tuổi, hoặc trường hợp xấu nhất là dùng máy trợ thính.

Trẻ chậm nói hay la hét nếu liên quan đến tự kỷ thì vấn đề có phần phức tạp hơn do không thể điều trị hoàn toàn,. Mục tiêu các biện pháp can thiệp chuyên môn cho trẻ tự kỷ hầu hết để cải thiện các kỹ năng thiếu hụt của trẻ, tăng cường khả năng nhận thức và giao tiếp, kiểm soát các hành vi và cảm xúc bất thường để trẻ dần hòa nhập hơn với cuộc sống.

Bên cạnh đó, chăm sóc trị liệu cũng là một khía cạnh cần thiết với trẻ chậm nói hay la hét. Trị liệu tâm lý có thể tăng cường nhận thức đúng đắn hoặc ít nhất có thể giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc, hành vi kích thích của bản thân. Một số trẻ chậm nói cũng có thể do sự bất ổn về tâm lý nên trị liệu tâm lý có thể đáp ứng với mọi trường hợp.

Tăng cường trò chuyện với trẻ

Cần biết rằng yếu tố quan trọng nhất khiến trẻ chậm nói hay la hét chính là do con không thể diễn đạt được nhu cầu của mình bằng lời nói. Do đó nếu muốn trẻ không la hét nữa thì cần phải tăng cường ngôn ngữ cho trẻ để con có thể diễn đạt các nhu cầu cá nhân của bản thân, từ đó mới hạn chế được tình trạng la hét, kích động, khó chịu.

Phụ huynh nên tăng cường các hoạt động tương tác, trò chuyện, bổ sung ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho trẻ thông qua các hoạt động thường ngày. Chẳng hạn như hướng dẫn con đọc tên những đồ vật quanh nhà, ghi nhớ tên của bản thân, cha mẹ. Hay cũng thông qua các hoạt động vui chơi thường ngày phụ huynh cũng có thể tranh thủ củng cố thêm về ngôn ngữ cho con.

Xem Thêm:   Nhận biết và điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ nhanh chóng

Một lưu ý nhỏ chính là với trẻ chậm nói dù là tự kỷ hay trẻ chậm nói đơn thuần thì khi dạy con cũng cần sử dụng các ngôn từ dễ hiểu, ngắn gọn, lặp đi lặp lại nhiều lần và nên kết hợp với hình ảnh minh họa trực quan, sinh động. Dạy trẻ 1 lần có thể con chưa ghi nhớ hết nhưng khi lặp đi lặp lại nhiều lần tương tự thì còn sẽ có thể ghi nhớ và vận dụng được.

Mặt khác trong tương tác với trẻ chậm nói hay la hét phụ huynh tuyệt đối không được lớn tiếng, la hét hay sử dụng bạo lực. Điều này không chỉ khiến trẻ hoảng sợ mà còn có thể cho rằng đây là các hành vi bình thường và học theo, tiếp tục thực hiện các hành vi như thế trong những lần sau. Do đó giáo dục trẻ chậm nói, đặc biệt là trẻ tự kỷ rất cần có sự kiên trì của phụ huynh.

Giảm thiểu các yếu tố khiến trẻ kích động

Hiểu về tự kỷ phụ huynh sẽ phát hiện xung quanh có rất nhiều yếu tố có thể khiến trẻ tự kỷ cảm thấy khó chịu, kích động dù với những đứa trẻ khác đó có thể là điều bình thường. Trẻ chậm nói hay la hét nếu liên quan đến tự kỷ cần rất cần được giảm thiểu các yếu tố này xung quanh môi trường sống để con cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất.

Trẻ chậm nói hay la hét
Đeo tai nghe khi sắp có các âm thanh gây kích động sẽ hạn chế làm bé hoảng sợ, giật mình và la hét

Chẳng hạn, phụ huynh có thể tham khảo lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế tình trạng  trẻ chậm nói hay la hét

  • Thiết kế không gian phòng ngủ cho trẻ nên được cách âm, hạn chế các âm thanh bên ngoài có thể vô tình khiến con giật mình, la hét
  • Khi sử dụng các thiết bị có thể gây ra âm thanh lớn, chẳng hạn như máy xay, máy hút bụi hay ấm siêu tốc hãy cố gắng để nhỏ tiếng nhất hoặc đảm bảo trẻ không ở trong khu vực có thể nghe thấy. Thính giác của trẻ tự kỷ khá nhạy bén nên hãy để trẻ ở càng xa càng tốt, hoặc hạn chế bằng việc cho con đeo tai nghe, nghe nhạc
  • Không gian phòng ở hay sinh hoạt của trẻ tự kỷ cũng không nên sử dụng đèn huỳnh quang, hạn chế các màu sắc quá sặc sỡ, không sử dụng các ánh sáng màu lập lòe. Theo các chuyên gia, nên sử dụng các loại đèn có khả năng điều chỉnh mức sáng hay khuếch tán ánh sáng là phù hợp nhất
  • Tuyệt đối không nên cho trẻ sử dụng TV, điện thoại, máy tính, điều này vừa làm ảnh hưởng đến sóng não, vừa làm tình trạng chậm nói của trẻ nghiêm trọng hơn

Cho trẻ tham gia chương trình giáo dục chuyên biệt

Có rất nhiều vấn đề bất cập nếu tình trạng trẻ chậm nói hay la hét có liên quan đến tự kỷ. Bởi trẻ tự kỷ thường bị hạn chế về mặt nhận thức, thần kinh nhạy cảm cùng rất nhiều vấn đề khác ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, thể chất, cuộc sống của con. Giáo dục bổ sung ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ cũng không hề dễ dàng, đặc biệt nếu không có chuyên môn.

Do đó với tình trạng trẻ chậm nói hay la hét, các chuyên gia cũng khuyến khích nên cho con tham gia giáo dục đặc biệt. Tại các môi trường chuyên biệt con sẽ được thực hiện các liệu pháp trị liệu để phát triển ngôn ngữ cá nhân, tăng cường nhận thức và khả năng giao tiếp phù hợp với lộ trình được xây dựng dựa trên chính tình trạng ban đầu của con.

Mặt khác do sự thiếu hụt về ngôn ngữ nên nếu trẻ chậm nói được học trong các môi trường bình thường sẽ rất khó để theo kịp bạn bè dẫn tới các cảm xúc tiêu cực, khó chịu hơn nên dễ kích động và hay la hét hơn. Do đó trẻ chậm nói cần được bổ sung thiếu hụt về ngôn ngữ, giao tiếp, bổ sung các nhận thức cơ bản trước khi đến trường sẽ dễ dàng hòa nhập hơn.

Trẻ chậm nói hay la hét có dù do bất cứ nguyên nhân nào gây ra cũng là biểu hiện bất thường cần sớm có biện pháp can thiệp nhanh chóng. Do không đủ ngôn ngữ diễn đạt nên phụ huynh cần cố gắng tiếp cận, khuyến khích trẻ nói nhiều hơn thông qua các hoạt động thường ngày hoặc nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để có hướng xử lý hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *