Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến chương trình giáo dục mầm non phổ thông phải tạm dừng, việc học tập và rèn luyện của con bị trì hoãn vô thời hạn. Sợ trẻ quên bài, hổng kiến thức năm cũ, làm gì để phát triển bản thân hoặc giáo dục kỹ năng sống như thế nào,…làm dấy lên không ít nỗi hoang mang lo lắng cho các bậc phụ huynh khi thời điểm khai giảng năm học mới lại đang đến gần.

Chính vì vậy, các ba mẹ thông thái đã chọn cách chủ động tìm hiểu, nghiên cứu và tự tay thiết kế chương trình giáo dục mầm non phù hợp với con thay vì ngồi đợi ngày quay lại trường lớp.

Chương trình giáo dục mầm non là gì?

Ở độ tuổi mầm non, chương trình giáo dục của các bé không thiên về lý thuyết mà lấy hoạt động vui chơi, khám phá thế giới xung quanh làm chủ đạo. Từ đó, giúp bé hình thành và phát triển nhân cách và kỹ năng cơ bản một cách toàn diện nhất.

5 điều quan trọng mà một chương trình giáo dục mầm non cần giúp bé phát triển được:

  • Nhận thức
  • Ngôn ngữ
  • Thể chất
  • Thẩm mĩ
  • Cảm xúc

Các bước thiết kế chương trình giáo dục mầm non cho con tại nhà

Nếu vẫn còn loay hoay chưa tìm được phương pháp và chương trình khung giáo dục mầm non cho bé nhà mình thì ba mẹ có thể tham khảo các bước được gợi ý dưới đây nhé.

Bước 1: Hiểu con và đặt ra mục tiêu vừa sức trong chương trình giáo dục mầm non

Để hiểu được trẻ, trước tiên ba mẹ đừng vội trách mắng khi con không tập trung học mà hãy ngồi bên cạnh lắng nghe, quan sát con đồng thời trò chuyện với con nhiều hơn và tìm ra con thật sự thích học gì, con có năng khiếu ở lĩnh vực nào, gặp hạn chế ở kỹ năng nào,…Sau khi thấu hiểu con, ba mẹ hãy bắt đầu hành trình xây dựng chương trình giáo dục mầm non con tại nhà bằng cách đặt ra mục tiêu vừa sức với bé nhằm phát huy những điểm mạnh và cải thiện những điểm hạn chế của con nhé.

Xem Thêm:   Giáo Dục Sớm Cho Trẻ – Đâu Là Phương Pháp Tối Ưu?
chương trình giáo dục sớm cho trẻ
Đặt mục tiêu vừa sức là bước đầu để xây dựng chương trình giáo dục mầm non tại nhà thành công

Bước 2: Phân bổ thời gian hợp lý

Việc sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học của trẻ, thời gian giải trí, công việc tại nhà của ba mẹ cũng là một kỹ năng ba mẹ cần lưu ý sao cho khoa học và cân bằng nhất. Trong nội dung chương trình giáo dục mầm non tự thiết kế, hãy quy định rõ thời gian biểu cho con trong từng hoạt động để con xen kẽ cả học và chơi đồng thời hoàn thành được càng nhiều nhiệm vụ trong ngày càng tốt nhé.

giáo dục mầm non
Cân bằng việc học của con với những khoảng thời gian khác dành cho giải trí và gia đình

Bước 3: Lựa chọn chương trình giáo dục mầm non phù hợp với khả năng của bé

Hiện nay có một số phương pháp uy tín cùng chương trình giáo dục mầm non mới nhất đang được các trường học nước ngoài và Việt Nam áp dụng như:

Chương trình giáo dục STEM (hoặc STEAM)

Đây là việc giảng dạy thông qua các trò chơi, các hoạt động trải nghiệm. Chương trình giáo dục STEM (hoặc STEAM) được lồng ghép các môn học tích hợp liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học giúp trẻ rèn luyện tính bền bỉ, khả năng làm việc nhóm, phát triển các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng 4C của thế kỷ 21: Giao tiếp (Communication), Cộng tác (Collabration), Tư duy giải quyết vấn đề (Critical Thinking & Problem Solving) và Sáng tạo (Creativity).

Tùy vào độ tuổi và sở thích của con mà ba mẹ lựa chọn lĩnh vực STEM hình thành tư duy sáng tạo và tư duy logic như: kiến trúc và xây dựng, robotics, cơ khí, nông nghiệp, ẩm thực, thời trang,…

Trong từng lĩnh vực, ba mẹ có thể hướng dẫn con qua từng bước như sau:

  1. Giới thiệu chủ đề
  2. Gợi ý cho trẻ thực hiện chủ đề hoạt động
  3. Trẻ thực hành trải nghiệm: bắt đầu thực hiện nhiệm vụ
  4. Trẻ chia sẻ kinh nghiệm: ba mẹ đặt câu hỏi
  5. Trẻ rút ra kinh nghiệm cho bản thân
  6. Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống.
Xem Thêm:   Top 10 Cuốn Sách Hay Cho Bé Theo Độ Tuổi Không Thể Bỏ Qua
chương trình giáo dục mầm non 3-4 tuổi
Chương trình giáo dục STEM giúp bé hình thành tư duy sáng tạo và tư duy logic

Giáo dục kỹ năng sống

Để thiết lập bất cứ kỹ năng nào cho con, ba mẹ và bé đều cần trải qua quy trình 3 bước như sau:

1. Tạo cho trẻ kiến thức về hành động: trẻ cần biết được mục đích, đối tượng, cách thức, điều kiện hành động

2. Hướng dẫn trẻ (gợi ý, làm mẫu) từ những người có kiến thức và kĩ năng cao hơn. Bên cạnh đó thúc đẩy trẻ phải tích cực tham gia học hỏi, quan sát, làm thử…

3. Tạo điều kiện để trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng, kỹ xảo đó vào thực hành. Luyện tập để hình thành kỹ năng và sử dụng kỹ năng một cách linh hoạt trong những điều kiện khác nhau.

Top 5 kỹ năng sống cần giáo dục cho trẻ:

  • Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Biết tự sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, tự vệ sinh cá nhân, tự ăn, tự mặc quần áo
  • Kỹ năng bảo vệ bản thân: Kỹ năng an toàn khi tự chơi, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, kỹ năng xử lý khi bị lạc, an toàn khi tham gia giao thông trên đường.
  • Kỹ năng tự lập: hãy dạy con biết tự đứng lên khi ngã, biết phân biệt các loại đồ ăn được, không ăn được. Nếu có thể hãy dạy trẻ có thể chế biến những món ăn đơn giản khi ở nhà một mình.
  • Kỹ năng giao tiếp: giúp trẻ biết thể hiện bản thân, diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng cho người khác hiểu. Ngoài những lễ phép thông thường như vâng lời, lễ phép với người lớn… trẻ cần có thói quen nói lời cảm ơn, xin lỗi, câu nói quan tâm và yêu thương người khác. Ngoài ra còn cần dạy trẻ các thái độ khi nói chuyện với bạn bè và người lạ.
  • Kỹ năng tự tin: đó là khi trẻ mạnh dạn thể hiện các khả năng bản thân trong mối quan hệ với xã hội. Trẻ không ngại khám phá những điều mới mẻ, thú vị trong cuộc sống. Từ đó tạo tiền đề giúp trẻ tự trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng một cách dễ dàng hơn. Đó cũng là ý nghĩa của sự tự tin.
Xem Thêm:   Dạy Trẻ 3 Tuổi Đúng Cách Để Con Thông Minh Vượt Trội
chương trình giáo dục mầm non 5-6 tuổi
Dạy con kỹ năng sống từ sớm để tạo bệ phóng vững chắc cho quá trình phát triển của con

Phương pháp Montessori

Ý nghĩa của chương trình giáo dục mầm non này là giáo dục trẻ trở thành một người độc lập, tích cực, giao tiếp tự tin, có trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng. Điểm đặc biệt của phương pháp Montessori là không bao giờ áp đặt trẻ phải làm theo những điều trẻ không muốn. Song song đó, các bé luôn được tự do tìm hiểu, phát biểu hay giao tiếp.

Ngoài ra, có 5 lĩnh vực thuộc phương pháp Montessori mà các bậc phụ huynh cần hiểu rõ.

  1. Thực hành về cuộc sống: trẻ sẽ được tự mình mặc quần áo, buộc dây giày, chuẩn bị đồ ăn hay chăm sóc, dọn dẹp môi trường xung quanh trẻ như lau bàn, tưới cây, trồng cây…
  2. Giác quan: Sẽ có những bài tập phù hợp và kích thích được sự phát triển toàn diện 5 giác quan của bé.
  3. Ngôn ngữ: bé được thoải mái giao tiếp, được hướng dẫn học viết các con số và chữ cái.
  4. Toán học: Các bé sẽ được làm quen các con số thông qua các phép tính hay những bài toán đơn giản.
  5. Văn hóa: Đối với lĩnh vực này trẻ sẽ được học tất cả về lịch sử, âm nhạc, động vật…
chương trình giáo dục mầm non mới
Chương trình giáo dục mầm non Montessori khuyến khích bé tư duy độc lập và có trách nhiệm với bản thân

Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp và chương trình giáo dục mầm non lý tưởng cho con ở các độ tuổi. Chỉ cần cân nhắc chọn 2 trong 3 chương trình trên là ba mẹ có thể yên tâm con vừa học tập tốt các môn ở trường đồng thời phát triển toàn diện kỹ năng sống cần thiết. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ba mẹ thiết kế vừa ý chương trình giáo dục mầm non và nối tiếp là bậc tiểu học một cách hiệu quả nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *