Nhiều bậc cha mẹ lo lắng “liệu ​​trẻ có thói quen kiễng chân, chậm nói có bị tự kỷ?”, đặc biệt là những trẻ đã hơn 2 tuổi mà vẫn có những biểu hiện này. Trên thực tế, việc trẻ đi kiễng gót và chậm nói không phải là hiếm nhưng cha mẹ vẫn nên chú ý, bởi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ tự kỷ.

Trẻ đi nhón chân và chậm nói có phải bị chứng tự kỷ không?

trẻ đi nhón chân và chậm nói

Đi nhón gót hay còn được nhiều người gọi là đi nhón chân là trạng thái trẻ đi nhón gót hoặc lòng bàn chân, lúc này trẻ sẽ giữ thăng bằng bằng cách đặt tay lên các ngón chân. Các đồ vật xung quanh như ghế, bàn, v.v. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu hiện tượng này xảy ra với trẻ dưới 2 tuổi thì cha mẹ có thể yên tâm là không vấn đề gì. khác thường.

Tuy nhiên, đối với trẻ trên 2 tuổi mà vẫn thường xuyên kiễng chân, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý đáng lo ngại, trong đó có bệnh tự kỷ. Tình trạng trẻ chập chững biết đi hoặc nhón chân có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh tự kỷ, theo đánh giá của các bác sĩ, chuyên gia. Tuy nhiên, chúng ta không nên vội vàng kết luận từ nhận định này.

Nhiều trẻ không chỉ có dấu hiệu đi kiễng chân mà còn chậm nói. Chậm nói ở trẻ bình thường có thể do các vấn đề về lưỡi, vòm miệng hoặc thính giác. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có một số biểu hiện tương tự như trẻ tự kỷ như chậm đáp ứng yêu cầu của người lớn, giao tiếp ngôn ngữ kém… chậm phát triển ngôn ngữ cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tự kỷ, nhưng trẻ chậm phát triển thì không. nói là ích kỷ.

Các Biểu Hiện Của Trẻ Để Xác Định Có Bị Tự Kỷ

Nếu nhận thấy trẻ thường xuyên đi nhón chân và chậm nói thì cha mẹ nên chủ động đưa con đến thăm khám hoặc có thể quan sát và đánh giá qua các biểu hiện sau đây:

1. Khả năng ngôn ngữ của con có bị khiếm khuyết không?

Có thể thấy, hầu hết các trường hợp trẻ mắc phải chứng tự kỷ đều sẽ gặp vấn đề về ngôn ngữ, dù trẻ ở bất kì độ tuổi nào. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ như:

  • Con không có phản ứng, không đáp trả lại khi được người khác gọi tên hoặc nghe có tiếng động mạnh.
  • Trẻ không giao tiếp bằng ánh mắt, không nhìn vào người đối diện khi giao tiếp với họ.
  • Khi cha mẹ hoặc người thân nói chuyện, con không có khả năng nghe hiểu và thực hiện theo.
  • Rất hiếm khi nghe trẻ phát ra những tiếng âm thanh bập bẹ, ê a.
  • Trẻ không biết diễn tả những điều mình muốn bằng cử chỉ, hành động.
  • Trẻ khó khăn trong việc diễn tả lời nói, không biết cách sắp xếp câu từ, thường nói ra những câu vô nghĩa.
  • Con ít khi chủ động nói, thường chỉ nhại lại những điều mà người khác đã nói trước đó.

2. Khả năng giao tiếp kém

Một trẻ được đánh giá là có khả năng giao tiếp xã hội kém khi:

  • Trẻ gặp phải khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh.
  • Trẻ hay sử dụng ngôn ngữ một cách bừa bãi, khó có thể kiềm chế bản thân.
  • Trẻ bị hạn chế trong việc biểu cảm khuôn mặt, sử dụng cử chỉ để giao tiếp, bày tỏ quan điểm cá nhân, thậm chí là không có.
Xem Thêm:   6+ Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Em Hiệu Quả, Trẻ Ngoan, Đạo Đức

3. Có những hành vi bất thường

Bên cạnh hành vi thường xuyên đi nhón chân, những trẻ mắc phải hội chứng tự kỷ còn có xuất hiện các hành động khác lạ như:

  • Con dễ kích động, nổi nóng, đánh đập, sử dụng bạo lực với những người xung quanh.
  • Thường xuyên la hét, khóc lóc vô cớ.
  • Rất hay lặp đi lặp lại các hành vi, cử chỉ của người khác hoặc những hành động khác lạ như vẩy tay, đập tay, vặn vẹo tay chân,…
  • Con có mối bận tâm vào một sự việc, đồ vật nhất định.

Để có thể xác định một đứa trẻ có mắc phải hội chứng tự kỷ hay không còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thực tế cho thấy, trẻ hay đi nhón chân là một trong các dấu hiệu giúp nhận biết tự kỷ nhưng không phải bất kì trường hợp nào cũng được chẩn đoán bị hội chứng này. Cha mẹ cần đưa con đến trực tiếp các trung tâm chuyên biệt để được kiểm tra, đánh giá và có phương pháp can thiệp phù hợp.

Vì sao trẻ tự kỷ lại đi nhón chân và chậm nói?

Trẻ Đi Nhón Chân Có Phải Bị Tự Kỷ Không?

Tự kỷ là một hội chứng khá phổ biến ở trẻ em và tỷ lệ mắc bệnh ngày nay đang gia tăng đáng kể. Đối với trường hợp tự kỷ, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường. Đồng thời, đây không phải là bệnh nên không có thuốc đặc hiệu có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Theo các chuyên gia, những trường hợp tự kỷ không thể điều trị. Hầu hết các phương pháp hỗ trợ sẽ tập trung vào việc giáo dục và đào tạo lại những kỹ năng mà trẻ còn thiếu, giúp trẻ nâng cao khả năng nhận thức, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, kiểm soát các hành vi bất thường, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống hiện tại và phát triển tốt trong tương lai.

Theo thống kê, hầu hết trẻ tự kỷ đều có khả năng ngôn ngữ yếu, chậm nói, và thường có những hành vi bất thường, biểu hiện phổ biến nhất là trẻ tự kỷ hay kiễng chân. Các dấu hiệu của bệnh tự kỷ thường bắt đầu rất sớm, có thể sớm nhất là khi trẻ được vài tháng tuổi.

Tuy rằng, thói quen đi nhón chân và chậm nói ở trẻ nhỏ là một trong các dấu hiệu điển hình của những trẻ mắc chứng tự kỷ nhưng trong thực tế không phải bất kì đứa trẻ nào hay đi nhón gót và chậm nói cũng được chẩn đoán mắc phải hội chứng này. Một vài lý do khiến cho nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ thường đi nhón chân như:

  • Trương lực cơ yếu: Tình trạng này sẽ làm cho trọng lực có xu hướng dồn về phía trước, chủ yếu tập trung nhiều ở các đầu ngón chân. Chính vì thế mà trẻ sẽ dễ hình thành thói quen đi nhón chân.
  • Rối loạn xử lý giác quan: Thông thường, các trẻ nhỏ bị tự kỷ sẽ có tâm trạng lo lắng, hay khó chịu, bứt rứt, dễ kích động hơn so với bình thường. Điều này khiến cho trẻ có cảm giác không an toàn khi di chuyển, do đó nhiều trẻ có xu hướng nhón gót, không để cả bàn chân chạm vào mặt đất, thói quen này cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Rối loạn tiền đình: Theo nghiên cứu thì một số trường hợp mắc chứng tự kỷ cũng có nhiều khả năng mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình. Đây chính là một trong các cơ quan nắm giữa vai trò quan trọng giúp cơ thể giữ được thăng bằng, ổn định các hoạt động và đưa thông tin chính xác đến não bộ. Nếu tiền đình bị rối loạn sẽ khiến trẻ có nhiều xu hướng dồn trọng lực cơ thể về phía trước, từ đó dễ di chuyển bằng các ngón chân, khó khăn trong việc giữa thăng bằng.
  • Các cơ bắp chân có sự nhạy cảm quá mức: Ở trẻ tự kỷ, các cơ quan quản nhận thường sẽ nhạy cảm hơn mức bình thường. Chính vì thế mà việc trẻ đi bằng cả bàn chân sẽ khiến trẻ có cảm giác như chân đang bị rút ngắn hoặc co cứng.
Xem Thêm:   Trẻ chậm nói hay la hét là dấu hiệu của bệnh gì? Phải làm sao?

Ngoài tự kỷ thì tình trạng trẻ hay đi kiễng chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân bệnh lý khác mà cha mẹ cũng cần phải quan tâm. Nếu không thể kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp thì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Bại não: Thông thường những đứa trẻ bị bại não sẽ có triệu chứng của rối loạn vận động, điển hình như đi nhón chân. Lý do chủ yếu đó chính là do sự trương lực lên tư thế và các cơ. Thời gian dài sẽ làm cho cơ thể khó kiểm soát các chức năng của cơ bắp. Bên cạnh đó, những đứa trẻ bị bại não còn có thể bị chậm phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ, chức năng cơ thể,….
  • Loạn dưỡng cơ bắp: Đây là một trong các bệnh lý khởi phát do yếu tố di truyền từ những sợi cơ. Tình trạng này khiến cơ của trẻ nhỏ bị teo lại, các cơ dễ bị tổn thương và yếu đi theo năm tháng. Ban đầu con có thể đi lại một cách bình thường nhưng sau một thời gian lại có dấu hiệu đi nhón gót.
  • Do gân Achilles ngắn: Thói quen đi kiễng chân của trẻ nhỏ cũng có thể xuất phát từ chứng gân ngắn. Những sợi gân Achilles có cấu tạo ngắn hơn so với bình thường sẽ làm cho ngón chân của trẻ khó có thể chạm đất, vì thế khi di chuyển con thường đi nhón chân.

Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ nhỏ đi nhón chân mà các bác sĩ sẽ có kế hoạch và cân nhắc đưa ra các biện pháp điều trị, trị liệu phù hợp nhất. Vì thế, khi thấy con các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần chủ động hơn trong việc thăm khám, đừng chần chờ để gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn.

Trẻ hay đi nhón chân có ảnh hưởng gì không?

Trẻ Đi Nhón Chân Có Phải Bị Tự Kỷ Không?

Theo các chuyên gia, trẻ tập đi nhón chân không nguy hiểm. Trong những trường hợp bình thường, thói quen này sẽ bắt đầu vào khoảng 1 tuổi và dừng lại trước 2 tuổi. Nhưng đối với những trẻ bị ảnh hưởng bởi chứng tự kỷ thường xuyên đi nhón gót thì cần có sự can thiệp và hỗ trợ thêm.

Triệu chứng này tuy không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cần lưu ý và tìm cách giải quyết phù hợp để không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và sức khỏe của trẻ nhỏ. Nếu trẻ đi nhón gót không được điều chỉnh kịp thời có thể xảy ra những hậu quả sau.

  • Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển, rất dễ té ngã do không thể giữ được thăng bằng. Đặc biệt là khi trẻ leo lên cầu thang hoặc đi trên những vật gồ ghề.
  • Nếu trẻ thường xuyên đi nhón chân sẽ làm cho bắp chuối phát triển to lên gây ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của mắt cá chân.
  • Trẻ sẽ bị hạn chế về khả năng vận động.
  • Một số cơ ở phía trước sẽ có xu hướng bị suy yếu do không được vận động thường xuyên, dễ gây đau đớn, khó khăn trong việc di chuyển.
Xem Thêm:   Bị Bạn Bè Trêu Chọc Ảnh Hưởng Đến Tâm Lý Trẻ Thế Nào?

Đặc biệt hơn, nếu các triệu chứng bất thường như kích động, tự thực hiện các hành vi làm hại bản thân xuất hiện ngay khi trẻ đang đi nhón chân thì có thể làm gia tăng sự nguy hiểm với trẻ, thậm chí có thể khiến trẻ té ngã từ trên cao.

Cách khắc phục thói quen đi nhón chân của trẻ

Trẻ Đi Nhón Chân Có Phải Bị Tự Kỷ Không?

Thói quen kiễng chân của trẻ, nhất là trẻ tự kỷ cần được phát hiện và can thiệp kịp thời. Khi nhận thấy những dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và kiểm tra càng sớm càng tốt, để nhận được những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.

Có thể phát hiện và chẩn đoán ở giai đoạn đầu sẽ cho phép quá trình cải thiện hiệu quả hơn. Cha mẹ nên dạy con sử dụng đôi chân ngay từ khi còn nhỏ, nếu phát hiện con có thói quen không đúng thì uốn nắn kịp thời.

Đối với trẻ tự kỷ thường đi kiễng chân, có thể thời gian đầu trẻ chưa đáp ứng tốt với sự dạy dỗ của cha mẹ nhưng cha mẹ cần kiên trì và cố gắng giáo dục để trẻ tiến bộ từng ngày. . Hướng dẫn con bạn bằng nhiều cách khác nhau, cả bằng lời nói và hành vi, để chúng có thể thực hiện điều này một cách chính xác.

Bên cạnh đó, để giúp con hạn chế được thói quen đi nhón chân thì phụ huynh và bác sĩ chuyên khoa cũng có thể cân nhắc để áp dụng thêm các biện pháp như sau:

  • Cho trẻ đi giày: Cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại giày cổ cao, có đế nặng để giúp con cố định được bàn chân của mình, hạn chế việc đi nhón gót và giữ thăng bằng tốt hơn khi di chuyển.
  • Áp dụng một số biện pháp kích thích đi bằng bàn chân: Các bậc phụ huynh có thể hướng con tham gia vào một số trò chơi cần phải sử dụng bàn chân để giữ thăng bằng, chẳng hạn như chạy bộ, nhảy cao, nhảy lò xo, đạp xe, đi trên những nơi không bằng phẳng,…Tuy nhiên, trước khi tham gia vào các hoạt động này thì cha mẹ cần phải hướng dẫn cụ thể cho con cách chơi đúng nhất, hạn chế được tình trạng làm chấn thương chân.
  • Vật lý trị liệu: Nếu tình trạng nhón chân ở trẻ nhỏ cứ liên tục kéo dài thì bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc để chỉ định vật lý trị liệu cho trẻ để giúp kéo cơ bàn chân, giảm thiểu sự nhạy cảm, nhờ đó giúp con có cảm giác an toàn, thoải mái hơn khi di chuyển bằng cả bàn chân.
  • Nẹp chân: Trẻ hay nhón chân có thể được chỉ định cải thiện bằng biện pháp nẹp chân, bó bột nếu trẻ đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không thể chạm bàn chân xuống đất. Cách này sẽ giúp trẻ làm quen tốt hơn với việc tiếp nhận trọng lực của cơ thể để di chuyển bằng cả lòng bàn chân.

Bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc trả lời được cho thắc mắc ” Trẻ đi nhón chân có phải bị tự kỷ không?”. Hi vọng qua thông tin trên đây, các bậc phụ huynh sẽ biết cách quan tâm, chú ý hơn đến các hành vi của trẻ để kịp thời phát hiện ra những triệu chứng bất thường, giúp trẻ cải thiện tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *