Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 với 3 số 111, là những số hàng đầu, ngắn và dễ nhớ. Tổng đài được thành lập theo quy định của Luật trẻ em năm 2016.

111 Tổng Đài Quốc Gia Bảo Vệ Trẻ Em

1(38)Trang Thông tin điện tử Tổng đài 111 có địa chỉ truy cập: tongdai111.vn

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

  • Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
  • Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
  • Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
  • Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
  • Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616
  • Hoặc nhấn nút liên hệ ngay phía dưới màn hình để liên lạc trực tiếp nhé

Đường dây nóng bảo vệ trẻ em

Trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục…thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm thông báo ngay cho nơi tiếp nhận thông tin.

  • Hiện nay, ngoài đường dây nóng 111 tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH quản lý) thì người dân tại TP.HCM có thể gọi đến các số điện thoại từ đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em như sau:
  • Số 1900.54.55.59 – Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em TP.HCM (trực thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM).
  • Số 1800.90.69 – Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM.
  • Số 113 –  Cơ quan Công an.

Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 | Mầm non Bàu Cát

Nhiệm vụ của Tổng đài là tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền. Khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi. Theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.

Ngoài ra, Tổng đài còn tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em.

Xem Thêm:   Bắt cóc trẻ em bị xử lý như thế nào? Chế tài xử lý chi tiết
Tổng đài được thành lập từ ngày 19/5/2004, với tên gọi trước kia là Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em – Phím số diệu kỳ 18001567. Trong 17 năm (2004-2021), Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã nhận được trên 4,5 triệu cuộc gọi đến, trong đó Tổng đài đã tư vấn 410.552 ca và hỗ trợ, can thiệp cho 6.923 trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, trẻ bị lạc, bị bỏ rơi, trẻ cần hỗ trợ về tài chính… Trong số 410.552 ca tư vấn, có 17.253 ca tư vấn về xâm hại, bạo lực, 94.319 ca tư vấn liên quan đến những khó khăn của trẻ em trong quan hệ ứng xử với các thành viên trong gia đình, với bạn bè, thầy cô giáo và cộng đồng; 42.551 ca tư vấn liên quan đến sức khỏe thể chất của trẻ em, 18.766 ca tư vấn liên quan đến tâm lý của trẻ em, 17.675 về sức khỏe sinh sản, 19.495 ca tư vấn về pháp luật…

Giới thiệu Tổng Đài 111

Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 tiếp nhận gần 1.900 cuộc gọi/ngày

Dựa theo quyết định số 555/ QĐ-LĐTBXH ngày 11/5/2018, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông là đơn vị sự nghiệp công lập , trực thuộc Cục Trẻ em – Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, tư vấn, tham vấn về các quyền của trẻ em.

Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông thuộc Cục Trẻ em, thực hiện các nhiệm vụ:

1. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại

2. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.

3. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.

4. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.

5. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.

6. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em.

7. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em

Xem Thêm:   Trẻ em có được đứng tên Sổ đỏ khi nhận tặng cho nhà đất?

111 - tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em - Ảnh 1.

Tháng 10/2013, Tổng đài được lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giao nhiệm vụ triển khai Đường dây nóng phòng chống mua bán người trên nền tảng đường dây trợ giúp em. Đây là dự án hợp tác giữa Bộ và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Từ đây, Tổng đài chính thức tiếp nhận thông tin, tư vấn và chuyển tuyến để giải cứu và hỗ trợ cho các nạn nhân của mua bán người.

Tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7/2022

Qua hơn 7 năm thực hiện nhiệm vụ của Đường dây nóng phòng chống mua bán người, Tổng đài đã tiếp nhận gần 20.000  cuộc gọi về phòng chống mua bán người, trong đó, có 15.000 cuộc gọi cung cấp thông tin chung về hoạt động của đường dây nóng và phòng chống mua bán người, 4.317 cuộc gọi tư vấn về tâm lý, chính sách, các dịch vụ và hỗ trợ nạn nhân, 406 cuộc gọi chuyển tuyến giải cứu và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người. Tổng đài đã đóng góp vào những nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống mua bán người cũng như tái hòa nhập cộng đồng cho những  nạn nhân bị mua bán.

Logo của đường dây nóng phòng chống mua bán người 111.

Bên cạnh hoạt động tư vấn qua điện thoại, từ năm 2013 Tổng đài đã phát triển mạnh hoạt động đánh giá và trị liệu tâm lý trực tiếp cho trẻ em. Thực hiện tiếp nhận và hỗ trợ tâm lý miễn phí cho trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực, trẻ em bị mua bán trở về; Đánh giá, tham vấn và trị liệu tâm lý cho hàng chục trẻ bị tự kỉ, chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, trẻ em bị trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi…Cơ sở trị liệu tâm lý cho trẻ em của Tổng đài 111 đã thực hiện 1650 lượt đánh giá, tham vấn tâm lý cho trẻ em, 35.000 lượt can thiệp, trị liệu tâm lý cho trên 300 trẻ em tự kỉ, chậm phát triển, trẻ em bị trầm cảm, rối loạn hành vi.., trị liệu, giúp cho hàng trăm trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục vượt qua khủng hoảng, sang chấn tâm lý trở lại cuộc sống bình thường.

Fanpage của Cơ sở trị liệu tâm lý cho trẻ em của Tổng đài 111.

Bên cạnh đó, Chương trình Truyền hình vì trẻ em ra đời theo thông báo số 155/TB ngày 24/4/1993 và Quyết định số 63/QĐ-THVN ngày 18/5/1993 của Ủy ban BVCSTE Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, dưới sự quản lý và chịu trách nhiệm của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền thông, thuộc Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hoạt động truyền hình theo Giấy phép số 288/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 22/9/2014

Truyền hình VÌ trẻ em thực hiện các nhiệm vụ:

1. Cập nhật, phản ánh được những vấn đề nóng, nổi cộm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của trẻ em, việc thực hiện Quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

2. Tư vấn về phương pháp chăm sóc, nuôi dạy trẻ như: Kỹ năng bảo vệ con trước nguy cơ xâm hại tình dục, quy trình can thiệp khi trẻ bị lạm dụng, xâm hại; Kỹ năng chăm sóc trẻ khi trẻ đi học mẫu giáo; Phương pháp xử lý khi trẻ nói dối, trộm đồ; các tình huống ứng xử giữa cha, mẹ con cái và giữa trẻ với bạn bè…

3. Cung cấp những thông tin bổ ích dưới hình thức chương trình Talk cùng chuyên gia về những vấn đề xoay quanh việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Xem Thêm:   Tranh tô màu công chúa xinh đẹp cho bé gái

4. Cầu nối cho các bậc phụ huynh và công chúng thể hiện tiếng nói, mong muốn, ý kiến về những vấn đề quan tâm như: Sân chơi cho các em, quyền phát biểu ý kiến của trẻ em, vấn đề học thêm, bạo lực học đường….

Quy trình xử lý tin báo trẻ bị bạo hành

Về quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, tin báo hành vi xâm hại trẻ em được quy định tại Nghị định 56/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.

Tại điều 22, Nghị định 56 có quy định cụ thể về nhiệm vụ của tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111). Theo đó, tổng đài viên sẽ tiếp nhận thông tin và xử lý.

Nhằm hướng dẫn chi tiết về quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên địa bàn TP.HCM, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 2017/2020.

Cụ thể, Quyết định 2017/2020 nêu rõ quy trình tiếp nhận, phối hợp xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục gồm 3 bước:

Bước 1Tiếp nhận thông tin

Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo ngay (trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc hình thức khác) nơi tiếp nhận thông tin khi phát hiện hoặc có thông tin trẻ em bị xâm hại. Nơi tiếp nhận thông tin là một trong những cơ quan sau:

– UBND nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú;

– Công an cấp xã nơi xảy ra vụ việc;

– Đường dây Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em: 111; 113; 1900.54.55.59; 1800.90.69;

– Cơ quan LĐ-TB&XH các cấp.

Tùy theo mức độ tổn hại của trẻ em các cơ quan tiếp nhận sẽ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong trường hợp đặc biệt.

Người tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56).

Bước 2: Phối hợp xử lý thông tin

Nơi đã tiếp nhận thông tin chuyển ngay thông tin đến UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện các bước tiếp theo của Quy trình phối hợp.

Đối với trường hợp cơ quan Công an các cấp tiếp nhận nguồn tin về đối tượng có hành vi bạo lực, xâm hại thì kể từ khi bắt đầu giải quyết vụ việc phải thông tin ngay đến UBND cấp xã để kịp thời cử cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em. Đồng thời, trong quá trình xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án thì khi làm việc với trẻ em, Cơ quan điều tra phải đảm bảo có sự tham gia của người giám hộ của trẻ…

Bước 3: Báo cáo kết quả xử lý thông tin

Trong vòng 2 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận thông tin vụ việc, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã phải báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý tính xác thực của thông tin cho Chủ tịch UBND và Trưởng ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em. Đồng thời báo cáo nhanh về Thường trực Ban Điều hành Bảo vệ chăm sóc trẻ em quận, huyện (Phòng  LĐ-TB&XH ) để phối hợp và triển khai các biện pháp hỗ trợ, can thiệp theo quy định.

Trên đây là giới thiệu về Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em ( 111 ) các bạn hãy cùng chung tay bảo vệ trẻ em nhé. Chúc các bạn có cuộc sống hạnh phúc.