Các bài tập về phép chia lớp 3 là dạng bài trọng tâm trong chương trình toán lớp 3 mà bé cần nắm. Sau khi đã thành thạo các phép cộng, phép trừ và phép nhân, thì phép chia sẽ là phép tính cuối cùng mà các em được học trong chương trình giáo dục tiểu học. Vậy phép chia lớp 3 sẽ gồm những dạng bài nào? Những lưu ý nào cho bé khi làm những bài toán chia lớp 3? Ba mẹ và bé hãy cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô tìm hiểu sau đây nhé.
Mục Lục Bài Viết
Những điểm cần lưu ý khi dạy toán chia lớp 3 dành cho bé
Không chỉ môn toán, mà bất cứ môn học nào khi phụ huynh dạy bé cần tham khảo những phương pháp học và dạy học phù hợp với trình độ của các con. Sau đây, Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ gợi ý một số điểm cần lưu ý khi dạy bé học và làm bài tập phép chia lớp 3.
Dạy bé khả năng tập trung khi học toán phép chia có dư lớp 3
Ở độ tuổi tiểu học, đặc biệt là ở lớp 3, bé thường sẽ có tính ham chơi, hiếu động và rất dễ bị phân tâm. Chính vì thế, việc dạy con thói quen tập trung từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng, vì khi con lớn, kỹ năng đó sẽ giúp con học tốt và làm việc năng suất hơn. Trong các bài tập phép chia hết và phép chia có dư lớp 3, dạng này đòi hỏi bé cần phải có độ tập trung cao, tránh phân tâm và ảnh hưởng đến hiệu quả làm bài.
Trong giờ học tại lớp, môn toán đặc biệt sẽ khô khan hơn với bé vì bản chất nhiều con số mang tính phức tạp. Do vậy, ba mẹ có thể đa dạng các bài tập về phép chia bằng phương pháp dạy học trực quan, cho bé nghỉ ngơi sau giờ học tầm 20 – 30 phút hoặc đồng hành vui chơi cùng bé để trẻ cảm thấy hứng thú hơn khi làm bài môn toán.
Ngoài ra, không gian học tập cũng ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bé. Khi học tại nhà, phụ huynh cần tránh sắp xếp bàn học ở những khu vực không đủ ánh sáng, bàn học nên dọn dẹp ngăn nắp, gọn gàng tạo cảm giác thoải mái khi học. Bàn học của bé nên đặt ở hướng có ánh sáng tự nhiên vì nó sẽ giúp kích thích sự tư duy logic của con.
Cách dạy toán lớp 3 thông minh bằng sơ đồ tư duy
Thêm một lưu ý khi học phép chia toán lớp 3 là không chỉ làm nhiều bài tập là đủ. Song song đó, bé cũng cần củng cố lý thuyết để bổ trợ cho việc thực hành. Vì sao cần cho bé hệ thống toàn bộ lý thuyết trước khi bắt tay vào làm bài? Bởi vì chính lý thuyết là nguồn gốc của các công thức, các nguyên lý, bỏ qua nó thì coi như việc chúng ta học ở giữa nhưng không nắm đầu đuôi, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sau.
Vậy làm thế nào để giúp bé tiếp thu kiến thức mà không bị nhàm chán? Chỉ là việc phụ huynh hãy cùng bé tạo ra những sơ đồ tư duy đầy màu sắc mà trong đó hệ thống đủ các công thức toán học, đặc biệt là phép chia. Bên cạnh đó, cách học thông qua các khung trong sơ đồ tư duy sẽ hỗ trợ con vừa làm bài vừa xem công thức làm tăng khả năng ghi nhớ tốt hơn.
Cho bé tiếp xúc với những dạng bài tập toán chia lớp 3 vừa sức với con
Với tâm lý ba mẹ luôn luôn muốn con mình phải học thật giỏi và học tốt bằng cách cho bé làm thật nhiều bài tập để nâng cao kiến thức của con. Điều này không sai nhưng phụ huynh cần hiểu rõ năng lực học tập của bé. Không nên cho bé tiếp xúc với các bài tập quá nâng cao mà hãy luyện cho bé từ những nền tảng cơ bản nhất.
Trong quá trình làm bài, ba mẹ hãy cùng học với bé, cùng bé giải quyết các dạng toán lớp 3 khó, hướng dẫn và gợi ý cho bé cách làm bài. Từ đó, bé sẽ cảm thấy gần gũi với gia đình và tự tin hơn khi đối mặt với các bài kiểm tra trên trường. Ngoài ra, trong suốt quá trình làm bài, ba mẹ đừng quên động viên con, khuyến khích con cố gắng và hoàn thành các bài tập, chỉ bảo con khi con làm chưa đúng nhé.
Nguyên tắc vàng khi làm phép chia có dư lớp 3 mà bé cần nhớ
Đầu tiên, phương pháp dạy các bài toán phép chia có dư lớp 3 là cho bé tiến hành chia từng bước, dựa vào kết quả và tìm ra những phép chia có cùng số dư. Nguyên tắc này sẽ giúp trẻ kiểm tra kỹ hơn về kết quả của một bài toán.
Ví dụ như: 19 : 2 = 18 (dư 1 ); 24 : 5 = 4 (dư 4); 17 : 8 = 2 (dư 1). Do vậy, phép chia 19 : 2 và 17 : 8 có cùng số dư là 1. Từ các phép chia trên, bé có thể dễ dàng tổng hợp số dư giống nhau hơn.
Một dạng toán thứ hai mà bé cần nắm rõ chính là bài toán tìm x hoặc y. Khi giải các bài tập tìm ẩn, bé phải nắm quy tắc tìm số bị chia và tìm số chia. Ví dụ:
x : 6 = 5 (dư 1) → x = 6 x 5 +1 → x = 30 + 1 → x = 31.
Bài toán này tuân theo nguyên tắc:
- Muốn tìm số bị chia trong phép chia, ta lấy thương nhân với số chia đã biết.
- Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư, sau khi nhân thương với số chia thì ta đem kết quả vừa tìm cộng với số dư.
- Trường hợp số bị chia bớt đi phần dư thì khi đó là phép chia hết (số dư bằng 0) và thương không đổi.
Ngoài ra, ba mẹ cần hướng dẫn bé nắm những nguyên tắc cơ bản khác như: Phép chia có dư là phép chia có số dư khác 0 và lúc nào số dư cũng nhỏ hơn số chia. Bên cạnh đó, bé cũng nên học các công thức khi tìm số bị chia hay số chia và ghi nhớ rằng: Số bị chia luôn lớn hơn số chia.
Các phương pháp giải dạng toán phép chia có dư cho bé lớp 3
Sau đây là phương pháp giải các phép tính chia lớp 3 có dư dành cho bé.
Dạng 1: Cách tìm số dư trong phép chia có dư
Đây là dạng bài cơ bản nhất mà bé cần nắm. Để làm tốt dạng bài này, bé cần thực hiện các bước như sau:
- Đặt phép tính theo cột
- Thực hiện phép tính từ trái sang phải, từ hàng trăm, chục và đến hàng đơn vị.
- Bước cuối cùng là kiểm tra bằng tính chất đã học.
Ví dụ: Tính 178 : 3 = ?
- Bé lấy 1 : 3 không đủ, lấy 17 chia 3 bằng 5, viết 5.
- 5 nhân với 3 bằng 15.
- 17 trừ 15 bằng 2.
- Hạ 8, ta được 28.
- 28 chia 3 băng 9, viết 9.
- 9 nhân 3 bằng 27.
- 28 trừ 27 bằng 1.
- Vậy ta được 178 : 3 = 59 (dư 1)
- Kiểm tra lại kết quả, ta có: 59 x 3 +1 = 177 +1 = 178.
Dạng 2: Cách tìm số chia trong phép chia có dư
Thông thường, đối với phép chia có dư ta tìm số chia bằng cách lấy số bị chia trừ số dư và lấy tất cả chia cho thương. Phương pháp thực hiện vô cùng đơn giản theo ba bước sau:
- Bước 1: Bé tìm số bị chia và số dư theo đề bài đã cho sẵn.
- Bước 2: Bé tìm số chia theo công thức sau: Số chia = (số bị chia – số dư) : thương.
- Bước 3: Bé thực hiện phép tính và kiểm tra kết quả đã chính xác chưa.
Ví dụ: Tìm số chia trong phép chia có số bị chia là 245, số dư là 3 và thương là 2.
→ Áp dụng quy tắc trên, ta được số chia = (245 – 3) : 2 = 121.
Dạng 3: Cách tìm số bị chia trong phép chia có dư
Để tìm số bị chia trong phép chia có dư, bé lấy số chia nhân với thương và tất cả cộng với số dư đã biết. Nói một cách đơn giản, các bé hãy làm theo trình tự sau đây nhé:
- Bước 1: Bé tìm số dư và số chia theo như đề bài đã cho.
- Bước 2: Sau đó bé tìm số bị chia theo công thức sau đây: Số bị chia = (số chia x thương) + số dư.
- Bước 3: Bé tính ra đáp án, bắt đầu kiểm tra kết quả và kết luận.
Ví dụ: Tìm số bị chia trong phép chia có số chia là 5, số dư là 4 và thương là 3.
→ Áp dụng quy tắc trên, ta được số bị chia = (5 x 3) + 4 = 15 + 4 = 19.
Do vậy, việc học toán sẽ đối với con trở nên dễ dàng và trẻ sẽ chủ động học hơn nếu ba mẹ biết áp dụng các phương pháp giải toán phù hợp. Đặc biệt, nếu bé gặp khó khăn trong quá trình giải, thay vì ba mẹ đưa đáp án cho con dò mà hãy để bé có cơ hội tự tìm lời giải. Và đó cũng chính là cách dạy toán chia lớp 3 tốt nhất mà ba mẹ nên áp dụng ngay nhé.
Một số dạng bài tập toán vận dụng mà bé thường gặp
Sau khi nắm rõ các quy tắc làm bài tập toán chia lớp 3 và một số lưu ý dành cho ba mẹ khi dạy bé cách làm phép chia lớp 3, Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ đưa ra một số bài tập liên quan đến phép chia để bé luyện tập thêm tại nhà.
Cơ bản
Bài 1. Chọn câu trả lời đúng:
a. Số dư của phép chia 63 : 4 là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
b. Số dư của phép chia 35 : 5 là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
c. Trong phép chia có dư, số chia bằng 6 thì số dư lớn nhất có thể có là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
d. Phép chia nào dưới đây có cùng số dư với phép chia 57 : 2?
A. 48 : 7
B. 55 : 3
C. 64 : 4
D. 73 : 5
e. Một số chia cho 8 được 6 dư 2. Số đó là:
A. 51
B. 50
C. 52
D. 53
Đáp án: a. C – b. A – c. A – d. B – e. B
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
A. 222 : 3
B. 45 : 6
C. 98 : 3
D. 665 : 5
D. 347 : 6
Đáp số:
- 222: 3 = 74 (dư 0)
- 45 : 6 = 42 (dư 3)
- 98 : 3 = 32 (dư 2)
- 665 : 5 = 133 (dư 0)
- 347 : 6 = 57 (dư 5)
Bài 3. Tìm x, biết:
- x : 9 = 54
- 32 : x = 23
- 553 : x = 79
- x : 5 + 9 x 3 = 104
- 22 : (x : 2) = 22
Đáp án:
- x : 9 = 54
→ x = 54 x 9
→ x = 486.
- 32 : x = 23
→ 32 : 23
→ x = 1 (dư 9).
- 553 : x = 79
→ x = 553 : 79
→ x = 7.
- x : 5 + 9 x 3 = 107
→ x : 5 + 27 = 107
→ x : 5 = 80
→ x = 16.
- 22 : (x : 2) = 22
→ x : 2 = 22 : 22
→ x : 2 = 1
→ x = 2.
Bài 4. Giải các bài toán sau:
- Có 34 mét vải, may mỗi bộ quần áo hết 3 mét vải. Hỏi có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo như thế và còn thừa bao nhiêu mét vải?
- Một cửa hàng có 475 kg gạo tám thơm đóng vào các bao nhỏ, mỗi bao 7 kg. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu bao gạo để chứa hết số gạo đó?
- Đoàn khách du lịch có 40 người, muốn thuê xe loại 7 chỗ ngồi. Hỏi cần thuê ít nhất bao nhiêu xe loại đó để chở hết số khách?
- Cần có ít nhất bao nhiêu con thuyền để chở hết 77 người của đoàn qua sông, biết rằng mỗi thuyền chỉ ngồi được nhiều nhất là 8 người, kể cả người lái thuyền?
- Một thùng dầu 74 lít được chia đều vào 5 can dầu nhỏ. Hỏi mỗi can chứa bao nhiêu lít dầu? Thùng dầu còn lại thừa bao nhiêu lít dầu?
Đáp án:
- Số bộ quần áo có thể may nhiều nhất là: 34 : 3 = 11 (dư 1). Vậy ta có thể may được nhiều nhất là 11 bộ quần áo và còn thừa 1 mét vải.
- Số bao gạo có thể chứa là: 475 : 7 = 67 (dư 6). Vậy ta có thể chứa ít nhất 67 bao gạo và một bao gạo chứa thêm 6kg.
- Số xe du lịch có thể thuê hết số khách là: 40 : 7 = 5 (dư 5). Vậy ta có thể thuê ít nhất 5 xe khách loại 7 người và 1 chiếc xe khách để chứa 5 người còn lại.
- Mỗi chiếc thuyền có thể chở được số khách nhiều nhất mà không kể người lái thuyền là: 8 – 1 = 7 (người).
Số chiếc thuyền có thể chở là: 77 : 7 = 11 (chiếc thuyền)
Vậy có tất cả 11 chiếc thuyền chở hết 77 khách.
- Số lít dầu mà mỗi can dầu có thể chứa là: 74 : 5 = 14 (dư 4). Vậy mỗi can dầu chứa 14 lít dầu và thùng dầu còn lại chứa 4 lít dầu.
Nâng cao
Bài 1. Tìm y trong phép chia, có số bị chia là số lớn nhất có 2 chữ số, thương bằng 7 và số dư kém thương 6 đơn vị.
Đáp án:
Số bị chia là số lớn nhất có 2 chữ số nên ta có số bị chia là 99.
Số dư kém thương 3 đơn vị nên ta có số dư là: 7 – 6 = 1.
Số chia ta cần tìm là: (99 – 1) : 7 = 14.
Vậy số chia là 14.
Bài 2. Cho một số biết số đó chia cho 9 thì được thương là 45 và dư 2. Nếu lấy số đó chia cho 7 thì ta được kết quả là bao nhiêu?
Đáp án:
Số bị chia ta cần tìm là: (45 x 9) +2 = 407.
Khi lấy số vừa tìm chia cho 7, ta được: 407 : 7 = 58 (dư 1).
Vậy ta được kết quả là 58 và số dư là 1.
Bài 3. Một xe khách cỡ vừa có thể chở được 30 hành khách, một xe buýt cỡ nhỏ có thể chở được 8 hành khách, một xe khách cỡ lớn có thể chở 52 hành khách. Hỏi cần bao nhiêu xe buýt cỡ lớn để chở tất cả hành khách của 8 xe buýt cỡ nhỏ đầy hành khách và 13 xe buýt cỡ vừa đầy hành khách (đề thi Olympic Đông Nam Á)
Đáp án:
Số khách nhiều nhất mà xe buýt cỡ vừa có thể chờ là: 13 x 30 = 390 (hành khách).
Số khách nhiều nhất mà xe buýt cỡ nhỏ có thể chở là: 8 x 8 = 64(hành khách).
Tổng số hành khách của hai xe buýt cỡ vừa và nhỏ là: 390+ 64= 454 (hành khách).
Mà xe buýt cỡ lớn chở được nhiều nhất là 52 hành khách nên số xe buýt cần để chở hết 454 hành khách trên là: 454 : 52 = 8 xe và dư 38 hành khách.
Vậy để chở hết 454 hành khách cần 8 xe 52 chỗ để chở đầy hành khách và cần thêm một xe để chở 38 hành khách còn lại.
Trên đây là tổng hợp các phép chia lớp 3, những lưu ý cho phụ huynh khi hướng dẫn cho bé cách tính phép chia lớp 3, và các bài toán chia lớp 3 kèm đáp án. Luật Trẻ Em Thủ Đô hy vọng bài viết trên sẽ trở nên hữu ích với quý phụ huynh và các bé trong quá trình học tập và chinh phục thành công cách chia toán lớp 3 nhé.