Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé (3 tuổi) là giai đoạn vô cùng quan trọng để gây dựng nên cho bé một số kỹ năng sống ban đầu, từ đó đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau này. Vậy giáo dục lễ giáo cho trẻ như thế nào mới đúng cách? Có những lưu ý gì khi giáo dục nhân cách cho trẻ? Bài viết sau đây, hãy cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô tìm hiểu câu trả lời nhé!

Giáo dục lễ giáo cho trẻ là gì?

Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là giáo dục cả về cả phẩm chất đạo đức và tính cách, lối sống cho các bé, giúp hình thành nên một nhân cách con người mới.

giáo dục nhân cách
Giáo dục lễ giáo là dạy cho bé thói quen chào hỏi người lớn

Giáo dục lễ giáo nên thực hiện ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động. Thông qua đó, những tính cách của bé sẽ được bộc lộ rõ ràng hơn, đồng thời nhiều thói quen tốt, phẩm chất đạo đức mới được hình thành và phát triển. Vì vậy, việc giáo dục lễ giáo cho các bé ở lứa tuổi mầm non có vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.

Giáo dục lễ giáo cho trẻ nên bắt đầu từ khi nào?

Trẻ em ở độ tuổi mầm non được ví như một tờ giấy trắng, thế nên khi người lớn chúng ta “tô vẽ” gì lên đó thì nó sẽ rất khó phai nhòa. Bởi vậy, việc giáo dục lễ giáo phải bắt đầu ngay từ khi bé mới chập chững bước vào cánh cửa của lớp mẫu giáo, tức là lúc bé 3 tuổi.

Nếu ba mẹ bắt đầu sớm quá, bé sẽ không kịp tiếp thu, cộng thêm việc nói chưa “sõi” dẫn đến mất thời gian mà còn không hiệu quả. Còn nếu giáo dục lễ giáo muộn quá, ba mẹ sẽ rất khó khăn vì khi đó bé đã có những thói quen nhất định, và việc học ở trường cũng chiếm khá nhiều thời gian của bé.

rèn luyện nhân cách
Dạy bé nói cảm ơn và xin lỗi cũng là một phương pháp giáo dục lễ giáo

Tại sao ba mẹ cần phải dạy bé học lễ giáo?

Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là nền móng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nên nhân cách cho các bé. Nếu không làm tốt việc giáo dục nhân cách trong trong những năm tháng đầu đời, thì những năm sau đó ba mẹ sẽ rất khó uốn nắn. Không chỉ vậy, hầu như em bé nào cũng sẽ có những giai đoạn “khủng hoảng” khi lên 2, lên 3,… nên “dạy con từ thuở còn thơ” là phương pháp giáo dục đúng đắn và kịp thời.

Xem Thêm:   10+ Phương Pháp Giúp Trẻ Rèn Luyện Kỹ Năng Tư Duy Logic

Giáo dục lễ giáo cho những bé lứa tuổi mẫu giáo là giúp các con phân biệt được những hành vi đúng hoặc sai; có những lời nói và hành vi phù hợp với người lớn tuổi; luyện tập các thói quen đúng nề nếp; biết vệ sinh sạch sẽ; tự giác giúp đỡ những người xung quanh tùy theo sức của mình; biết nhận lỗi; biết nói lời cảm ơn và xin lỗi;… rèn luyện nhân cách ngay từ nhỏ cho các bé.

Giáo dục lễ giáo còn góp phần phát triển nhân cách, thể hiện trên 3 phương diện: phát triển thể chất, phát triển tâm lý và sự phát triển trên phương diện xã hội.

cách giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo
Giáo dục lễ giáo giúp trẻ phân biệt được các hành vi đúng sai

Cách giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non

Giáo dục lễ giáo qua ngôn ngữ kèm điệu bộ, hành vi và ứng xử

Như chúng ta đã biết trẻ em là “bậc thầy” bắt chước. Vì thế, nếu muốn giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non hiệu quả, cách tốt nhất vẫn là ba mẹ làm gương cho con trẻ noi theo. Ba mẹ có thể bắt đầu bằng việc dạy bé chào hỏi người lớn mọi lúc mọi nơi. Khi con chào người lớn, ba mẹ nhớ quan sát từng cử chỉ, thái độ của con để có thể nhắc nhở trẻ về sự lễ phép như: chào kèm vòng tay trước ngực, nhìn về phía người đối diện, đầu hơi cúi, cuối câu có thêm chữ  “ạ”.

phát triển nhân cách
Người lớn nên là tấm gương cho trẻ noi theo khi học giáo dục lễ giáo

Nếu như con vừa chạy, vừa chào người lớn hoặc bé chỉ chào trống không, lúc này lời chào đó chỉ có tính đối phó, rập khuôn mà không có tính giáo dục. Vì thế, ba mẹ nhớ lưu ý nếu như trường hợp này xảy ra thì phải uốn nắn bé ngay, chỉ cho bé thấy mình đã mắc lỗi ở đâu và phải sửa lại ngay lập tức thì bé mới ghi nhớ và dần rèn được một thói quen tốt.

Khi dạy trẻ nói “cảm ơn” và “xin lỗi”, ba mẹ nhất thiết phải là người làm tốt việc này trước. Ví dụ như khi nhờ con làm hộ một việc gì đó, ba mẹ nhớ nói lời cảm ơn trẻ. Hoặc nếu phụ huynh lỡ trách lầm con điều gì thì ngay sau đó phải xin lỗi bé ngay. Tuyệt đối không được nghĩ con còn nhỏ mà bỏ qua những điều này.

Xem Thêm:   Trẻ Biếng Ăn Có Nên Uống B1 Không? ⚡️ Nên Bổ Sung B1 Thế Nào?

Lồng ghép giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi và học tập

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của các bé ở lứa tuổi mầm non. Chính vì thế, thông qua các hoạt động vui chơi ba mẹ có thể dạy các bé học giao tiếp sao cho phù hợp. Theo đó, ba mẹ chú ý rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cần thiết cho trẻ như:

  • Với người lớn, bé biết nói chuyện ngoan ngoãn lễ phép
  • Với bạn bè, trẻ biết nhường nhịn đồ chơi, xưng hô phù hợp
  • Với các em nhỏ tuổi hơn, trẻ biết yêu thương và bảo vệ các em

Khi bé học tập, ba mẹ nên cũng chú ý quan sát hành vi và lời nói của các bé để có cách điều chỉnh kịp thời. Nếu bé học ở nhà cùng ba mẹ, hãy dạy trẻ cách đặt câu hỏi các trả lời có chủ ngữ kèm các từ ngữ “vâng”, “dạ”,…

Còn khi bé học cùng bạn bè, phụ huynh hãy cố gắng tạo một không gian học tập thật vui vẻ, đoàn kết, đặc biệt không tranh dành, xô đẩy nhau. Nếu bé làm việc gì sai đối với bạn, ba mẹ phải kịp thời nhắc nhở và uốn nắn, giúp trẻ nhận ra cái sai của mình, đồng thời biết nói lời xin lỗi với thái độ chân thành và sửa sai kịp thời.

rèn luyện nhân cách cho trẻ
Dạy trẻ học cách nhận quà của người lớn bằng 2 tay

Ngoài ra, phụ huynh còn có thể giáo dục trực tiếp thông qua cách giáo dục gián tiếp để trẻ vừa học vừa chơi, vừa hiểu được ý nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ quen thuộc như “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”,…

Ví dụ:  Để giúp con hiểu câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ba mẹ hãy cho bé tham quan một vườn cây ăn quả. Sau đó, ba mẹ hãy đặt những câu hỏi mở cho bé tự suy nghĩ và trả lời như: “Muốn có nhiều quả ngon để ăn thì chúng ta phải làm gì?”, “Khi ăn quả con phải nhớ đến ai?”,…

Sau đó, ba mẹ giải thích cho bé hiểu rằng để có những quả ngon cho các bé ăn thì người nông dân phải trồng cây, rồi vất vả vun trồng chăm sóc,… Qua đó giáo dục cho các con lòng kính trọng, yêu quý công việc của những người nông dân, không được vứt đồ ăn bừa bãi,….  Đồng thời, ba mẹ cũng giáo dục thêm cả việc con nên chăm sóc cây xanh, bảo vệ và giữ gìn môi trường sống cho cây.

>>> Cho bé học thử miễn phí các khóa học kỹ năng sống tại Luật Trẻ Em Thủ Đô!

Giáo dục lễ giáo qua hoạt động góc

Thông qua các hoạt động góc, các bé sẽ được thực hành, trải nghiệm, đóng các vai khác nhau thông qua các trò chơi để tái hiện lại những công việc, nghề nghiệp mà người lớn đang làm hàng ngày. Ví dụ như: ba mẹ cho bé tập đóng vai mẹ, bố, đầu bếp, bác sĩ, cô giáo,…

Xem Thêm:   Dạy Trẻ 4 Tuổi: Ba Mẹ Nên Cho Con Học Những Điều Gì?

Nhờ vào các đặc điểm sẵn có của các nghề nghiệp, phụ huynh sẽ lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các hoạt động vui chơi ở góc sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể nhập vai chơi cùng con để quan sát và lắng nghe bé giao tiếp để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh khi bé có những biểu hiện, lời nói chưa chuẩn mực. Từ đó, hình thành cho bé các thói quen, hành vi giao tiếp văn minh, lịch sự hơn.

cách giáo dục lễ giáo cho con
Chơi đóng vai cùng bé sẽ giúp việc giáo dục lễ giáo có hiệu quả hơn

Ví dụ 1: Trong trò chơi bán hàng, ba mẹ hãy tạo cho bé có những hành vi, lời nói lễ phép như:

  • Đóng vai người bán hàng: “Con chào cô chú! Cô, chú muốn mua gì ạ?”
  • Đóng vai người mua: “Cô ơi! Cho con hỏi bao nhiêu tiền một quả cam vậy ạ?”,….

Ví dụ 2: Trong trò chơi tập làm bác sĩ.

Phụ huynh cho bé đóng vai bác sĩ, công việc của bé là thăm hỏi bệnh nhân một cách ân cần, nhẹ nhàng. Khi nói chuyện, trẻ biết cách xưng hô cho phù hợp với từng bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ nhí sẽ hỏi những câu như “bà đau ở chỗ nào ạ?”, “đau có nhiều không?”… rồi kê đơn thuốc cho người bệnh.

Qua những hoạt động vừa học vừa chơi này, các bé sẽ mạnh dạn hơn, đồng thời cũng sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp. Trong ứng xử, bé dần biết cách chào hỏi, trả lời cho phù hợp và đầy đủ, không nói trống không với người lớn.

Giáo dục lễ giáo qua các câu chuyện kể, đọc thơ

Ba mẹ cũng có thể giáo dục lễ giáo thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động như kể chuyện, đọc thơ. Những câu chuyện cổ tích phù hợp với lứa tuổi sẽ bồi đắp cảm xúc, tình cảm của các con, từ đó hình thành cho bé những thói quen hành vi lễ phép.

Ví dụ: chuyện cổ tích “Tấm cám”

Sau khi kể chuyện cho bé nghe, mẹ hãy hỏi bé “ con thấy cô Tấm là người như thế nào?”, “mụ dì ghẻ và Cám là người như thế nào?”, “trong câu chuyện này, con thích nhân vật nào nhất?”,… Những câu hỏi này sẽ dạy trẻ biết yêu cái thiện, ghét cái ác, hình thành nên lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh.

Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là phụ huynh đã và đang góp phần hình thành những nhân cách đầu tiên cho con trẻ, giúp các bé phát triển toàn diện hơn về thể chất lẫn tinh thần. Không chỉ vậy, giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non cần được thực hiện mọi lúc mọi nơi. Việc phối hợp cùng nhà trường sẽ giúp các bé học giáo dục lễ giáo nhanh và hiệu quả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *