Do là đối tượng đặc biệt trong xã hội, việc sử dụng người lao động là trẻ em được thực hiện theo những quy định riêng của pháp luật. Tuy vậy, trên thực tế nhiều người vẫn sử dụng lao động trẻ em sai mục đích, trái quy định pháp luật. Hành vi này có thể bị xử lý về Tội vi phạm quy định sử dụng người lao động dưới 16 tuổi.

Thế nào là vi phạm quy định sử dụng lao động trẻ em?

Ngay tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định:

Điều 1. Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Do đây là một trong các đối tượng lao động đặc biệt, chưa hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần nên pháp luật đưa ra quy định nghiêm cấm việc sử dụng người lao động là trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định.

Cụ thể:

– Sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc như: Xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng cột cao ăng ten (từ 50m trở lên); Xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa cáp ngầm; Khoan phun bê tông trong hang hầm; Phun cát tẩy rỉ, sơn trong hang hầm…

Xem Thêm:   Lợi dụng trẻ em bán hàng rong để kiếm tiền, mức phạt là gì?

– Sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm như: Gia công cọc, ván thép; lao lắp nâng hạ dầm cầu; Thợ lặn công trình; Ngâm tẩm, bảo quản tà vẹt phòng mục bán tự động; Đúc thỏi thép; Làm việc trên đỉnh lò cốc…

– Sử dụng trẻ em làm những công việc độc hại như: Sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật các loại; Sản xuất và đóng thùng Phốt pho vàng (P4); Vận hành bơm và đóng bình axít H2SO4…

Như vậy, vi phạm quy định sử dụng lao động là trẻ em là việc sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm như một số công việc đã được liệt kê ở trên.

Tội vi phạm quy định sử dụng người lao động dưới 16 tuổiMức phạt Tội vi phạm quy định sử dụng người lao động dưới 16 tuổi (Ảnh minh họa)

Vi phạm quy định sử dụng lao động trẻ em bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý về Tội vi phạm quy định sử dụng người lao động dưới 16 tuổi:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%.
Xem Thêm:   Luật Bảo Vệ, Chăm Sóc & Giáo Dục Trẻ Em Ban Hành Mới Nhất

Cũng theo Điều 296 Bộ luật Hình sự, có 03 khung hình phạt chính áp dụng với Tội này như sau:

– Khung 01:

Phạt tiền từ 30 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm nếu vi phạm quy định sử dụng lao động dưới 16 tuổi trong những trường hợp nêu trên.

– Khung 02:

Phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương từ 61% – 121%.

– Khung 03:

Phạt tù từ 05 – 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương từ 122% trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.