Trong 2 năm đầu đời, trẻ như một trang giấy trắng và dần dần học hỏi mọi thứ xung quanh thông qua việc giao tiếp và vui chơi. Vì vậy, sẽ có rất nhiều thứ ba mẹ phải dạy cho bé ở giai đoạn này. Ba mẹ cũng cần biết cách chọn lọc những thứ phù hợp với độ tuổi của con. Trong bài viết dưới đây, Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh cách dạy bé 2 tuổi sao cho trẻ phát triển một cách tự nhiên mà vẫn thông minh và vượt trội nhất.

Bé 2 tuổi nên học gì?

Dạy bé 2 tuổi độc lập và tự tin

Ba mẹ phải hiểu được rằng các bạn nhỏ lứa tuổi này rất thích giúp đỡ người lớn, nhất là phụ giúp ba mẹ làm các việc nhà. Đối với các bé 2 tuổi, ba mẹ nên để con tự làm mọi thứ giống người lớn đang làm để bé học được sự độc lập và tự tin.

dạy trẻ 2 tuổi
Bé 2 tuổi là đã có thể giúp ba mẹ làm việc nhà

Bên cạnh đó, người lớn cũng nên khuyến khích trẻ thực hiện những nhiệm vụ mà có thể bé không hoàn thành làm được nhưng vẫn có thể giúp ba mẹ như: vứt rác vào sọt, nhận thư, quét nhà, mang đồ khi đi siêu thị, cho thú cưng ăn,…

Tăng cường khả năng tập trung 

Khả năng chú ý của các bé 2 tuổi rất hạn chế. Bởi vậy, cách để dạy bé 2 tuổi tăng mức độ tập trung chú ý, phụ huynh nên giao cho bé một nhiệm vụ cụ thể. Tiếp theo, cổ vũ, khích lệ bé hoàn thành nhiệm vụ đó. Nếu bé hoàn thành tốt thì sẽ dành những lời khen ngợi, động viên hoặc tặng con một món quà nhỏ. Còn nếu bé không thể tập trung hoặc không chịu làm theo thì hãy dành một chút để làm cùng con ba mẹ nhé!

Nếu chưa biết phải dạy bé 2 tuổi những gì để con có sự tập trung, ba mẹ có thể tham khảo một số mẹo sau đây:

Xem Thêm:   Những Cách Dạy Trẻ Mầm Non Tại Nhà Vô Cùng Hữu Ích

Ví dụ 1: Nếu bé đang chơi các trò chơi như tô màu, đọc sách, giải đố,… thì ba mẹ hãy ngồi cạnh để đảm bảo là bé hoàn thành toàn bộ hoạt động đang làm trước khi bé đứng dậy hoặc bỏ đi làm việc khác. Đặc biệt, ba mẹ nhớ nhắc bé phải dọn dẹp sạch sẽ đồ chơi, đồ dùng học tập trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Ví dụ 2: Trong giờ ăn, ba mẹ nên cho bé ngồi yên đúng vị trí và ăn xong thì mới được đứng dậy. Tuyệt đối không để bé vừa ăn vừa chơi.

Cư xử đúng mực nơi công cộng và hiểu ý nghĩa của từ chối

Dạy trẻ 2 tuổi những gì để bé biết cách cư xử đúng mực với người lớn? Trẻ 2 tuổi thường chưa để ý nhiều đến những người xung quanh. Vì thế, phụ huynh cần dạy bé yêu cách cư xử phù hợp để tránh việc bé ăn vạ, khóc nhè,… và ba mẹ phải nổi cơn thịnh nộ khi ở nơi công cộng. Trước tiên, hãy đưa ra những nguyên tắc khi đưa bé ra ngoài như: nói với bé ra ngoài để làm gì? Với ai? Đồng thời, ba mẹ cũng nên học cách kiềm chế và nhẫn nại khi bất chợt bé không nghe lời và mè nheo nơi đông người.

cách dạy con khi 2 tuổi
Ba mẹ đừng quên dạy bé lễ phép, biết cách cư xử đúng mực nhé!

Một mẹo nhỏ cho ba mẹ là không nên nhượng bộ khi nghe tiếng khóc của con. Đồng thời phải kiên nhẫn dạy bé rằng đôi khi con sẽ không thể có được mọi thứ mình mong muốn nếu chỉ biết ăn vạ. Ngoài ra, ba mẹ cũng không nên cho bé ngay thứ mà bé thích mà hãy đánh lạc hướng hoặc cho bé thời gian tìm kiếm được đồ vật đó. Dần dần, các con sẽ hiểu được ý nghĩa của từ chối thông qua những hành động mà ba mẹ diễn tả cho bé.

Cách giữ vệ sinh cá nhân

Bé 2 tuổi nên học gì để có thể tự giữ vệ sinh cá nhân là một câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Để dạy trẻ 2 tuổi thực hành vệ sinh cá nhân tốt, xây dựng thói quen tốt mỗi ngày để bé quen dần với chế độ này thì ba mẹ đừng quên áp dụng các hoạt động sau:

  • Rửa tay bằng xà bông trước và sau bữa ăn, khi chơi xong, sau khi đi vệ sinh
  • Tắm rửa mỗi ngày
  • Để bé thoải mái vui đùa nhưng phải biết giữ đồ chơi sạch sẽ
  • Khi hắt hơi, ngáp ho thì nên lây tay che miệng
  • Biết dùng khăn giấy khi xì mũi
  • Chải tóc gọn gàng, cắt móng tay và móng chân thường xuyên, không có thói quen mút ngón tay,…
Xem Thêm:   Áp Dụng Phương Pháp Easy Cho Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào Là Hiệu Quả?
dạy trẻ 2 tuổi những gì
Dạy bé thói quen rửa tay bằng xà phòng để bảo vệ sức khỏe

Cách tôn trọng người khác

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu tò mò và muốn được khám phá cách mọi thứ xung quanh theo cách của mình. Tuy vậy, ba mẹ cũng nên áp dụng các quy tắc để con học được cách tôn trọng người khác ngay cả khi bé thất vọng hay không được đáp ứng.

Những hành động mà ba mẹ có thể tham khảo để bé thực hiện nguyên tắc này đó là:

  • Dạy bé biết nói cảm ơn khi nhận quà hay nhận được sự giúp đỡ từ người khác;
  • Hãy nói lời xin lỗi khi ai đó di chuyển hoặc thu hút sự chú ý của bé;
  • Thực hiện giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với người khác
  • Hãy xin lỗi bé khi bạn làm sai điều gì đó
  • Không nên xô đẩy hoặc đánh gây tổn thương người khác dưới bất kỳ hình thức nào
  • Biết chia sẻ đồ chơi hoặc vật dụng với bạn bè,…

Đảm bảo an toàn cho bản thân

Cách dạy con khi 2 tuổi thì an toàn là bài học quan trọng hàng đầu. Lý do là vì đây là độ tuổi mà các con không còn sợ hãi hoặc không hiểu hết về những tình huống có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, ba mẹ nên tìm hiểu các phương pháp dạy để có thể hướng dẫn con một cách tự nhiên nhất. Ví dụ như:

  • Dạy bé không tự ý rời khỏi vòng tay ba mẹ khi ở nơi công cộng
  • Bé không nên nói chuyện hoặc tiếp xúc với người lạ.
  • Nếu muốn qua đường, bé phải thận trọng quan sát thật kỹ hoặc nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
  • Ba mẹ không được để bé tự mình chạy ra bãi đậu xe.
  • Luôn để bé trong tầm ngắm mỗi khi đi ra ngoài.
bé 2 tuổi học gì
Để bảo đảm con được an toàn, hãy dạy bé cách nói “Không!”

Quý trọng thời gian

Cách tốt nhất để dạy các bé 2 tuổi hiểu và biết quý trọng thời gian đó là ba mẹ nên thiết kế cho bé một thời gian biểu cụ thể. Song, vì các bé chưa biết đọc chữ nên ba mẹ hãy bạn nên thiết kế dưới dạng hình ảnh thay để bé thực sự hiểu thời gian biểu của mình. Dưới đây là những hoạt động cho ba mẹ tham khảo để thiết kế thời gian biểu cho bé:

  • Tạo thói quen trước khi đi ngủ: đánh răng, đi vệ sinh, rửa tay, thay đồ ngủ, đọc truyện,….
  • Khi thức dậy, bé cần phải vệ sinh, rửa tay, đánh răng, tự mặc quần áo, ăn sáng,…
  • Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập đúng giờ,…
Xem Thêm:   Những Bài Thơ 20/11 Tri Ân Thầy Cô Và Mái Trường
dạy bé 2 tuổi những gì
Quý trọng thời gian là một thói quen tốt cần được rèn dũa ngay từ nhỏ cho bé

Phát triển khả năng ngôn ngữ

Bé 2 tuổi rưỡi học gì? Đối với các em bé trên 2 tuổi thì âm nhạc luôn là điều cuốn hút và dễ tiếp thu nhất. Vì vậy, ba mẹ hãy để bé thoải mái ca hát, nhảy múa hay khám phá cơ thể bằng âm nhạc. Phụ huynh có thể mở nhạc có lời để bé hát và nhảy theo những bài hát yêu thích hoặc nếu có thời gian thì cùng bé chơi nhạc với đàn piano, guitar, organ,… Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dạy cho trẻ tự làm các dụng cụ âm nhạc từ nhiều vật dụng khác trong nhà bằng các vật liệu đơn giản và an toàn như: gỗ, giấy, tre, ống nhựa,… để bé có thể tự cảm nhận âm nhạc của riêng mình. Việc để cho bé nghe, vỗ tay, nhảy theo tiếng nhạc hoặc múa theo nhạc chính là một cách tuyệt vời để giúp bé phát triển thể chất và trí thông minh.

Những bài hát phù hợp cho các bé 2 tuổi có thể kể đến như: ABC song, bé tập đếm số, các bài hát về các con vật,… Ba mẹ biết không, các bài hát này không chỉ giúp trẻ học thêm nhiều từ mới mà còn giúp con phát triển tài năng âm nhạc của mình nữa đấy!

Câu hỏi thường gặp về cách dạy trẻ 2 tuổi

Trẻ 2 tuổi đã nhận biết được màu sắc chưa?

Ở độ tuổi này, ba mẹ hoàn toàn có thể dạy bé nhận biết và gọi tên các màu sắc. Đây chắc chắn là một hoạt động thú vị giúp bé nhanh chóng nhận diện được các màu sắc qua sự nổi bật của chúng.

Trẻ 2 tuổi đã đếm đến 10 không?

Hầu hết trẻ 2 tuổi đều có khả năng ghi nhớ và đếm được các con số trong phạm vi 10. Các bé đếm được đến con số bao nhiêu cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách dạy và truyền đạt của ba mẹ đấy!

Trẻ 2 tuổi thường nói được bao nhiêu từ?

Thông thường ở độ tuổi lên 2, trẻ có thể dễ dàng bắt chước và phát âm được từ 1-2 từ quen thuộc như: ba ba, mẹ, bà bà, mẹ ơi, xin chào, bye bye,…

Trên đây là một số gợi ý của Luật Trẻ Em Thủ Đô cho ba mẹ dạy bé 2 tuổi để bé được phát triển toàn diện từ thể chất đến trí thông minh tuyệt vời. Trẻ tuổi lên 2 cần được cha mẹ bên cạnh, dạy dỗ và dẫn dắt bé đến với môi trường rộng lớn bên ngoài. Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ sẽ có thêm thật nhiều kinh nghiệm để dạy con đúng cách.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *