Trong những ngày gần đây, báo chí có đăng tải vụ việc một người phụ nữ giả làm y tá bắt cóc trẻ sơ sinh. Vậy hành vi bắt cóc trẻ em hiện nay theo quy định của pháp luật bị xử lý như thế nào?

1. Trẻ em là gì?

Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.

2. Quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em

Hướng dẫn cách phòng chống bắt cóc trẻ em - Vnkid Việt Nam

Trẻ em là đối tượng được pháp luật ưu tiên bảo vệ.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 thì bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Điều 47 Luật Trẻ em 2016  quy định các yêu cầu bảo vệ trẻ em bao gồm:

– Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:

+ Phòng ngừa;

+ Hỗ trợ;

+ Can thiệp.

– Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Xem Thêm:   Từ Vựng Thông Dụng Về Chủ Đề Quần Áo Trong Tiếng Anh

– Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

– Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em là các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với trẻ em được quy định theo khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em 2016.

3. Hành vi bắt cóc trẻ em bị xử lý hình sự như thế nào?

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người có hành vi bắt cóc trẻ em tùy theo mục đích, tình tiết thực hiện hành vi phạm tội mà có thể cấu thành một trong các tội danh sau đây:

Xem Thêm:   6+ Cách Vẽ Hoa Sen Đơn Giản Nhất Cho Bé Phát Triển Năng Khiếu

3.1. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi với mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

(Căn cứ Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

3.2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Người nào bắt cóc trẻ em làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân.

(Căn cứ Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

3.3. Tội mua bán người dưới 16 tuổi

Người nào thực hiện một trong các hành vi như:

– Chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ em để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo.

– Chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ em để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

– Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp trẻ em để thực hiện 02 hành vi ở trên.

Thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán người dưới 16 tuổi với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân.

Xem Thêm:   Toán Soroban là gì? Trẻ Thông Minh Hơn Khi Được Tiếp Cận Với Toán Soroban

(Căn cứ Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

3.4. Tội bắt cóc con tin

Người nào bắt, giữ hoặc giam trẻ em làm con tin nhằm cưỡng ép cơ quan, tổ chức, cá nhân … làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc con tin với mức hình phạt tối đa lên đến 15 năm tù.

(Căn cứ Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).