Cách học toán học tư duy là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh khi có con trong độ tuổi đến trường, đặc biệt là các bé mẫu giáo và tiểu học. Vậy học toán tư duy có tốt không? Có nên cho bé học toán tư duy không? Hay phụ huynh cần hướng dẫn học toán tư duy như thế nào cho hiệu quả? Sau đây, Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ cùng ba mẹ đi tìm câu trả lời nhé!

Toán tư duy là gì?

Như ba mẹ đã biết, toán học là một bộ môn vô cùng quan trọng xuyên suốt từ lớp 1 cho đến bậc đại học. Môn toán là sự liên hệ logic giữa một vấn đề nào đó và được thể hiện qua các con số, phép tính hoặc phương trình toán học.

Để một đứa trẻ hình thành trí thông minh, rèn luyện khả năng tư duy logic và độc lập đủ để giải quyết một vấn đề thì việc học tốt môn toán là vô cùng cần thiết. Song, không phải em bé nào cũng hứng thú và có khả năng xử lý các con số của môn toán ngay từ đầu. Chính vì vậy, toán tư duy ra đời với mục đích giúp các em học sinh biết cách áp dụng tư duy vào việc xử lý các con số, phép tính, hiểu được bản chất thực sự của tư duy tính toán thay vì chỉ áp dụng các công thức rập khuôn có sẵn. Bởi vậy học toán tư duy còn được gọi với cái tên khác là học toán IQ.

cách học toán tư duy lớp 1
Toán tư duy còn được biết đến là toán IQ vì giúp trẻ rèn luyện trí thông minh

Nếu như từ trước đến nay, toán học vốn nổi tiếng là môn học cực kì “khó nuốt” và khô khan vì chỉ có các con số, công thức và mang tính lý thuyết thì Toán tư duy hoàn toàn ngược lại. Đó là những khám phá vô cùng mới mẻ kèm theo sự khác biệt rất sinh động, thu hút được trẻ nhỏ học Toán tư duy. Nhờ đó, các em nhỏ có thể tự vận dụng khả năng tư duy não bộ độc lập để tính toán mà không cần đến sự hỗ trợ của thầy cô hay ba mẹ.

Lợi ích của toán tư duy với sự phát triển của trẻ

Rất nhiều ba mẹ thắc mắc cho trẻ học toán tư duy có tốt không? Để trả lời câu hỏi này, ba mẹ hãy tìm hiểu những lợi ích mà toán tư duy mang lại cho trẻ nhé. Cách học toán tư duy cho trẻ không chỉ để giải toán mà còn tập trung hướng tới các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đó là 5 kỹ năng rất quan trọng sau:

  • Kỹ năng tư duy: Ngoài phát triển sự sáng tạo thì khi học với toán tư duy, toàn bộ não bộ của bé cũng đều được kích thích. Bé sẽ được phát triển đều cả bên não trái và não phải.
  • Kỹ năng sáng tạo: Học toán tư duy đúng cách giúp gây dựng sự sáng tạo cho bé. Trong đó, những tình huống, thách thức được lồng ghép vào các dạng bài toán một cách tự nhiên giúp các con say mê thực hiện mà không cảm thấy bị bắt ép học tập.
  • Kỹ năng phản biện
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng ghi nhớ.
có nên cho trẻ học toán tư duy
Học toán tư duy giúp bé tăng cười trí nhớ, khả năng sáng tạo

Ngoài ra, toán tư duy còn giúp bé tạo dựng kiến thức toán cơ bản. Đây là một lợi ích hiển nhiên vì dạy trẻ học toán tư duy sẽ liên quan đến các phép tính cơ bản nhất. Chính vì thế, các bạn nhỏ sẽ sớm được tiếp xúc với các phép tính toán thông thường như cộng, trừ, nhân, chia, phân loại,… để phục vụ cho quá trình học tập sau này.

Xem Thêm:   Phương Pháp Luyện Thi Cambridge Giúp Bé Đạt Kết Quả Cao

2 phương pháp học toán tư duy phổ biến hàng đầu hiện nay

Cách học toán tư duy với phương pháp Soroban

Phương pháp học toán tư duy Soroban đến từ xứ sở hoa anh đào là một trong những phương pháp được ưa chuộng hiện nay nhờ khả năng giúp các học viên nhí tính nhẩm “thần tốc” chỉ với một chiếc bàn tính. Soroban cũng được biết đến là phương pháp tính nhẩm nhanh mà không giới hạn phạm vi tính toán.

phương pháp học toán tư duy
Cách học toán tư duy với bàn tính Soroban

Tại Nhật và nhiều nước khác trên thế giới đã có rất nhiều cuộc thi toán tư duy bằng phương pháp bàn tính Soroban. Kỷ lục đáng tự hào là các em học sinh tuy còn nhỏ tuổi nhưng có thể dùng bàn tính thực hiện phép tính với các số có kết quả lên tới 15 chữ số.

Lưu ý: lứa tuổi phù hợp để cho bé học toán Soroban là từ 5 đến 12 tuổi.

Cách học toán tư duy với phương pháp Finger Math

Finger Math hay còn gọi là học toán bằng ngón tay, là một phương pháp toán tư duy khá thông dụng bắt nguồn từ Hàn Quốc. Đây là phương pháp giúp trẻ có khả năng tính nhẩm nhanh chỉ bằng 10 ngón tay. Ngoài tính toán nhanh, Finger Math còn giúp rèn luyện sự tập trung, phát triển toàn diện cả 2 bán cầu não trái và phải của trẻ.

có nên cho trẻ 5 tuổi học toán tư duy
Phương pháp học toán tư duy bằng ngón tay (Finger Math)

Phương pháp Finger Math được áp dụng để hỗ trợ các em học sinh học mẫu giáo và bậc tiểu học có thể thực hiện cộng, trừ một cách nhanh chóng, chính xác trong phạm vi 100 mà không cần đến giấy, bút hay các giáo cụ trực quan như que tính. Sự hiệu quả của cách học toán tư duy này đã được chứng minh và hiện đang áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới như

Lưu ý: lứa tuổi để học toán Finger Math tốt nhất là từ 3 đến 8 tuổi.

Các cách dạy toán tư duy cho trẻ tại nhà

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp học toán tư duy cho trẻ hiệu quả. Ba mẹ có thể áp dụng hoặc kết hợp 5 phương pháp sau đây với nhau:

Bài tập đếm số

Để tạo nền tảng vững chắc cho bé học và làm bài tập về toán học, trước tiên bé phải học nhận diện và biết đếm các con số theo thứ tự. Đối với những bé mới bước vào tiểu học, cách học toán tư duy lớp 1 hiệu quả là ba mẹ cho bé tập đếm số xuôi và ngược. Sau đó, mẹ hãy hỏi bé những câu hỏi để con có thể nhận biết được các con số đó dựa vào những thông tin như: thứ tự lần lượt, vị trí đứng, số lớn hơn, số bé hơn,…

học toán iq
Đếm số là một trong những bài tập không thể thiếu khi dạy bé học toán tư duy

Khi dạy bé học toán, ba mẹ hãy bắt đầu từ phạm vi 5, 10, sau đó nâng dần độ khó lên 20, 50, 100,…

Bài tập cộng trừ

Tiếp theo, cộng trừ cơ bản là 2 phép tính bé cần phải thành thạo khi bắt đầu học toán. Nó đồng thời cũng là 2 phép tính cần thiết trong việc dạy trẻ học toán tư duy, kể cả toán tư duy cho bé 3 tuổi – độ tuổi chỉ mới bước vào lớp mẫu giáo bé.

Những bài tập cộng trừ cơ bản nên bắt đầu từ dễ đến khó để tránh tình trạng bé bị chán nản, sợ hãi ngay từ đầu. Bên cạnh đó, phụ huynh nhớ lưu ý là tìm các bài tập từ những ví dụ thực tế, có hình ảnh sinh động, gần gũi với bé để kích thích sự tò mò, hứng thú của con khi học nhé!

Bài tập xem đồng hồ

Đồng hồ là một đồ vật quen thuộc trong mỗi gia đình. Vì thế, việc tập cho bé xem đồng hồ cũng là một cách học toán tư duy thú vị. Bài tập này giúp bé xác định được quy luật về thời gian; cách đọc số giờ, số phút, số giây sao cho chính xác,…

Xem Thêm:   Văn mẫu về Hồi trống Cổ Thành

Với bài tập xem đồng hồ, ba mẹ cũng đừng quên hay đi từ đơn giản đến phức tạp, tập cho bé đọc giờ đúng trước (với đồng hồ kim thì kim phút chỉ đến số 12, còn đồng hồ điện tử thì số phút hiện số 0), sau đó mới dạy bé cách đọc giờ kèm số phút, giờ rưỡi (kim phút chỉ đến số 6, hoặc đồng hồ điện tử hiện số phút là 30), giờ kém,…

Ví dụ 1: đồng hồ hiện 9:00 đọc là 9 giờ đúng

Ví dụ 2: đồng hồ hiện 8:30 đọc là 8 giờ 30 phút (hoặc 8 giờ rưỡi)

Ví dụ 3: đồng hồ hiện 9:45 đọc là 9 giờ 45 phút (hoặc 10 giờ kém 15 phút).

Ngoài ra, ba mẹ có thể sử dụng các loại đồ chơi có mô hình đồng hồ để hướng dẫn các bé các xác định thời gian (sáng, trưa, chiều, tối) vừa đơn giản vừa tạo không khí vừa học vừa chơi thoải mái nhất.

Bài tập tìm quy luật

Bài tập về quy luật là một trong những cách học toán tư duy lớp 1 giúp các bé dần hình thành tư duy logic. Theo đó, trẻ sẽ có được thói quen suy nghĩ, tìm kiếm đáp án, quy luật từ những theo những gợi ý, dữ liệu cho trước.

bé học toán tư duy
Bài tập dạng tìm quy luật sẽ giúp bé rèn luyện được sự tập trung và quan sát tốt hơn

Bài tập làm quen các thuật ngữ toán học

Không riêng gì toán học mà bất cứ một bộ môn nào cũng đều có thuật ngữ chuyên ngành. Để việc học tập sau này được dễ dàng hơn, ba mẹ cũng nên cho bé làm quen dần với các thuật ngữ đó. Đồng thời, khi dạy các học toán tư duy, phụ huynh nên để ý lồng ghép một cách khéo léo các thuật ngữ để bé làm quen và biết sử dụng chúng một cách phù hợp và chính xác.

Một điều cần lưu ý đó là ở mỗi độ tuổi khác nhau thì mức phát triển bộ não của trẻ cũng sẽ không giống nhau. Bởi vậy, lựa chọn các bài tập phù hợp với độ tuổi sẽ trẻ phát triển tư duy hiệu quả mà không bị quá sức với trẻ.

Giúp trẻ phát triển tư duy thông qua các trò chơi

Các trò chơi bé nên chơi hằng ngày để phát triển tư duy như: đoán số, đoán cân nặng, chơi tạo hình, tìm đường thoát khỏi mê cung… Khi đã quen dần thì, ba mẹ nên chó bé tham gia những trò chơi khó hơn. Ví dụ như cho bé dãy số từ 1 đến 15, rồi đặt các câu hỏi mở như: số 9 lớn hơn những số nào, bé hơn những số nào?…

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dạy con trò cắt bánh. Chẳng hạn như mẹ lấy một chiếc bánh pizza và yêu cầu bé hãy chia đều chiếc bánh cho 2 người ăn, 3 người ăn hoặc 5 người ăn,…

4 lưu ý khi áp dụng phương pháp học toán tư duy cho trẻ tại nhà

Ba mẹ đừng quên việc thực hiện các phương pháp học toán tư duy tại nhà cho bé luôn cần phải có sự đồng hành của người lớn. Ngoài những bài học về toán tư duy phía trên, ba mẹ cũng cần lưu ý một số điểm như sau:

Hướng dẫn trẻ cách giải quyết vấn đề

Các bé mới đầu làm quen với phương pháp học toán mới lạ này đều sẽ gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định. Vì thế, ba mẹ nên dành thời gian để đồng hành cùng con trong quá trình học và kiên nhẫn giải thích, hỗ trợ nếu bé cần đến sự trợ giúp nhé!

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và phản biện

Muốn biết được cách học toán tư duy có hiệu quả hay không, tốt hơn hết trong quá trình học ba mẹ hãy khuyến khích bé đặt câu hỏi rồi cùng con đi tìm câu trả lời. Từ những câu hỏi đó, chúng ta mới biết được con trẻ đang chưa hiểu rõ phần nào, gặp khó khăn ở đâu?… Đây cũng là phương pháp giúp kích thích tư duy phản biện rất hiệu quả ở trẻ nhỏ.

Tạo hứng thú trong quá trình học

Một điều quan trọng không kém để quá trình học toán tư duy đạt hiệu quả đó là trẻ phải thực sự hứng thú và say mê với môn học. Trong đó, cách tạo hứng thú tốt nhất là kết hợp toán tư duy với các trò chơi rèn luyện tư duy toán học. Áp dụng phương pháp này, ba mẹ sẽ phải bất ngờ vì không những con tiếp thu kiến thức tốt hơn mà không khí buổi học cũng trở nên sôi động và thú vị.

Xem Thêm:   100+ Câu Đố Trẻ Em Mầm Non, Tiểu Học Phát Triển Trí Tuệ Tư Duy

Tạo thói quen tư duy toán học hằng ngày

Việc tạo cho trẻ thói quen tư duy hàng ngày sẽ giúp bé hình thức được lối tư duy và xác định cho bản thân hướng đi đúng đắn ngay từ nhỏ. Ba mẹ có thể áp một số phương pháp ví dụ như:

  • Bồi dưỡng tư duy qua hành động trực quan: dạy bé các điệu múa hoặc các bài thể dục đơn giản phù hợp với lứa tuổi, dần tăng độ khó trong các bài tập. Hoặc có thể khích lệ bé tự tìm tòi khám phá thế giới xung quanh về kích cỡ, hình dáng, màu sắc,… của các đồ vật trong nhà.
  • Rèn luyện tư duy phân loại: dạy bé tự sắp xếp đồ dùng trong nhà theo màu sắc hoặc chức năng. Ví dụ như phân loại rác thải (tái chế – không thể tái chế), xếp quần áo theo các ngăn (ngăn quần, ngăn áo, ngăn váy,…)
  • Rèn luyện tư duy so sánh: dạy bé cách nhận thức đồ vật, con vật, biết so sánh những sự vật đó với nhau. Ví dụ như con trâu to – con nghé nhỏ; con voi cao, lớn – con gà thấp, bé,… Dần dần ba mẹ sẽ tăng độ khó lên như so sánh trực quan, so sánh bằng hình vẽ…

Có nên cho trẻ học toán tư duy ngay từ nhỏ?

Toán tư duy cũng chỉ là một phương pháp học toán, nó không phải là dạng toán cao siêu có thể biến bé thành “thần đồng” trong một thời gian ngắn ngủi. Vì vậy, ba mẹ chúng ta cũng nên hiểu rằng dạy bé học toán tư duy là dạy theo phương pháp mới giúp kích thích sự sáng tạo, phát triển tư duy, nâng cao năng lực cũng như khả năng tiếp thu của trẻ,… mà thôi.

cho trẻ học toán tư duy có tốt không
Ba mẹ có thể cho bé học toán tư duy từ nhỏ bằng những bài tập đơn giản như xem đồng hồ

Học toán từ duy từ nhỏ với phương pháp phù hợp với lứa tuổi sẽ là hành trang đầu đời quan trọng, theo các bé xuyên suốt quá trình học tập, rèn luyện và cả công việc trong tương lai. Đó cũng là lý do mà hiện nay cho con học toán tư duy ngay lớp mẫu giáo trở thành một xu thế mới, với hy vọng các bé được đi học, trải nghiệm, tiếp thu kiến thức và kỹ năng mà phương pháp toán tư duy mang lại.

Mặt khác, muốn trẻ tiếp thu và học tốt môn toán không phải là điều dễ dàng. Vì thế việc đặt nền tảng học toán tư duy cho trẻ để hỗ trợ cho quá trình học môn toán ở trường là một sự kết hợp hoàn hảo. Nhờ vậy mà bé sẽ cảm thấy yêu thích môn toán nhiều hơn mà không bị gượng ép hay áp lực.

Vậy độ tuổi nào là phù hợp để cho trẻ học toán tư duy?

Mặc dù toán tư duy mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng có rất nhiều bậc phụ huynh trăn trở có nên cho trẻ 4 tuổi học toán tư duy hay không? Hoặc những bé đã vào lớp mẫu giáo lớn, biết cách làm những phép tính đơn giản rồi thì có nên cho trẻ 5 tuổi học toán tư duy hay không?

Theo các chuyên gia, độ tuổi được xem là lý tưởng nhất để tham gia các lớp học toán tư duy là các bé trong độ tuổi mầm non và tiểu học, chính xác thì nằm trong khoảng từ 4 đến 14 tuổi là hợp lý nhất.

Lý do là vì nhìn vào thực tế, các bé giai đoạn từ 4 – 14 tuổi sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức. Hơn thế nữa, những phần kiến thức này sẽ là kiến thức “vàng” bởi nó là nền tảng để nuôi dưỡng tinh thần, niềm yêu thích đối với toán học nói chung, toán tư duy nói riêng.

Hơn thế nữa, bản thân các bé độ tuổi mẫu giáo thường có tâm lý nhanh chán nản, dễ dàng bỏ cuộc khi gặp những bài toán khó. Do đó, nếu muốn con có được nền tảng học toán tốt, nhớ tìm hiểu thật kỹ các cách học toán tư duy sao cho sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ ba mẹ nhé!

Nói tóm lại, toán tư duy là một phương pháp học tuy mới mẻ nhưng mang lại khá nhiều lợi ích cho bé. Nếu ba mẹ áp dụng cách học toán tư duy đúng đắn thì sẽ kích thích khả năng ham học hỏi, sự tò mò vốn có và củng cố niềm yêu thích khám phá cái mới cho các bé. Hi vọng bài viết của Luật Trẻ Em Thủ Đô giúp ba mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như chọn lựa được phương pháp phù hợp khi dạy bé học toán tư duy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *