Việc chăm sóc cho con luôn khỏe mạnh, an toàn và hay ăn chóng lớn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, ở lứa tuổi mầm non, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện đủ để bảo vệ cơ thể con khỏi những bệnh thông thường. Khi trẻ bước ra môi trường ngoài gia đình, tiếp xúc với bạn đồng lứa, thì nguy cơ lây nhiễm cho nhau lại càng tăng cao. Vì vậy, Luật Trẻ Em Thủ Đô xin chia sẻ 5 bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu đông, dấu hiệu và cách phòng tránh nhằm cung cấp cho ba mẹ những kiến thức tốt trong việc chăm sóc cho bé và tránh được các bệnh tật không mong muốn.

Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu do vi rút gây nên, là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh chân tay miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày, sau đó bắt đầu khởi phát với các triệu chứng như: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, đau họng, tổn thương, đau rát ở răng và miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, có thể tiêu chảy vài lần trong ngày.

Xem Thêm:   Kỹ Năng Sống Cho Bé – Bài Học Đầu Đời Hết Sức Quan Trọng

Vào giai đoạn toàn phát, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như: phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, nốt có mủ ở lòng bàn tay, chân, trong miệng của trẻ.

Bệnh thủy đậu

bệnh hay gặp ở trẻ vào mùa thu
Bệnh thủy đậu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh thủy đậu là một bệnh do virus gây nên, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy cần hết sức lưu ý để có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời.

Biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giai đoạn đầu thường gọi là thời kì ủ bệnh từ 10 đến 15 ngày nên rất khó phát hiện. Bệnh thường sốt khi bắt đầu phát bệnh, sau đó sẽ nổi những ban đỏ trước tiên ở trên đầu rồi lan ra mặt và khắp người và niêm mạc miệng, lưỡi. Bên cạnh mụn nước, bệnh ở trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn.

Bệnh quai bị

Bệnh quai bị là một bệnh phổ biến ở trẻ em trước khi có vắc-xin xuất hiện. Các nhiễm trùng hầu như không có triệu chứng, mà chủ yếu là sưng hạch giữa tai và hàm. Điều nguy hiểm của căn bệnh này là có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn và dẫn đến vô sinh đối với nam giới và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em

Sốt cao đột ngột, chán ăn, đau đầu. Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị.

Xem Thêm:   Cách dạy trẻ 7 tuổi hiệu quả, đúng khoa học

Ngoài ra còn biểu hiện buồn nôn, nôn, đau cơ, nhức mỏi toàn thân, mệt mỏi. Nặng hơn có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.

Bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh khá phổ biến và dễ gặp ở trẻ vào mùa thu, dễ lây thành dịch bệnh, nhưng nếu trẻ đã được tiêm phòng thì sẽ không phải lo lắng về bệnh này.

Biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ em

Sốt, chảy nước mũi, ho khan, biếng ăn, đau họng, viêm kết mạc. Sau đó phát ban khắp người. Giai đoạn ủ bệnh và nhiễm trùng kéo dài từ hai đến ba tuần.

Bệnh sốt xuất huyết

mùa thu đông trẻ dễ bị bệnh gì
Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa mưa

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường bùng phát vào mùa mưa tại những nơi có môi trường vệ sinh kém. Trẻ em chính là đối tượng dễ bị muỗi tấn công nhất bởi bản tính hiếu động, ham chơi nên trẻ thường thích chơi những chỗ tối, nơi mà muỗi thường lựa chọn để hoạt động. Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm bởi lúc này sức đề kháng của trẻ còn rất yếu.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Trẻ bị sốt cao đột ngột, có biểu hiện bứt rứt, mệt mỏi và quấy khóc. Một số biểu hiện kèm theo như xung huyết da, mặt đỏ phừng, cơ đau nhức, có thể kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi.

Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ bị sốt xuất huyết sẽ xuất hiện dấu hiệu xuất huyết như chấm xuất huyết, khi ấn vào, những vết chấm đỏ này không biến mất, các vết này thường ở nách, ngực, cẳng tay, cẳng chân; trẻ bị chảy máu mũi, chảy máu răng, trong phân có máu

Xem Thêm:   Kỹ năng hợp tác là gì? Phát triển kỹ năng hợp tác hiệu quả cho bé

Phòng tránh các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

phòng tránh các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Uống nhiều nước và cung cấp đầy đủ vitamin các nhóm A, B, C cho trẻ để tăng cường các hoạt động chuyển hóa cho cơ thể đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng để có thể chống chọi lại các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh

phòng bệnh ở trẻ em vào mùa thu
Cùng bé vệ sinh môi trường sống để phòng tránh bệnh tật

Ba mẹ hãy thường xuyên vệ sinh thân thể, rửa tay chân và đồ chơi cho trẻ, rèn luyện cho con thói quen thực hành theo 6 bước rửa tay và 5 thời điểm rửa tay.

Về môi trường xung quanh, ba mẹ lưu ý vệ sinh sạch sẽ tất cả các vật dụng phế liệu trong nhà như: chai, lọ, mảnh vỡ, ống bơ…và thường xuyên lau dọn, khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc của trẻ

Tiêm phòng đầy đủ để phòng tránh các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu

phòng ngừa bệnh hay gặp ở trẻ em lúc giao mùa
Đừng quên tiêm phòng cho bé đầy đủ và đúng lịch

Chú ý tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các bệnh đã có vacxin như bệnh sởi. Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để phòng tránh các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu.

Mặc dù sức khỏe của con là mối ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ nhưng không nên lấy lý do đó để ngăn cản bé có những trải nghiệm thú vị giai đoạn đầu đời. Để con có sức khỏe tốt, ba mẹ cần trang bị những thông tin chuẩn xác và đáng tin về những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ và phương pháp phòng tránh càng sớm càng tốt nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *