Tàu hỏa được coi là phương tiện di chuyển an toàn và có thể giúp du khách giải tỏa mệt mỏi trong những chuyến hành trình dài, đặc biệt là trẻ em. Vậy khi đi tàu xe trẻ em cần mang theo những giấy tờ gì và cần lưu ý những gì? Hãy cũng Luật Trẻ Em Thủ Đô tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Trẻ em đi tàu cần giấy tờ gì?

Quy định mua vé tàu cho trẻ em dịp Tết Tân Sửu 2021

Theo quyết định mới nhất của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) quy định vé tàu trẻ em:

Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi tàu phải có người lớn đi kèm, có bản sao giấy khai sinh hoặc hộ chiếu. Trường hợp không có cả hai loại giấy tờ này thì chiều cao của trẻ không được quá 112cm, đối với trẻ từ 6 – 10 tuổi không được quá 132cm. VNR cũng quy định, mỗi người lớn được kèm không quá 2 trẻ em đi cùng và phải dùng chung chỗ của người lớn.

Vé tàu cho trẻ em dưới 6 tuổi

Trẻ em dưới 6 tuổi đi tàu hỏa sẽ được miễn vé còn trẻ em từ 6 – 10 tuổi sẽ được giảm 25% giá vé.

Cụ thể cách tính vé tàu cho trẻ em như sau:

Độ tuổi Dưới 6 tuổi (<6t) Từ 6 – 10 tuổi Trên 10 tuổi (>10t)
Giá Vé Miễn phí Giảm 25% Bằng giá vé người lớn

Vé tàu trẻ em 7 tuổi đến 10 tuổi được giảm 25 %

Mua vé tàu trẻ em như nào?

Cẩm nang đi tàu

Để kiểm tra lịch trình tàu chạy, số ghế hiện có và giá vé, các bậc phụ huynh có thể vào trang web chính thức của Đường sắt Việt Nam: https://dsvn.vn để mua vé cho bé

Có thể mua vé trực tiếp tại các ga hay đặt chỗ, mua vé tàu online cho trẻ em qua các app bán vé tàu, các đại lý bán vé chính thức của Ngành đường sắt. Mua vé tàu online có cần in vé không bạn có thể đọc bài viết kinh nghiệm mua vé tàu online để được giải đáp kĩ hơn về vấn đề này.

Cách mua, đặt chỗ vé tàu

Khi hành khách không còn 'chê' tàu hoả

Đặt vé trên các trang web, ứng dụng của ngành đường sắt

Hiện nay, ngành Đường sắt Việt Nam đang triển khai bán vé tàu trực tuyến tại hai địa chỉ web https://dsvn.vn và http://vetau.com.vn.

Xem Thêm:   Ý nghĩa lá The Hierophant trong tình yêu - Tìm hiểu và những bài học quan trọng

Ngoài ra, ứng dụng Vé tàu với tính năng tương tự cũng được phát hành trên hai chợ ứng dụng CH Play (Android) và App Store (iOS).

Các nền tảng đặt vé trực tuyến của ngành đường sắt cung cấp giải pháp thanh toán qua các cổng thanh toán Payoo (chỉ có trên website), Ngân Lượng, Napas, VNPay và hình thức trả sau.

Riêng đối với hình thức trả sau, hành khách phải đặt trước tối thiểu 03 ngày kể từ khi tàu xuất phát và phải thanh toán trong vòng 12 giờ kể từ khi đặt vé qua các phương thức: thanh toán tại các nhà ga, các đại lý vé tàu hỏa chính thức của Đường sắt Việt Nam, các địa chỉ thanh toán tại ngân hàng VIB, các địa chỉ thanh toán tại bưu điện, điểm thanh toán gần nhà qua Payoo (các cửa hàng tiện lợi như WinMart, Circle K…), qua Internet Banking, hoặc ứng dụng MoMo.

Đặt vé trên các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử

Nhiều ngân hàng, ví điện tử tích hợp sẵn tiện ích mua vé tàu ngay trên ứng dụng, thậm chí đi kèm với một số chính sách ưu đãi (giảm giá, tích điểm…).

Các ngân hàng tích hợp tiện ích mua vé tàu ngay trên ứng dụng bao gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank, Sacombank, VietinBank, HDBank, ABBank, VietBank, SCB, BIDC, Eximbank, OCB, Kienlongbank, Saigonbank và VietABank.

Trẻ em đi tàu cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì?

Thủ tục cần thiết khi lên tàu

Hành khách cần giấy tờ gì để đi tàu hỏa?

Bạn cần mang theo vé tàu, giấy tờ tùy thân và làm thủ tục trước giờ tàu xuất phát ít nhất 15 phút.

Đối với vé tàu (thẻ lên tàu) – bạn có thể lấy vé tàu theo một trong các cách sau:

  • Tự in thẻ lên tàu đã nhận được qua email bạn đăng ký nhận vé hoặc từ mục Vé của bạn trên ứng dụng Sendo.
  • In vé tại hệ thống vé điện tử bằng mã vé (hoặc QR code) tại các ga của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
  • Dùng mã vé tàu để đổi vé trực tiếp tại ga đường sắt.
  • Lưu lại màn hình thẻ lên tàu để xuất trình khi soát vé.

Đối với giấy tờ tùy thân:
Hành khách mang giấy tờ tùy thân Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân (CCCD) hoặc giấy tờ tùy thân (có ảnh) được pháp luật công nhận, riêng một số đối tượng hưởng chính sách ưu đãi giá vé cần mang theo các giấy tờ sau:

  • Đối với trẻ em:

Trẻ em dưới 6 tuổi (có người lớn đi kèm): có bản chính hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc hộ chiếu (trường hợp không có giấy tờ xác định được tuổi thì phải có chiều cao dưới 112cm).
Trẻ em từ 6 tuổi đến 10 tuổi: có bản chính hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc hộ chiếu (trường hợp không có giấy tờ xác định được tuổi thì phải có chiều cao dưới 132cm).

  • Đối với Học viên, sinh viên: xuất trình CMND, CCCD hoặc giấy tờ tùy thân (có ảnh) được pháp luật công nhận và Thẻ Học sinh, Sinh viên, Học viên,…do các trường Dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, Học viện cấp còn hiệu lực.
  • Đối với người cao tuổi: xuất trình Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân (CCCD) hoặc giấy tờ tùy thân (có ảnh) được pháp luật công nhận.
Xem Thêm:   Luật chơi cầu lông đơn - Tìm hiểu các quy tắc và cách tính điểm

Như vậy, với hành khách đi tàu từ 6 tuổi đến 14 tuổi, cần xuất trình bản chính một trong các loại giấy tờ sau: Hộ chiếu, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (còn giá trị sử dụng trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký xác nhận).

Quy tắc an toàn cho trẻ em khi đi tàu hỏa

Trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được miễn vé tàu dịp cao điểm hè

Khi di chuyển lên tàu, khoảng cách giữa mặt đất và toa tàu khá cao nên người lớn cần lưu ý tránh trẻ bị hụt chân, vấp ngã. Trẻ em đi tàu cần lưu ý không được nhảy từ trên toa xuống sân ga hoặcleo trèo qua cửa sổ toa tàu.

Khi trẻ em đi tàu, người lần cần lưu ý dặn trẻ đi sát người lớn tránh bị lạc hoặc bị những kẻ xấu lợi dụng. Và đặc biệt, khi xuống khỏi tàu, trẻ em không được đi ra xa toa tàu của mình.

Về trang phục, cha mẹ nên cho các bé mặc đồ phù hợp với thời tiết, mang lại cảm giác thoải mái cho bé.

Không nhất thiết phải sử dụng ghế ô tô cho bé trên tàu hỏa. Thực tế, ghế tàu không được thiết kế để lắp đặt thêm một loại ghế nào khác. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể sử dụng địu hoặc ghế nôi thay thế.

Tuân thủ các hướng dẫn an toàn được đặt săn ở sân ga hoặc của nhân viên hướng dẫn tại điểm như đứng đúng hàng, đứng đúng vạch, không chạy nhảy đặc biệt là vượt quá vạch kẻ an toàn khi tàu đang tới.

Khi trẻ em đi tàu hỏa, người lớn nên chuẩn bị một số dụng cụ y tế như băng cứu thương, bông, thuốc sát trùng, dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc cảm…

Lựa chọn tàu chất lượng cao, có các dịch vụ bổ sung cho trẻ em và nên mua vé giường nằm đối với các chuyến đi dài. Điều này vừa đảm bảo an toàn cho trẻ vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, trông coi trẻ của cha mẹ.

Xem Thêm:   Nằm mơ thấy xác chết nên đánh lô gì may mắn nhất?

Cha mẹ luôn là người lên tàu sau trẻ. Ở nơi đông người như ga tàu, sự quan sát và theo dõi trẻ là đặc biệt cần thiết và không thể xem nhẹ dù chỉ là một khoảng thời gian ngắn. Nạn bắt cóc trẻ em là nỗi lo sợ lớn nhất mà không cha mẹ nào muốn gặp phải.

Không mở cửa sổ khi tàu chạy để tránh trẻ cho tay hoặc đầu ra ngoài, gây nguy hiểm tới tính mạng hoặc gây thương tổn nặng cho trẻ bởi tàu chạy với tốc độ cao.

Tận dụng sự hỗ trợ của nhân viên trên tàu sẽ giúp cha mẹ kiểm soát và giải quyết tình hình tốt hơn nhất là trong các tình huống bất ngờ.

Những lưu ý khi đi tàu cùng trẻ nhỏ

Thông tin mới nhất về vé tàu Tết Quý Mão 2023: Bán thêm vé đi miền Trung

  • Khi đi cùng trẻ nhỏ, bố mẹ nên chọn ghế ngồi êm cho bé đỡ mỏi, hãy mặc cho trẻ những trang phục mềm, thoải mái, nhẹ nhàng để có thể nằm ngủ mà không bị khó chịu.
  • Một trong những nhược điểm của tàu hỏa là tiếng ồn khá lớn. Tiếng ồn lớn trong thời gian dài khi đi tàu sẽ dễ khiến trẻ khó chịu. Do đó, bố mẹ hãy cho bé thích ứng với chuyến tàu bằng cách dẫn bé đi dạo chơi trên khoang, trò chuyện với bé, cho bé khám phá thế giới bên ngoài cửa sổ hay bắt chuyện với hành khách đi cùng để trẻ quen dần với âm thanh của tàu hỏa.
  • Khi trẻ em đi tàu, bố mẹ cần lưu ý dặn trẻ đi sát vào bố mẹ tránh bị lạc hoặc bị những kẻ xấu lợi dụng. Và đặc biệt, khi xuống khỏi tàu, trẻ em không được đi ra xa toa tàu của mình.
  •  Ngoài những vật dụng cần thiết của trẻ như: bình sữa, thức ăn dặm, chăn mỏng cho bé. Bố mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn một số dụng cụ y tế như băng cứu thương, bông, thuốc sát trùng, dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc cảm…
  • Lưu ý khi đang đợi để lên tàu, bố mẹ cần nhắc nhở và giám sát trẻ giữ khoảng cách với đường tàu đúng theo quy định, không chạy nhảy đùa nghịch trên đường ray.

Trên đây là những quy định vé tàu cho trẻ em và kinh nghiệm cùng bé đi tàu hỏa dành cho các bậc phụ huynh. Hy vọng bài viết trẻ em đi tàu cần giấy tờ gì? sẽ hữu ích cho bố mẹ khi lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa cùng với thiên thần nhỏ của mình. Chúc gia đình bạn sẽ có một chuyến đi thuận lợi và vui vẻ!