Dạy bé học Toán tại nhà đúng cách là một trong những việc quan trọng mà phụ huynh không nên lơ là. Bởi dạy bé làm Toán tại nhà không chỉ giúp cải thiện kết quả học tập mà còn giúp con có thêm thời gian rèn luyện cùng những con số. Vậy làm thế nào để việc dạy và học Toán trở nên hiệu quả? Có mấy phương pháp dạy trẻ học Toán? Cho bé tập làm quen với Toán như thế nào cho đúng cách? Hãy cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô tìm hiểu các cách dạy bé học Toán nhanh chóng và hiệu quả nhất trong bài viết này nhé!

1. Trẻ thường gặp những khó khăn gì khi học Toán?

Đối với môn Toán, các bé sẽ phải thích ứng, làm quen với rất nhiều con số và phép tính mới mẻ. Vì vậy, trong quá trình bé tập làm Toán thì việc gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Để có thể giúp bé tự tin vượt qua những trở ngại về môn học khô khan này, đầu tiên ba mẹ cần phải tìm hiểu những nguyên nhân chính như:

1.1 Toán học yêu cầu sự chính xác tuyệt đối

Trái ngược với những môn khoa học xã hội, Toán học là một bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Theo đó, nó đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối khi bé học làm Toán. Hơn thế nữa, trong môn Toán chỉ có hai kết quả là sai hoặc đúng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho trẻ khi phải tìm ra những đáp số chính xác mà còn vô tình tạo ra áp lực khi bé giải Toán sai. Ngoài ra, khi làm Toán, các con còn cần phải đi theo đúng chuẩn mực của các phương pháp giải.

dạy bé làm toán
Toán là môn học đòi hỏi bé phải tìm đáp số chính xác tuyệt đối

1.2 Trẻ bị kìm nén sự tự do, sáng tạo

Không phải tự nhiên mà môn Toán bị gắn mác “khô khan”. Lý do chính đó là phương pháp và giáo trình giảng dạy môn Toán hiện nay khiến các bé buộc phải học theo những cách tính truyền thống và nhàm chán. Không chỉ vậy, các bạn nhỏ cũng không được lồng ghép hay áp dụng tư duy sáng tạo của riêng mình vào việc giải Toán. Tất cả các bài tập, lời giải hay đáp số đều phải đáp ứng đúng và đủ theo quy chuẩn của giáo viên, nhà trường hoặc của bộ giáo dục đã đặt ra trước đó.

1.3 Những áp lực về tâm lý

Dạy và học Toán cho bé không đúng cách sẽ rất dễ gây ra áp lực, kể cả đối với người lớn khi dạy bé học. Áp lực về tâm lý đầu tiên bé có thể gặp phải là sự mệt mỏi và cảm thấy chán nản mỗi khi ngồi vào bàn học. Ngay từ đầu, nếu tư duy của bé về Toán học bị gò bó và áp đặt trong các định nghĩa nhàm chán thì hiện tượng tâm lý này sẽ bắt đầu xuất hiện và kéo dài rất lâu. Kèm theo đó, bé sẽ áp lực hơn khi đối mặt với điểm số bởi vì kết quả chỉ có đúng hoặc sai nên điểm số mà bé nhận được cũng được rất khắt khe. Điểm số không tốt sẽ khiến bé cảm thấy tự ti, thua kém và trở nên sợ hãi trước sự trách mắng của ba mẹ.

dạy trẻ học toán
Dạy Toán không đúng cách rất dễ gây ra áp lực cho các bé

1.4 Kiến thức được học chỉ là lý thuyết

Đây thực sự là vấn đề muôn thuở, không chỉ đối với các bé còn nhỏ mà ngay cả người lớn chúng ta khi học Toán. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này là do trong quá trình giảng dạy, các em chưa thực sự hiểu hết và biết cách vận dụng Toán học vào thực tế.

Xem Thêm:   10 Phần Mềm Học Toán Miễn Phí Cho Bé Tốt Nhất Hiện Nay

Bên cạnh đó, đa số chúng ta cũng thường lầm tưởng môn Toán và các số liệu Toán học chỉ áp dụng được trong một số ngành nghề về kỹ thuật hay xây dựng,… Thế nên, việc dùng các ví dụ thực tế để áp dụng vào giải Toán và học Toán còn rất hạn chế. Tuy vậy, trên thực tế là dạy bé học Toán còn giúp các con rèn luyện và trau dồi các kỹ năng khác như: tư duy logic, tư duy phản biện,… nếu phụ huynh chúng ta nắm được phương pháp dạy – học đúng cách.

2. 4 cách dạy bé tập làm quen với Toán hiệu quả

2.1 Cho trẻ làm quen với Toán

Đầu tiên, trước khi cho bé học Toán, ba mẹ hãy giải thích để bé hiểu về môn Toán như: môn Toán sẽ dạy bé điều gì? Tại sao bé phải học Toán?,… Sau đó mới bắt đầu dạy Toán cho bé bằng cách làm quen với các khái niệm cơ bản về Toán học. Đó có thể là các khái niệm đơn giản như: to – nhỏ, cao – thấp, lớn nhất – nhỏ nhất, nặng – nhẹ,… Để làm tốt bước này, ba mẹ hãy lấy ví dụ trực tiếp từ cuộc sống xung quanh cho bé dễ hiểu bài.

Ví dụ 1: cái bánh to – cái bánh nhỏ, cái bàn cao – cái bàn thấp,…

Ví dụ 2: đưa ra một bức tranh bao gồm có nhiều loài động vật mà bé rất yêu thích như con voi, con hươu cao cổ, con kiến, con giun,…

Sau đó đưa ra các câu hỏi cho bé tự trả lời: tổng cộng bức tranh có bao nhiêu con? Theo con, con vật nào nặng nhất? Con nào nhỏ nhất? Con nào cao nhất?…

Hoặc cùng một bức tranh đó nhưng ba mẹ hãy hướng dẫn bé làm quen với các khái niệm Toán học đơn giản từ việc nhóm các con vật. Bằng cách yêu cầu khoanh tròn các nhóm con vật to nhất, nhỏ nhất, cao nhất… Chắc chắn là trẻ sẽ rất thích hoạt động thú vị này đấy!

giúp bé học Toán nhanh
Nên cho bé làm quen với Toán bằng các phép tính đơn giản và lấy ví dụ từ các đồ vật gần gũi xung quanh

2.2 Dạy trẻ bằng nhiều phương pháp

Để giúp bé học Toán nhanh, ba mẹ không nên áp dụng các phương pháp cũ, dạy theo khuôn mẫu có sẵn vì chúng chỉ khiến trẻ nhàm chán và không có động lực trong học tập. Theo đó, hãy dựa theo đam mê, sở thích của trẻ để áp dụng các phương pháp học Toán phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp dạy và học Toán cho trẻ em cho ba mẹ tham khảo:

Dạy con tập đếm

Tập đếm luôn là bài học đầu tiên với các con khi bắt đầu làm quen với môn Toán. Để bài học thêm phần thú vị, mẹ nên dạy bé tập đếm những vật gần gũi xung quanh như đồ vật trong nhà, ngón tay, bánh kẹo, con chó, con mèo, con gà,… Đi từ phạm vi 5, 10 sau đó mới tăng dần lên đến 20, 30,…

Cho bé làm quen với khái niệm “tổng số”

Muốn dạy bé phép cộng, trước hết phụ huynh phải giới thiệu cho bé hiểu tổng số là gì. Hãy dạy bé từ từ và tốt nhất là áp dụng các ví dụ thực tiễn khi làm Toán để bé dễ hiểu hơn ba mẹ nhé!

Ví dụ: mẹ cho bé 3 cái kẹo và đặt câu hỏi cho bé “trong tay con đang có tổng cộng tất cả bao nhiêu cái kẹo nào?”. Nếu bé trả lời sai, me hãy nhẹ nhàng giải thích rằng số cuối cùng bé đếm được đó chính là tổng số. Ví dụ, bé đếm từ 1 – 3, số 3 là số cuối cùng và nó cũng chính là tổng số kẹo bé có.

cho bé học Toán
Trước khi cho con làm quen với các phép tính, ba mẹ hãy dạy bé tập đêm thành thạo

Dạy bé cộng trừ

Cộng trừ là phép tính cơ bản mà bé nào cũng cần phải thực hành thành thạo. Thế nhưng, với những bé mới làm quen với 2 phép tính này thì sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là các bé mới vào lớp 1. Sau đây, Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ hướng dẫn ba mẹ dạy bé cộng, trừ bằng 2 ví dụ đơn giản:

Xem Thêm:   Mách ba mẹ cách dạy con giải các bài toán tính nhanh lớp 2

Ví dụ 1: Mẹ hãy đưa cho bé 5 cái bút, sau đó xin lại bé 1 cây và đặt câu hỏi: “con cho mẹ 1 cây bút thì bây giờ con còn lại mấy cây?”. Đồng thời, mẹ hãy hướng dẫn con tìm đáp số bằng cách bé đếm lại số cây kẹo bé còn giữ trong tay và giải thích rằng số lượng cây kẹo mà con vừa đếm chính là đáp số cần tìm.

Với lần đầu, chắc chắn bé sẽ chưa thể hiểu và chưa trả lời đúng được ngay, nhưng mẹ hãy kiên nhẫn dạy bé mỗi ngày, làm nhiều ví dụ với nhiều đồ vật khác nhau, giảng giải nhiều lần, dần dần bé sẽ hiểu rằng 5 (đơn vị) mà bị mất 1 (đơn vị) sẽ chỉ còn lại 4 (đơn vị). Với phương pháp vừa chơi vừa học đơn giản này, phụ huynh vừa giúp con tập đếm, làm quen được với 2 khái niệm Toán là “tổng số” và “phép trừ” ở mức cơ bản nhất. Nếu con có hứng thú và muốn học nhiều hơn, ba mẹ có thể hướng dẫn cho con về khái niệm “ít hơn”, “nhiều hơn”.

Ví dụ 2: Tương tự, mẹ hãy hướng dẫn bé làm phép cộng bằng những đồ vật, đồ chơi bé thích thì sẽ càng hiệu quả hơn. Chẳng hạn, khi dẫn con đi siêu thị mua đồ chơi, nếu bé thích ô tô ba mẹ có thể mua cho con 1 chiếc ô tô đồ chơi, sau đó ba mẹ hãy hỏi bé: “nếu bây giờ mẹ mua một chiếc ô tô nữa thì con có mấy chiếc ô tô nào?”.

Để giúp bé hiểu và tìm ra câu trả lời nhanh nhất, mẹ hãy lấy thêm một chiếc ô tô cầm trên tay cùng với chiếc ô tô đã mua, hướng dẫn bé đếm và giải thích 2 cái ô tô vừa đếm được chính là “tổng số” ô tô bé có, “mua thêm” chính là “phép cộng”; và “thêm” hay “cộng” chính là khái niệm nhiều hơn.

Dạy bé phân loại và so sánh đối tượng, sự vật

Phân loại và so sánh các sự vật với nhau không phải là bài Toán dễ đối với các bé. Tuy nhiên, mẹ hãy dạy bé từ từ, bắt đầu từ những món đồ chơi sẵn có của bé. Sau đó mới dần nâng lên những đồ vật phức tạp hơn bằng các đồ dùng trong nhà.

cách dạy bé học Toán
Dùng đồ chơi hoặc các dụng cụ học tập nhiều màu sắc để thu hút sự chú ý của trẻ

Hãy chuẩn bị cho bé một vài cái rổ đựng đồ chơi. Sau đó, mẹ để lẫn các đồ chơi lại với nhau và yêu cầu bé hãy xếp vào rổ mỗi rổ 2 cái cho đến khi hết đống đồ chơi đó. Khi bé đã thành thạo, mẹ có thể tăng độ khó lên 3, 4, 5 món/rổ hoặc nhóm các đồ chơi giống nhau chung 1 rổ với nhau.

Nếu không có rổ đồ chơi, ba mẹ có thể in ra giấy hoặc sử dụng flashcards với những hình ảnh của các đồ vật, con vật và làm tương tự như trên.

Sử dụng giáo cụ trực quan nhiều hơn

Để giúp các con vui học Toán thì sử dụng giáo cụ trực quan là điều không thể bỏ qua. Giáo cụ trực quan được hiểu đơn giản là những dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy, giúp cho trẻ có thể hiểu được điều mà ba mẹ, thầy cô đang truyền đạt cho bé. Trong những ví dụ nêu trên thì các món đồ chơi, đồ vật, con vật, flashcards,… chính là những giáo cụ trực quan. Đối với môn Toán, que tính cho bé học Toán là một trong những giáo cụ trực quan quen thuộc và được sử dụng nhiều nhất.

Ngoài ra, phương pháp dạy học này còn được thể hiện dưới các hình thức khác như: thí nghiệm thực tế, phim ảnh, video, bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ trên bảng,…

2.3 Rèn luyện cho con thói quen đọc sách

Các bé trong độ tuổi Tiểu học nói chung, trẻ chuẩn bị lên lớp 1 nói riêng có vốn từ vựng và kiến thức khá hạn chế. Do vậy, việc đọc sách từ lúc 5 – 6 tuổi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thói quen đọc sách là tốt nhưng nếu ba mẹ để trẻ tự mình đọc thì không những không hiệu quả mà còn làm bé nhanh chán.

Thay vào đó, phụ huynh hãy dành thời gian rảnh của mình để đọc sách cho trẻ nghe, vừa rèn luyện, vừa giúp con trau dồi vốn từ và bồi dưỡng cho trẻ niềm yêu thích với sách. Ba mẹ nên chọn những quyển sách, truyện kể có nhiều hình ảnh minh họa bắt mắt, ngộ nghĩnh và thú vị để thu hút sự chú ý của trẻ. Nhờ vậy, khi đọc có thể lồng ghép việc học Toán bằng cách đặt các câu hỏi liên quan như: “Bạch Tuyết và 7 chú lùn thì có tổng cộng là mấy người?”, “nếu 1 trong 7 chú lùn đi xa thì sẽ còn lại bao nhiêu chú lùn?”,…

Xem Thêm:   Bỏ Túi Bí Kíp Dạy Bé Đọc Chữ Cái Nhanh & Nhớ Lâu Hơn
bé tập làm quen với Toán
Đọc sách cũng là thói quen tốt giúp bé cải thiện môn Toán

Không chỉ vậy, đọc sách nhiều cũng giúp trẻ có thêm tính kiên nhẫn – một đức tính tốt, cần phải có khi học Toán.

2.4 Luôn tôn trọng và làm bạn với con

Đối với các bậc phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh Việt Nam thì việc làm bạn với con là một điều không hề dễ dàng. Đây là một vấn đề cần được giải quyết triệt để bằng cách ba mẹ hãy để bé được nói lên ý kiến của riêng mình. Có thể những ý kiến đó của bé chưa chắc đã chính xác hoàn toàn nhưng việc tôn trọng sẽ khuyến khích con phát triển các kỹ năng giao tiếp, tư duy và đầu óc phán đoán.

Những lưu ý khi bố mẹ dạy bé học Toán mẫu giáo

Khi dạy bé học Toán tại nhà, ba mẹ hãy tìm cách phối hợp các phương pháp dạy sao cho phù hợp và khơi gợi được sự hào hứng để môn Toán đối với bé không còn là nỗi sợ hãy hay chỉ là những con số khô khan.

học Toán cho trẻ em
Tìm ra phương pháp dạy và học phù hợp để bé không cảm thấy sợ môn Toán

Đặc biệt, ba mẹ cũng nên lưu ý mỗi bé có một khả năng tiếp thu, tốc độ xử lý thông tin và học hỏi khác nhau, do vậy phụ huynh chúng ta không so sánh con với những đứa trẻ khác, hoặc quá áp đặt đến tốc độ tiến bộ của con. Thay vào đó, hãy khích lệ và dành cho bé những lời khen khi con học hành tiến bộ.

3. Một số câu hỏi thường gặp khi bắt đầu dạy bé học Toán tại nhà

3.1 Có nên cho bé học thêm môn Toán không?

Theo một số khảo sát, hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh cho trẻ tham gia các lớp học thêm môn Toán. Đây là một việc làm tốt nhưng ba mẹ lưu ý chỉ nên cho các bé học thêm Toán khi con đã lên Tiểu học. Ở độ tuổi nhỏ hơn, việc học thêm là chưa thực sự cần thiết. Hơn nữa, các bé trong giai đoạn từ 4 – 6 tuổi cần được khuyến khích phát triển nhiều hơn các kỹ năng mềm.

Khi đăng ký cho bé các lớp học thêm môn Toán, ba mẹ cũng nên trao đổi trước và cùng con sắp xếp thời gian biểu hợp lý để không gây phản ứng ngược, khiến trẻ quá tải, mất hứng thú với việc học Toán.

3.2 Có nên cho bé làm Toán nâng cao không?

Việc cho bé học thêm Toán nâng cao chỉ áp dụng khi con thực sự đã nắm rõ phần kiến thức cũng như thành thạo cách giải Toán cơ bản. Nếu bé không muốn, ba mẹ cũng đừng ép buộc bé nhé!

3.3 Làm thế nào để bé không sợ hãi môn Toán?

Nhiều ba mẹ thấy bé sợ môn Toán là bình thường, chỉ cần để thời gian cho trẻ thích nghi và tìm lớp phụ đạo cho bé là được. Tuy nhiên, điều này phụ huynh cần phải lưu tâm hơn vì việc gây áp lực cho trẻ sẽ rất dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm lý.

Chương trình Học Toán Cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ giúp việc dạy bé học Toán tại nhà của bố mẹ trở nên đơn giản hơn. Những kiến thức Toán học khô khan cũng sẽ dễ hiểu, dễ nhớ hơn với những lời giải thích cụ thể và ví dụ sinh động trong chương trình. Đừng bỏ lỡ chương trình dạy bé học Toán online được thiết kế riêng dành cho trẻ em với nhiều nội dung đặc sắc và được cập nhật liên tục tại Luật Trẻ Em Thủ Đô các ba mẹ nhé!

4. Nên tìm các lớp học thêm Toán ở đâu?

4.1 Thuê gia sư

Tìm một gia sư dạy Toán chuyên nghiệp vừa giúp các bé được học đúng phương pháp, vừa giúp ba mẹ có thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên lạm dụng việc thuê gia sư vì sẽ dễ dẫn đến sự xa cách giữa ba mẹ và con cái.

4.2 Đăng ký tại trung tâm

Đăng ký học Toán tại các trung tâm là một lựa chọn tuyệt vời nếu ba mẹ không có nhiều thời gian để có thể dạy bé học Toán ở nhà. Hiện nay, ngoài các lớp học truyền thống thì nhiều trung tâm còn tổ chức các lớp học Toán online, vừa tiện lợi vì có thể học ngay tại nhà, ba mẹ không cần mất thời gian đưa đón mà chất lượng vẫn được bảo đảm.

Trên đây là những phương pháp giúp ba mẹ dạy bé học Toán tại nhà hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Luật Trẻ Em Thủ Đô hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất cho con yêu của mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *