Hướng dẫn và tạo cho bé thói quen làm sạch răng đúng cách, giúp bé học cách tự chăm sóc răng miệng không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng ở trẻ em mà còn giúp bé có nụ cười đẹp và hàm răng khỏe.
Mục Lục Bài Viết
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
- Sau khi ăn, vi khuẩn trong thức ăn còn sót lại trên răng, kết dính với nước bọt tạo thành mảng bám, và phủ lên răng. Khi bé ăn, đặc biệt là những thức ăn từ tinh bột và đường, sẽ kết hợp với mảng bám để tạo ra acid, làm ăn mòn các chất vô cơ của men răng và ngà răng, gây ra sâu răng.
- Nguyên nhân khiến sâu răng cao nhất chính là do thói quen ăn uống quá nhiều đường như bánh, kẹo, hoa quả ngọt…
- Ngoài ra, khi răng mới chớm sâu nhưng chủ quan không điều trị sớm, là nguyên nhân khiến tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các dấu hiệu sâu răng ở trẻ em
- Răng bé bị ê buốt hoặc đau.
- Hơi thở bé có mùi hôi kéo dài.
- Nhìn bằng mắt thường có thể thấy răng bị sâu, đó là có 1 đốm màu trắng ngà hay chấm đen ở trên răng.
Dù dấu hiệu nào thì bố mẹ cũng nên đưa bé đến gặp nha sĩ sớm.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng
+ Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa dễ bị huỷ khoáng hơn và ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng.
+ Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung của mảng bám răng và khó làm sạch mảng bám răng. Có một tỷ lệ cao các trường hợp sâu răng được bắt đầu từ hố rãnh tự nhiên của các răng.
Ngoài ra, một số bất thường về hình dạng răng như răng sinh đôi, răng dính, núm phụ… cũng làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
+ Vị trí răng: Răng lệch lạc, chen chúc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ bị sâu răng hơn.
+ Nước bọt: Dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt của răng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ.
Ngoài ra, nước bọt còn có vai trò đệm làm giảm độ toan của môi trường quanh răng và có tác dụng đề kháng với sâu răng.
Nước bọt còn là nguồn cung cấp các chất khoáng, hỗ trợ quá trình tái khoáng để có thể phục hồi các tổn thương sâu răng sớm.
+ Chế độ ăn nhiều đường: Thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo dài đều làm tăng nguy cơ sâu răng.
+ Vệ sinh răng miệng: Đóng vai trò quan trọng nhất trong các yếu tố nguy cơ gây sâu răng, là yếu tố làm sạch cơ học giúp làm giảm hoặc mất các tác động gây sâu răng của các yếu tố gây sâu răng khác.
Tác hại của sâu răng ở trẻ em
- Sâu răng ở trẻ em gây tổn thương đến tủy răng. Nếu không điều trị tủy răng kịp thời có thể gây viêm tủy và có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp-xe răng (mủ trong răng).
- Sâu răng ở trẻ em còn là nguyên nhân gây viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô tế bào, viêm xoang hàm.
- Trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.
Điều trị sâu răng ở trẻ em
- Khi răng mới chớm sâu thì cha mẹ nên đưa trẻ đi trám răng sớm để tránh tình trạng lây qua các răng khác, đồng thời giúp bảo vệ tủy răng của bé, không bị ê buốt khi ăn uống.
- Chữa sâu răng bằng cách bôi gel fluoride hoặc quét lên răng của bé một lớp thuốc để bịt kín chỗ bị sâu. Với trường hợp sâu răng nặng và cần nạo sạch ngà vụn, nha sĩ sẽ khử trùng, sát khuẩn lỗ sâu và trám chỗ bị sâu, hoặc nhổ răng, thay tủy răng.
Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
- Bố mẹ nên tạo cho bé thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi mọc răng sữa. Đó là, chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách từ lúc trẻ mọc răng sữa đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Vi khuẩn có thể di chuyển từ răng sữa đến răng vĩnh viễn khi đang chuẩn bị mọc bên dưới, cũng như có thể truyền từ cha mẹ sang trẻ. Do đó, cha mẹ cần đánh răng cho bé ngay từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên, để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em sau này.
- Lựa chọn và cho bé sử dụng bàn chải đánh răng vừa vặn, thoải mái để có thể chải được mọi bề mặt của răng. Khi trẻ đã có thể tự chải răng, bố mẹ vẫn cần phải duy trì và giám sát thói quen đánh răng của bé cho đến khi bé khoảng 7 tuổi.
- Lựa chọn và sử dụng loại kem đánh răng có lượng fluoride phù hợp với trẻ.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để giúp ngăn chặn việc hình thành mảng bám ở các kẽ răng, giúp phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.
- Tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn.
- Kết hợp giữa vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế cho bé ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột vì đây là những loại thức ăn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều mảng bám hơn.
- Cho bé làm quen và duy trì những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng như rau củ và trái cây, vì chúng có thể chuyển đổi nước bọt của bé thành chất khoáng, giúp hạn chế tình trạng mảng bám trên răng, phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.
Sâu răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến, xảy ra vi khuẩn chuyển hóa đường từ thức ăn thành axit, gây hình thảnh mảng bám và làm hỏng răng. Sâu răng thường cơ 5 giai đoạn và cần được điều trị phù hợp. Đến giai đoạn cuối cùng, răng có thể bị tổn thương vĩnh viễn và cần loại bỏ răng để tránh các rủi ro không mong muốn.
Cách chữa sâu răng cho trẻ thường bao gồm điều trị với fluor, trám răng, lấy tủy, bọc mão răng và nhổ răng khi cần thiết. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể thực hiện vệ sinh răng miệng phù hợp cho trẻ để ngăn ngừa sâu răng và các rủi ro liên quan.Trao đổi trực tiếp với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.