Việc học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho trẻ nhỏ, đang là vấn đề được các bậc cha mẹ Việt Nam hết sức quan tâm. Nhiều người đặt câu hỏi “Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm?”, “Tác hại của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm là gì?”, “Bé 4 tuổi có nên cho đi học tiếng Anh?”… Đây là những lo lắng rất chính đáng của cha mẹ, do việc sử dụng tiếng Anh ngày càng phổ biến, và đang trở thành một trong các kỹ năng vô cùng quan trọng trong thế giới hội nhập và phát triển liên tục như ngày nay.
Mục Lục Bài Viết
Có nên cho trẻ học tiếng Anh từ sớm?
Các bậc cha mẹ Việt Nam thường có hai luồng ý kiến trái chiều về chủ đề này: đa số cha mẹ muốn con học ngoại ngữ càng sớm càng tốt trong khi một số khác lại muốn con tập trung vào tiếng mẹ đẻ trước khi học ngoại ngữ. Vậy có nên cho bé học tiếng Anh sớm?
Phân biệt giữa việc học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai và tiếng Anh song ngữ
Đầu tiên, chúng ta cần nhìn vào sự khác biệt giữa song ngữ và học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Trong các gia đình có bố nói tiếng Anh, mẹ nói tiếng Việt hoặc ngược lại, thì các con đã nghe được cả hai thứ tiếng từ lúc lọt lòng. Do đó, đa phần các bé này khá thoải mái khi sử dụng và hiểu cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Đây là song ngữ.
Tuy nhiên, hầu hết học sinh ở Việt Nam đang học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Điều này khác với song ngữ.
Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc học ngoại ngữ từ rất sớm có thể có tác động tiêu cực đến tiếng mẹ đẻ. Việc tiếp thu ngôn ngữ đầu tiên (tiếng Việt) của trẻ em có thể bị đình trệ nếu chúng “chìm đắm” trong chương trình giảng dạy ngôn ngữ thứ hai (tiếng Anh) trong thời gian dài tại trường mầm non hoặc nhà trẻ.
Do muốn con mình sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, một số cha mẹ thậm chí còn cảm thấy cần phải ngừng sử dụng tiếng Việt ở nhà, nhưng điều này có thể dẫn đến việc trẻ bị bối rối và giảm lòng tự trọng (vì nếu trẻ chỉ được học tiếng Anh thì trẻ sẽ khó giao tiếp bằng tiếng Việt với ông bà và mọi người xung quanh, trẻ cũng khó hoàn thành các nhiệm vụ học tập nếu sau này trẻ đi học ở một ngôi trường chỉ nói tiếng Việt). Đây là một nhược điểm khi trẻ học tiếng Anh sớm mà lại thiếu vắng những giờ thực hành tiếng mẹ đẻ.
Tuy nhiên trong thực tế việc cho trẻ học tiếng anh sớm còn có những tác hại như sau:
- Trẻ có thể sẽ bị rối loạn ngôn ngữ khi học tiếng Anh quá sớm không?
Trên thực tế, các bé trong độ tuổi từ 0-3 tuổi chưa thực sự trôi chảy ngôn ngữ mẹ đẻ, vì thế việc học tiếng Anh sẽ khiến trẻ tiếp thu một cách vô thức và sự pha trộn giữa hai ngôn ngữ Anh – Việt sẽ khiến cho trẻ rối loạn giữa các ngôn ngữ. Đây cũng là quan điểm nhiều ba mẹ cho rằng việc chưa thuần thục ngôn ngữ mẹ để sẽ khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thi không học tiếng Anh sơm. Tuy nhiên, đây chưa thực sự chính xác.
Khi trẻ lên 4 tuổi, trẻ sẽ ý thức được mình nên sử dụng ngôn ngữ nào trong trường hợp nào, hoàn cảnh nào vì thế ba mẹ nên biết khi nào nói tiếng Anh với trẻ và khi nào nói tiếng Việt. Từ đó sẽ giúp cho bé luyện tập thói quen trong giao tiếp ngôn ngữ. Nhưng theo các chuyên gia cho rằng thời điểm học tiếng Anh của trẻ là khi trẻ lên 3 tuổi.
- Học tiếng Anh sớm có là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói?
Trên thực tế, các bé đều bắt đầu nói những từ đầu tiên khi chúng ở độ tuổi 1 tuổi. Đến hai tuổi, bé sẽ nói được các cụm từ và 2 chữ trở lên. Nhưng với những trẻ học hai ngôn ngữ cùng lúc thì có thể dẫn tới hiện tượng trộn lẫn ngôn ngữ khiến người nghe sẽ khó hiểu và đây cũng không phải biểu hiện của sự phát triển lạ thường nào.
Ngược lại, cho bé học tiếng Anh từ sớm cũng mang lại nhiều lợi ích
Nếu trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh ở những năm đầu đời và có sự cân bằng giữa các ngôn ngữ thì trẻ sẽ có nhiều lợi thế trong việc học tiếng Anh, như là: có giọng tiếng Anh tốt hơn, có thời gian thực hành tiếng Anh nhiều hơn…
Do đó, việc có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm hay không và như thế nào còn tuỳ vào môi trường sống của trẻ, cách tiếp cận việc dạy tiếng Anh của cha mẹ và nhiều yếu tố nền khác.
Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi?
Độ tuổi nào là phù hợp để trẻ em bắt đầu học ngoại ngữ, có nên cho bé 3 tuổi học tiếng Anh, hay có nên cho trẻ mầm non học tiếng Anh?
Không thể tách độ tuổi học tiếng Anh của trẻ khỏi các yếu tố liên quan khác, chẳng hạn như môi trường học tập, động cơ thúc đẩy và chất lượng giảng dạy.
Trẻ em phát triển theo tốc độ không chỉ tính bằng năm mà đôi khi tính bằng ngày hoặc tháng. Não bộ của trẻ phát triển liên tục và có khuynh hướng thành công trong việc học bất kỳ điều mới nào, trong đó có ngôn ngữ. Trẻ em học ngôn ngữ thứ hai trước tuổi 15 có nhiều khả năng đạt được sự trôi chảy “như người bản xứ’” hơn. Với lại, khi được tiếp xúc với môi trường tiếng Anh từ nhỏ, các con sẽ có nhiều lợi thế để sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo hơn trong tương lai.
Trong 3-4 năm đầu đời, khả năng và thái độ học tập được hình thành ở trẻ. Do đó, bạn có thể cho con bạn làm quen với tiếng Anh trong giai đoạn này để đạt được sự thuận lợi tối đa trong việc học.
Cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh như ngoại ngữ thứ hai một cách thụ động, nhưng không nên chỉ tiếp xúc với tiếng Anh và loại trừ hoàn toàn tiếng mẹ đẻ.
Điều cha mẹ cần chú ý khi cho con học ngoại ngữ
Bất kể khi nào bạn cho con mình bắt đầu học tiếng Anh, bạn cũng nên nhớ rằng việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt nhất đến từ môi trường hỗ trợ xung quanh trẻ. Đây sẽ là một sự cân bằng khó khăn đối với các bậc cha mẹ vừa muốn con mình nói tiếng Anh tốt, nhưng cũng muốn con thông thạo hoàn toàn tiếng mẹ đẻ.
Đối với trẻ em học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, các nhà nghiên cứu khuyến nghị nên để các con được dành phần lớn thời gian học bằng tiếng mẹ đẻ trong những năm học mầm non. Và khi học ngôn ngữ thứ hai, các con cần nhận được sự hướng dẫn có chất lượng tốt, trong một môi trường thân thiện khuyến khích học tập, chứ không phải học tiếng Anh là một điều cưỡng ép.
Mỗi trẻ sẽ có một sở thích và một tốc độ phát triển khác nhau, cho nên bạn đừng quá lo lắng liệu có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm không, hay tác hại của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm là gì… mà hãy để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên. Bạn chỉ cần tạo một môi trường thật tốt để trẻ có thể vừa học vừa chơi với tiếng Anh một cách hiệu quả là được.