Dạy bé nhảy không đơn thuần chỉ là “nhảy cho vui” mà đây là bộ môn giúp bé rèn luyện để phát triển thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ. Vậy ba mẹ nên bắt đầu dạy bé nhảy từ khi nào? Hoặc làm thế nào để dạy nhảy cho bé tại nhà vừa hiệu quả vừa đem lại nhiều niềm vui cho con? Nếu vẫn đang thắc mắc chưa tìm được đáp án thì hãy đọc ngay bài viết sau để tìm câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất ba mẹ nhé!

Những lợi ích không ngờ khi cho bé học nhảy

Những điệu nhảy vui tươi và sôi động sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho bé như:

  • Dạy bé tập nhảy nhiều giúp bé chỉnh lại được dáng người, giữ thăng bằng tốt hơn và tăng khả năng tập trung.
  • Học nhảy giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn, đồng thời giúp bé thư giãn và giảm stress sau những giờ học mệt mỏi, căng thẳng.
  • Dạy bé tập múa hay nhảy thì bé đều học được sự bình tĩnh vì giáo viên sẽ hướng dẫn con cách tập trung, sự kiên trì, chịu đựng, tính kỷ luật ,.. để bé có thể đứng một cách vững vàng trên đôi chân của mình.
  • Dạy bé nhảy múa là góp phần thúc đẩy trao đổi chất của cơ thể bé, giúp máu được bơm lên não nhanh hơn, từ đó tăng khả năng học, hiểu, ghi nhớ.
  • Bé được vận động thông qua các điệu nhảy cũng giúp nâng cao sự tự tin, làm cho trẻ cảm thấy tự hào hơn về bản thân, từ đó cởi mở hơn với mọi người.
  • Trong thời buổi hiện đại, dạy bé nhảy là cách tốt nhất giúp con tránh xa TV và các thiết bị điện tử hiệu quả.
  • Nếu bé đang gặp vấn đề về cân nặng như thừa cân hoặc béo phì thì nhất thiết ba mẹ phải tìm ngay một bộ môn nhảy nào đó mà bé thích để kích thích bé vận động, đốt cháy mỡ thừa.
  • Ở các lớp dạy nhảy dance cho bé, bé nào cũng được tiếp xúc với các bạn học cùng sở thích và các huấn luyện viên nhảy chuyên nghiệp, đây là một cách tốt để khởi dậy niềm hứng thú cũng như giúp trẻ gặp gỡ, có thêm nhiều bạn mới.
  • Xuyên suốt cả quá trình dạy bé nhảy, hầu như giáo viên sẽ chia nhóm để các bé luyện tập cùng nhau. Điều này gián tiếp giúp bé học được cách làm việc nhóm một cách hiệu quả.
dạy nhảy dance cho bé
Dạy bé nhảy giúp rèn luyện thể chất và giảm stress sau những giờ học căng thẳng

Nói chung, ba mẹ nên để bé được rèn luyện về thể chất càng sớm càng tốt. Và, thay vì ép con học những bộ môn nặng nề thì tại sao không cho bé thử một lớp học nhảy để con vừa được vui chơi, vừa được rèn luyện thân thể?

Xem Thêm:   Dạy Vẽ Cho Trẻ Mầm Non: 5+ Phương Pháp Và Lưu Ý Cho Ba Mẹ

Khi nào nên bắt đầu dạy bé nhảy?

Ngay từ khi con được khoảng 2 – 3 tuổi, bố mẹ đã có thể bắt đầu cho dạy bé học nhảy tại nhà. Đặc biệt, ba mẹ nên nhớ không bao giờ là quá sớm khi cho bé nghe nhạc thiếu nhi và cảm nhận niềm vui khi tự nhún nhảy theo những giai điệu thiếu nhi vui nhộn. Do đó, nếu có điều kiện và thời gian thì ba mẹ hãy tạo điều kiện cho con tập nhảy càng sớm càng tốt.

Những khả năng như tiếp thu, nhớ điệu nhảy cũng phụ thuộc rất nhiều vào năng khiếu thiên bẩm của mỗi em bé. Nếu ba mẹ nhận ra càng học bé càng có niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn nghệ thuật này thì khi bé 3 – 5 tuổi, hãy đăng ký cho con tham gia thêm một lớp học nhảy. Giáo viên có chuyên môn và kỹ năng đào tạo bài bản sẽ giúp con nhanh làm quen cũng như nhảy tốt hơn, động tác uyển chuyển hơn.

Những trò chơi đơn giản để dạy cho bé nhảy tại nhà

Tự sáng tạo bản nhạc vui tai cho bé

Ba mẹ có thể tự tạo ra một danh sách những bài nhạc thiếu nhi mà bé thích nghe và mix chúng lên thành một bản nhạc mới mẻ. Nếu như không có thời gian, ba mẹ cũng có thể lên Google, Youtube,… tìm các bản nhạc mashup có sẵn cho bé. Những bài hát quen thuộc nhưng có giai điệu mới mẻ sẽ là nguồn cảm hứng giúp bé thích thú hơn khi học nhảy.

Trò chơi Vương quốc động vật vui nhộn

Đây là trò chơi đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn mà ba mẹ cũng có thể chơi với con, kể cả những bé nhỏ dưới 2 tuổi. Ba mẹ dạy bé nhảy bằng cách bắt chước tiếng kêu của các loài động vật xung quanh như con chó sủa “gâu gâu”, con mèo kêu “meo meo”,…

Điệu “nhảy ngựa” Gangnam Style mô phỏng dáng cưỡi ngựa được rất nhiều bé yêu thích và bắt chước

Trước khi bắt đầu trò chơi này, hãy bật lên những bản nhạc vui vẻ có chủ đề động vật và cùng bé vừa nhảy vừa đọc tên các con vật tương ứng. Chú ý khuyến khích bé vừa đọc tên con vật vừa làm các hành động để mô tả loài động vật và tiếng kêu đặc trưng của nó. Đây chắc chắn sẽ là hoạt động vô cùng bổ ích vì bé vừa được học nhảy, vừa được bổ sung thêm kiến thức về vương quốc loài vật.

Trò chơi cổ tích người khổng lồ và nàng tiên bé nhỏ

Đây là cách dạy bé nhảy rất hữu ích giúp bé hiểu hơn về âm thanh. Để chơi trò chơi này, ba mẹ hãy tìm 2 bản nhạc với 2 giai điệu khác nhau gồm một bản có âm thanh lớn và giai điệu nhanh (người khổng lồ), bản còn lại có giai điệu nhẹ nhàng và chậm rãi (nàng tiên bé nhỏ).

Xem Thêm:   10+ Cách Làm Thiệp 20/10 Đơn Giản Mà Đẹp Tặng Mẹ Và Cô

Sau đó, ba mẹ có thể cùng bé nhảy theo giai điệu từng bản nhạc. Khi đóng vai người khổng lồ, hãy dạy bé nhảy những điệu nhảy dứt khoát và có vẻ “to lớn”. Ngược lại, khi làm nàng tiên, hãy cùng con dạo bước với những điệu nhảy nhẹ nhàng hơn.

Trò chơi Gọi tên

Đây là hoạt động cực thú vị ba mẹ không nên bỏ qua để thúc đẩy trí sáng tạo và khả năng giao tiếp của bé. Với trò chơi này, ba mẹ nên sử dụng những bài hát có lời ngắn, dễ thuộc hoặc dạy bé nhảy theo số bằng tiếng Anh. Trong lúc bài hát đang phát, hãy hỏi bé tên những hành động hay cảm xúc, đồ vật, con số mấy,… có trong bài và dạy cho bé cách mô tả chúng thông qua các điệu nhảy (ví dụ như khi vui vẻ thì cười tươi, khi giận dữ thì giậm chân mạnh xuống sàn).

Làm sao để bé thích thú hơn với việc học nhảy?

Để bé luôn hào hứng, phụ huynh nên chú ý không bắt ép con học chỉ vì ba mẹ thích. Có một số trường hợp bé vui vẻ lúc bắt đầu nhưng về sau lại tỏ vẻ không hứng thú. Lúc này, ba mẹ hãy dừng lại và tìm một thời điểm thích hợp hơn để giới thiệu về những điệu nhảy cho bé.

Khi cho con tham gia vào các lớp dạy nhảy, ba mẹ cũng nên lưu ý một vài điểm sau trước khi đưa con tới lớp:

  • Báo trước cho bé về khóa học nhảy: trước khi đưa con tới lớp học nhảy, ba mẹ nhất thiết phải thông báo về việc mình chuẩn bị làm. Ví dụ như hỏi bé có thích học nhảy không? Tí nữa ba mẹ chở bé đi đâu? Sẽ có những ai ở lớp học, ở trong lớp con sẽ làm gì?… để bé chuẩn bị sẵn tâm lý.
  • Giới thiệu bé với giáo viên của con: nếu có thể, ba mẹ nên đưa bé tới lớp học nhảy tham quan trước khi khóa học bắt đầu. Việc này sẽ giúp con tập làm quen với giáo viên cũng như lớp học và bạn bè của mình.
  • Tâm sự với bé sau buổi học: sau mỗi buổi học nhảy, ba mẹ hãy dành thời gian trò chuyện cùng bé, hỏi han con về những trải nghiệm ở lớp học như: hỏi bé hôm nay học những gì? Bạn mới tên gì? Điệu nhảy bé thích nhất, nội dung của buổi học sắp tới,… để thấu hiểu con hơn.

Gợi ý một số bộ môn nhảy thích hợp cho bé mới bắt đầu

Nhảy Aerobic

Dạy bé nhảy Aerobic (hay còn gọi là thể dục cổ động) được biết đến là môn thể thao giải trí kết hợp âm nhạc và các điệu nhảy. Nhờ tác động toàn diện lên thể chất, trí tuệ và cả tinh thần, Aerobic được các chuyên gia khuyến khích các em nhỏ nên tập luyện từ sớm.

Khi tập Aerobic, bé cần kết hợp giữa khả năng vận động, sự dẻo dai lần khả năng ghi nhớ và kỹ năng quan sát. Trong quá trình tập luyện với bộ môn này, nhịp tim của các con tăng lên, lượng oxy cung cấp cho tim và phổi cũng nhiều hơn, từ đó điều hòa nhịp thở, đẩy các cơ quan trong cơ thể tăng cường sự chuyển hóa.

Xem Thêm:   15 Ảo Thuật Bằng Tay Đơn Giản Cho Các Bé Tự Học Tại Nhà

Những bài tập Aerobic đa dạng động tác, được phân bổ dàn trải khắp các nhóm cơ còn giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương đồng thời tạo sức bền cho cơ thể. Bên cạnh đó,  dạy bé nhảy Aerobic còn góp phần kích thích trí não, giúp bé tăng khả năng tập trung, học tập hiệu quả hơn.

Nhảy Hiphop

Hiphop là một trong những điệu nhảy đường phố phổ biến được giới trẻ, nhất là được giới trẻ tuổi teen cực kỳ yêu thích. Trên nền nhạc sôi động kết hợp những bước nhảy thể hiện cá tính, dạy bé nhảy Hiphop cũng giúp nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Bên cạnh đó, những bước nhảy uyển chuyển hay động tác vui nhộn sẽ giúp bé được “cháy” hết mình với âm nhạc.

dạy bé nhảy hip hop
Bé thể hiện được cá tính của mình khi học nhảy Hiphop

Là môn nghệ thuật có tính đồng đội cao nên những lớp học nhảy Hiphop luôn được tổ chức theo mô hình nhóm, đây cũng là yếu tố giúp trẻ được tiếp xúc với cách thức hoạt động nhóm từ sớm. Hoạt động nhóm luôn là kỹ năng mềm quan trọng hỗ trợ tích cực cho bé kết nối với những bạn bè trong lớp học cũng như giúp bé học cách kết nối với mọi người trong xã hội.

Ngoài ra, dạy bé nhảy Hiphop là giúp con hiểu thêm về những quy tắc khiêu vũ gồm: cách thức ứng xử của người tập nhảy với người tham gia, cách nhìn đối thủ, cách thực hiện vũ đạo, cách tiếp cận bạn nhảy,…

Nhảy hiện đại

Nhảy hiện đại (tên tiếng Anh là Modern Dance) bắt đầu du nhập đến Việt Nam từ cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XIX, từ những du học sinh nước ngoài học tập, sau đó mang về nước và chia sẻ, phát triển rộng rãi đến tận ngày hôm nay.

dạy bé học nhảy hiện đại
Nhảy hiện đại là bộ môn đang được rất nhiều phụ huynh và các em nhỏ yêu thích

Thời gian đầu, bộ môn nghệ thuật đường phố này không được các bậc phụ huynh cũng như xã hội đánh giá cao. Song 10 năm trở lại đây, nhảy hiện đại dần chiếm được cảm tình và phổ biến rộng rãi khắp thế giới khiến nhiều phụ huynh thay đổi cách nhìn và đồng ý tìm lớp dạy bé học nhảy hiện đại. Ngoài Hiphop thì nhảy hiện đại đang phát triển và đa dạng hơn với nhiều thể loại như: Choreography, popping, Kpop (dance cover), sexy dance,… Bên cạnh những lợi ích cơ bản của một bộ môn nhảy thì dạy bé nhảy hiện đại cũng là cách giúp con tiếp cận với bộ môn nghệ thuật mới mẻ mà lại bắt kịp với xu thế ngày nay.

Việc ba mẹ dạy bé nhảy tại nhà hoặc lựa chọn đăng ký các lớp dạy bé nhảy tại trung tâm, các lớp năng khiếu là một lựa chọn hoàn toàn hợp lý nếu bé yêu thích bộ môn nghệ thuật này. Cho bé học nhảy, ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì bé được vô tư thoải mái cười đùa, học hỏi những kiến thức mới mẻ và có cơ hội bộc lộ hết các khả năng tiềm ẩn của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *