Kỹ năng hợp tác đóng vai trò quan trọng không chỉ với người lớn, mà còn ở trẻ nhỏ. Các bé đang ở độ tuổi phát triển cả về tư duy lẫn thể chất nên ba mẹ không nên bỏ qua việc dạy trẻ rèn luyện kỹ năng hợp tác. Bài viết sau đây sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về kỹ năng hợp tác và chia sẻ dành cho trẻ em.

Kỹ năng hợp tác là gì?

Kỹ năng hợp tác là sự liên kết giữa các cá nhân trong một tổ chức. Nơi mà mọi người cùng nhau chia sẻ và đóng góp sức mình vào công việc chung, hướng đến mục tiêu chung. Sự hợp tác diễn ra khi tất cả mọi người đều hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và học tập.

Những năm gần đây, kỹ năng hợp tác được đưa vào nội dung giảng dạy tại các trường mầm non và cấp tiểu học nhằm làm tiêu chuẩn đánh giá học sinh. Với mục tiêu phấn đấu theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”, kỹ năng hợp tác trở thành nội dung bắt kịp với xu thế dạy học hiện đại và phát triển toàn diện về tư duy và thể chất của trẻ em.

Ở giai đoạn trẻ nhỏ, kỹ năng hợp tác được thể hiện rõ rệt ở mặt học tập. Cho nên việc dạy kỹ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi cho đến cấp độ tiểu học là sự khởi đầu quan trọng mà ba mẹ cần lưu ý.

Bởi lẽ, kỹ năng hợp tác không chỉ thể hiện ở năng suất công việc, mà còn biểu hiện ở thái độ, sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong nhóm. Điều này giúp trẻ bộc lộ được nhiều cảm xúc và nâng cao nhận thức hơn khi làm việc nhóm.

kỹ năng hợp tác là gì
Kỹ năng hợp tác là sự khởi đầu quan trọng ở giai đoạn trẻ nhỏ 

Một số phương pháp giúp bé phát triển kỹ năng hợp tác hiệu quả

Đối với trẻ em, giáo dục kỹ năng hợp tác ngay từ nhỏ sẽ là hành trang quý báu giúp bé ngày một phát triển hơn. Sau đây, Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ đưa ra một số phương pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non đến tiểu học mà ba mẹ có thể tham khảo.

  • Cùng con lên kế hoạch
Xem Thêm:   Cách Dạy Con Tuổi 13 Và Lưu Ý Cho Phụ Huynh Tham Khảo

Hoạch định ra một kế hoạch tuyệt vời là công sức của tất cả các thành viên trong gia đình. Đây là cơ hội vàng để bé được tham gia và đóng góp ý tưởng cho kế hoạch chung của gia đình.

Ví dụ như chuẩn bị một bữa tiệc sinh nhật dành cho ba mẹ, anh chị em hay trồng cây sau vườn, tổ chức một chuyến đi chơi  đều là những kế hoạch tuyệt vời. Trong mỗi kế hoạch, ba mẹ nên tận tình hướng dẫn con từ những bước đơn giản nhất như chuẩn bị dụng cụ, liên hệ với những người liên quan trong gia đình.

  • Lắng nghe và quan sát

Kỹ năng lắng nghe và quan sát là hai yếu tố quan trọng trong hợp tác mà ba mẹ cần dạy cho con. Hãy dạy bé cách lắng nghe người khác đang nói về ý tưởng của mình cho một kế hoạch chung. Sau đó, bé cần quan sát những biểu hiện, thái độ của những người xung quanh xem họ có hứng thú hay tỏ vẻ nhàm chán.

Từ đó, bé sẽ học được cách phán đoán được kết quả của cuộc thảo luận này có thành công hay không, và cần bổ sung những gì để hoàn thiện.

  • Dạy con cách chia sẻ và đợi đến lượt mình

Từ việc lắng nghe và quan sát, phụ huynh hãy dạy con cách chia sẻ thông tin và ý tưởng của con cho mọi người cùng biết. Hãy để con nêu hết quan điểm của mình, sau đó hãy nhận xét và đưa ra ý kiến giúp con hoàn thiện hơn.

Ba mẹ không nên xen vào khi con đang nói vì điều này sẽ khiến bé bị ngắt quãng dòng suy nghĩ và bé sẽ cảm thấy bị thiếu tôn trọng. Hãy hướng dẫn cho bé cách đợi đến lượt mình, tránh nói leo khi người khác đang nói.

  • Có trách nhiệm với công việc chung và thái độ cầu tiến

Tinh thần trách nhiệm trong nhóm là điều quan trọng cần có ở mỗi cá nhân. Ba mẹ nên dạy bé tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình dù cho kế hoạch ban đầu có thành công hay thất bại. Sau đó, bé cần được học cách rút kinh nghiệm cho những kế hoạch sau.

Ví dụ, bữa tiệc sinh nhật được tổ chức ở sân vườn nhà là ý tưởng của bé. Tuy nhiên, buổi tiệc bị hủy bỏ do trời mưa. Ba mẹ nên chỉ cho bé cách “chữa cháy” bằng việc tổ chức ở trong nhà. Từ đó, bé sẽ rút ra được bài học nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt địa điểm, xem trước dự báo thời tiết để không gặp phải tình huống bất cập này.

  • Bình tĩnh, kiên nhẫn và cùng con giải quyết vấn đề
Xem Thêm:   Trẻ Biếng Ăn Có Nên Uống B1 Không? ⚡️ Nên Bổ Sung B1 Thế Nào?

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc và giải quyết vấn đề là bài học quan trọng mà ba mẹ cần lưu ý khi dạy bé. Khi có một tình huống ngoài kế hoạch xảy ra làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung của gia đình, đầu tiên là giữ sự bình tĩnh. Ba mẹ hãy cùng con ngồi xuống, trò chuyện và phân tích tình huống đó để cùng tìm ra cách giải quyết.

Ví dụ, bé muốn ra ngoài chơi trong khi trời rất lạnh. Ba mẹ hãy nhẹ nhàng khuyên bảo con rằng: “Ngoài trời đang rất lạnh con à! Hay chúng ta ngồi trong nhà xem phim cùng nhau con nhé!” Điều này sẽ giúp trẻ vui vẻ, phấn chấn hơn và dễ dạng hợp tác với người trong nhóm.

kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 -5 tuổi
Ba mẹ là người đầu tiên nên dạy kỹ năng hợp tác cho con

Lợi ích của kỹ năng hợp tác

Kỹ năng hợp tác không chỉ giúp các con phát triển toàn diện cả về tư duy và thể chất, mà còn là bệ phóng giúp con tự tin hơn trong cuộc sống. Vì vậy, việc dạy con rèn luyện kỹ năng hợp tác mang lại rất nhiều lợi ích mà ba mẹ cần biết.

  • Nâng cao kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề

Kỹ năng hợp tác là cơ hội để ba mẹ giúp bé phát triển khả năng phân tích, tìm hiểu và tìm ra hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Việc lắng nghe và quan sát giúp bé nhận ra ưu điểm và khuyết điểm của vấn đề. Từ đó, bé sẽ tìm ra hướng giải quyết tối ưu nhất.

  • Có nhận thức đúng về bản thân trẻ

Ba mẹ tạo điều kiện để bé tham gia đóng góp và xây dựng kế hoạch chung trong gia đình sẽ giúp bé nhận ra mình có vai trò nhất định. Điều này giúp bé nhận ra mình có những điểm tốt, điểm chưa tốt và tìm ra hướng khắc phục.

  • Mở rộng kiến thức và học được nhiều điều bổ ích

Kỹ năng hợp tác giúp bé học được nhiều điều hay và mới lạ từ những người xung quanh. Việc tiếp thu và lắng nghe ý kiến của người khác giúp bé có những góc nhìn mới và tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức mới. Về sau, bé sẽ mở rộng vốn tư duy sáng tạo và phát triển đa chiều hơn.

  • Gắn kết tinh thần làm việc nhóm
Xem Thêm:   Khám Phá Khoa Học Mầm Non – Hoạt Động Thú Vị Và Bổ Ích Cho Trẻ

Hợp tác trong làm việc nhóm là cầu nối liên kết giữa các thành viên với nhau. Nhờ sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong gia đình mà mọi thành viên có cơ hội hiểu nhau hơn giúp mọi thứ trong kế hoạch đều diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.

kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non
Kỹ năng hợp tác có nhiều lợi ích giúp bé có cơ hội phát triển cả tư duy lẫn thể chất

Sự cần thiết của kỹ năng hợp tác trong học tập

Không chỉ gia đình, kỹ năng hợp tác đóng vai trò quan trọng trong học tập. kỹ năng hợp tác của trẻ mầm non cần được phát huy ở trong môi trường mẫu giáo qua các trò chơi tập thể, các bài tập nhóm đơn giản trong lớp.

Ngày nay, kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học được giảng dạy rộng rãi. Bởi lẽ, trong học tập, số lượng bài tập nhóm và dự án theo tổ chức trong trường lớp đòi hỏi các bé cần có kỹ năng hợp tác. Chính vì vậy, bé hoàn toàn có thể vận dụng kỹ năng hợp tác trong công tác làm việc nhóm với các bạn đồng trang lứa một cách hiệu quả.

Có thể nói, việc trang bị kỹ năng hợp tác cho trẻ em ngay từ nhỏ là liều thuốc giúp bé có thêm sự tự tin hơn trong giao tiếp, rèn tính chủ động và học được nhiều kiến thức bổ ích. Ba mẹ hãy tạo nhiều cơ hội cho bé trải nghiệm thực tế để bé phát huy vai trò và ý nghĩa của kỹ năng hợp tác. Tuy nhiên, bé cần thêm thời gian để thích nghi với kỹ năng này nên ba mẹ cần kiên nhẫn, chậm rãi hướng dẫn để có kết quả tốt nhất nhé!

kỹ năng hợp tác và chia sẻ
Kỹ năng hợp tác giúp bé tự tin và chủ động hơn trong học tập

Có thể nói, kỹ năng hợp tác là một trong những môn kỹ năng sống quan trọng nhất mà ba mẹ cần dạy cho con. Tại Luật Trẻ Em Thủ Đô, các khóa học kỹ năng sống online cho bé sẽ giúp bé tự tin hơn trong học tập và sinh hoạt trong gia đình. Với đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm, Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ là môi trường dạy kỹ năng sống thích hợp cho bé mà ba mẹ hoàn toàn tin cậy.

Hy vọng rằng qua bài viết trên, quý phụ huynh đã nắm rõ bản chất và ý nghĩa của kỹ năng hợp tác cho trẻ em. Từ đó, ba mẹ sẽ có những bài học hướng dẫn bé một cách cụ thể và hiệu quả nhất về kỹ năng hợp tác, giúp bé ngày một tự tin và tối ưu tiềm năng sẵn có nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *