Khám phá khoa học mầm non là một trong những hoạt động bổ ích giúp phát triển tư duy và năng lực của các em nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên, hiện nay cũng có rất nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có quá sức không khi bắt đầu dạy khoa học cho bé? Câu trả lời là không hề quá sức, bởi “KHOA HỌC” không phải là những gì “cao siêu” mà nó còn là những hiện tượng đơn giản diễn ra ngay trước mắt trẻ mỗi ngày. Cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

Có nên bổ sung kiến thức khoa học cho bé ở độ tuổi mầm non hay không?

Ở lứa tuổi từ 3 – 5, thế giới xung quanh vẫn còn rất lạ lẫm với bé. Bởi vậy, nếu ba mẹ biết cách lồng ghép những kiến thức khoa học cho bé kèm với một số thí nghiệm khoa học vui thì không chỉ kích thích được niềm vui khoa học mà còn đem lại cho con rất nhiều lợi ích như:

  • Tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ ý chí ham học hỏi, luôn muốn đặt câu hỏi và có thể giải thích được các hiện tượng thú vị xảy ra trong cuộc sống hằng ngày (ví dụ như mưa do hiện tượng bốc hơi nước, nắng nhờ có mặt trời, bóng đèn sáng nhờ dây tóc,…)
  • Khoa học cho trẻ cũng phần nào giúp con biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên và biết giữ gìn sản phẩm mình tự làm ra.
  • Khơi dậy và rèn dũa các kỹ năng quan trọng như: giao tiếp, quan sát, lắng nghe, tư duy,…
  • Để bé tự khám phá hơn thay vì ép buộc bé học là phương pháp giáo dục thú vị giúp bé ghi kiến thức lâu hơn, có thể tự giác nói và làm làm những điều mình thích.
  • Khám phá khoa học mầm non cũng giúp rèn luyện được tính kiên nhẫn ở trẻ rất hiệu quả.
khoa học vũ trụ cho bé mầm non
Ở độ tuổi mầm non, bé đã có thể tiếp cận với khoa học

Ba mẹ có thế dạy bé khám phá khoa học bằng những cách nào?

Dạy bé mầm non khám phá khoa học sẽ có rất nhiều phương pháp. Dưới đây là một số cách phù hợp cho các bé ở độ tuổi từ 3-5 mà ba mẹ có thể áp dụng. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể kết hợp các phương pháp với nhau khi dạy con, miễn là phù hợp với năng lực và sở thích của bé.

Xem Thêm:   Cách Dạy Con Tuổi 16 Giúp Ba Mẹ Thấu Hiểu Con Mình Hơn

Giúp con trả lời những câu hỏi về khoa học

Như đã nói ở trên, dù là khoa học vui cho trẻ mầm non thì cũng sẽ có “nghìn lẻ một” câu hỏi mà bé muốn được giải đáp, ví dụ như:

  • Tại sao lại có cầu vồng?
  • Vì sao cây xanh chỉ cần tưới nước là nó sống được?
  • Sao con lại thấy mây bay trên trời?
  • Tại sao con gấu ngủ đông?
  • Tại sao ông bà mới có tóc bạc?

Có không ít phụ huynh vì quá bận rộn hoặc cảm thấy phiền phúc vì con hỏi suốt ngày nên chỉ trả lời qua qua loa, thậm chí quát mắng để con đừng hỏi nữa. Điều này rất không nên. Ba mẹ lưu ý những tri thức ban đầu luôn để lại dấu ấn rất sâu trong tiềm thức của con trẻ. Nếu không cẩn thận sẽ rất dễ dẫn việc con nhận thức sai lầm, hoặc tâm lý rụt rè không dám đặt câu hỏi, nêu ý kiến của bản thân vì sợ bị la mắng.

Bởi vậy, ba mẹ hãy cố gắng giải đáp đơn giản nhất vấn đề mà bé đang thắc mắc. Thực tế là bé sẽ không thể hiểu hết những cách nói phức tạp của người lớn nên nhiều khi chỉ cần câu trả lời khái quát đơn giản là đủ làm trẻ gật gù và chuyển hướng sang những vấn đề khác.

khoa học cho bé
Khoa học cho bé mầm non nhiều khi chỉ là khám phá những hiện tượng xảy ra xung quanh bé

Nếu không có thời gian hoặc ba mẹ cũng không giải thích được, nhất là các kiến thức như khoa học vũ trụ cho bé, hãy “ghi nợ” tới khi rảnh hoặc lúc đã tìm hiểu kỹ càng thì hãy trả lời bé nhé!

Trò chơi khoa học dành cho trẻ ở lứa tuổi mầm non

Ba mẹ có biết rằng đến với “KHOA HỌC” chính là cơ hội để bé tha hồ học hỏi, tích lũy kiến thức ngay từ lúc nhỏ một cách hết sức tự nhiên. Bên cạnh việc truyền đạt hoặc trả lời câu hỏi, ba mẹ cũng có thể cho bé chơi một số trò chơi khoa học như:

  • Đếm các đồ vật quen thuộc: ví dụ như đồ chơi, đếm kẹo,… Qua đó, bé được học về các con số, vị trí của chúng và biết cách so sánh nhiều hơn – ít hơn trong Toán học.
  • Trò chơi bán hàng: việc đóng vai người bán – người mua giúp các bé hiểu hơn về quá trình buôn bán cũng như giá trị của thực phẩm, món đồ dùng mình có xung quanh.
  • Ném banh vào rổ: khi chơi trò này, bé sẽ phải vận động liên tục, đồng thời cảm nhận các chiều trong không gian, cao – thấp, gần – xa, nặng – nhẹ (của quả bóng),…
  • Trồng cây cùng bé: ba mẹ hướng dẫn bé làm đất cho vào chậu cây, gieo hạt, để nơi có ánh sáng. Sau đó nhắc bé nhớ tưới nước và theo dõi hàng ngày để thấy được sự phát triển của cây
  • Tập làm các loại bánh: bé sẽ nắm được phần nguyên liệu để làm ra, tên loại bánh, bánh có vị gì?,…
  • Tìm hiểu về tiếng kêu của các con vật xung quanh: cho bé có thêm nhiều kiến thức về thế giới động vật, thế giới tự nhiên,…
  • Cho các bé gái tập phối quần áo cho búp bê: với trò này, con sẽ được học về màu sắc, cách phối màu sao cho hợp lý,…
Xem Thêm:   Các Cách Dạy Con Không Đòn Roi Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
khoa học vui cho bé mầm non
Cho bé chơi trò chơi khoa học phù hợp với lứa tuổi cũng là một phương pháp học hiệu quả

Phim hoạt hình khoa học cho bé

Bằng cách xem phim hoạt hình khoa học, các bạn nhỏ có thể học cách thực hành và giải đáp các hiện tượng một cách chỉn chu nhất. Đây cũng là một trong những phương pháp giúp con khám phá khoa học mầm non cách tự nhiên và bé có thể tự áp dụng những gì mình học vào thực tế.

Những hình ảnh và lời nói trong phim được lặp đi lặp lại sẽ giúp con học một cách thụ động mà không cần phải cố gắng học và ghi nhớ như cách học thông thường.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra trẻ em tiếp thu nhanh hơn người lớn rất nhiều, đặc biệt là về khả năng ngôn ngữ. Không chỉ vậy, nếu cho bé xem phim khoa học bằng tiếng Anh trong lứa tuổi từ 5 đến 6, con sẽ vừa được học khoa học, vừa được tiếp cận với một ngôn ngữ thứ 2 rất tốt.

phim hoạt hình khoa học cho bé
Thế giới khoa học với muôn vàn điều kỳ thú sẽ được Pin và những người bạn giải thích qua những tập phim vui nhộn. (Pincode – Bé khám phá khoa học)

Kênh khoa học cho bé

Cho bé xem các kênh về chủ đề khoa học trên tivi hoặc mạng xã hội cũng là một cách giúp con có thêm kiến thức. Theo đó, bé có thể luyện khả năng nghe, quan sát, học các bước làm thí nghiệm khoa học,… Để việc học hiệu quả và tiết kiệm thời gian, ba mẹ có thể khéo léo lồng ghép các chủ đề con yêu thích vào như con vật, màu sắc, xe đồ chơi,… tạo cho bé sự hứng thú khi học.

Với các bạn nhỏ thích tiếng Anh và yêu khoa học, thích phiêu lưu, khám phá, ba mẹ hãy tìm các kênh Youtube nước ngoài để con thỏa niềm đam mê mà vẫn luyện Tiếng Anh cực đỉnh. Nhớ chọn lọc những kênh nổi tiếng, đảm bảo chất lượng nội dung và luôn theo dõi sát sao các video mà bé xem ba mẹ nhé!

Xem Thêm:   Quy tắc 20-20-2-20 để bảo vệ mắt cho bé khi học online

Tham gia lớp học, câu lạc bộ STEM

STEM vốn nổi tiếng là phương pháp giáo dục dành cho các em học sinh có niềm đam mê với các môn khoa học. Với STEM, bé sẽ được đi từ lý thuyết đến thực hành, từ kiến thức đến thực tế. Đặc biệt, cho bé tham gia các câu lạc bộ STEM là giúp các con vận dụng thuần thục kỹ năng đã được học, bên cạnh đó còn phát triển những kỹ năng và kiến thức khoa học một cách sáng tạo, điều này rất có ích cho cuộc sống của các con sau này.

khoa học vui cho trẻ mầm non
Cho bé học khoa học bằng cách tham gia lớp học hoặc câu lạc bộ STEM

Hiện nay, cũng đã có rất nhiều trường triển khai hình thức câu lạc bộ STEM như một cách để khuyến khích các em học sinh tham gia, nghiên cứu khoa học. Vì thế, ba mẹ cũng nên động viên bé tham gia các câu lạc bộ này để trẻ hứng thú học tập hơn, hăng say, sáng tạo hơn và tất nhiên là hiệu quả học tập cũng sẽ cao hơn.

Một số thí nghiệm khoa học vui cho trẻ mầm non

1. Bút chì xiên túi nước nhưng không làm nước chảy ra ngoài

Chuẩn bị:

  • 1 túi ni lông (túi làm từ polyethylene)
  • vài cây bút chì
  • Nước

Tiến hành thí nghiệm:

  • Đổ nước đầy vào túi nilon, sau đó buộc túi lại
  • Sử dụng các bút chì xiên vào túi nước

Giải thích:

Khi bé đổ nước trước rồi sau đó dùng bút chì xiên vào túi thì túi không bị rò nước ra ngoài vì đây là do nguyên lý của nó. Khi nilon bị phá vỡ bởi bút chì, các phân tử sẽ di chuyển lại gần nhau hơn, thắt chặt vào cây bút chì nên nước sẽ không bị rò ra ngoài.

khoa học cho trẻ
Thí nghiệm bút đâm xuyên qua bao nilon đựng nước nhưng nước không chảy ra ngoài

2. Giấy không bị ướt khi tô sáp màu

Chuẩn bị:

  • Giấy ô ly
  • Sáp màu
  • Nước

Tiến hành thí nghiệm:

Tô màu kín lên giấy trắng. Sau đó, mẹ cho bé đổ nước vào giấy. Bé thấy hiện tượng giấy tô màu rồi sẽ không bị thấm nước hay bị ướt như giấy thông thường.

Giải thích:

Sáp màu có dầu nên sẽ không bị ướt khi thấm nước. Từ thí nghiệm này ba mẹ rút ra có thể rút ra được bài học liên quan như khi đi dưới trời mưa, nếu bé mặc áo mưa thì sẽ không bị ướt. Đây là ví dụ đơn giản nhưng lại góp phần kích thích trí não của trẻ hoạt động và phát triển tốt.

kiến thức khoa học cho bé
Thí nghiệm với giấy đã tô màu, khi bé đổ nước lên sẽ không bị ướt

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể xem thêm những thí nghiệm khoa học cho bé vừa bổ ích vừa dễ thực hiện tại nhà ở bài viết này.

Hy vọng với trên, ba mẹ sẽ nắm được rõ hơn các phương pháp khám phá khoa học mầm non cho bé. Khi bắt đầu nhận thức và tìm hiểu về thế giới xung quanh, bé sẽ có muôn vàn những câu hỏi cần sự giải đáp từ cha mẹ. Vì thế, phụ huynh đừng quên đồng hành cùng con trong suốt quá trình học tập của bé nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *