Cho hỏi có bắt buộc trẻ em phải tốt nghiệp mẫu giáo mới được học lớp 1 năm 2022? Câu hỏi của chị Thúy đến từ thành phố Vinh.
Mục Lục Bài Viết
Giáo dục mẫu giáo thuộc hệ thống giáo dục nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật giáo dục 2019 về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Như vậy, giáo dục mẫu giáo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Có bắt buộc phải tốt nghiệp mẫu giáo mới được học lớp 1?
Theo quy định tại Điều 14 Luật giáo dục 2019 quy định như sau:
Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Như vậy, theo quy định của Luật giáo dục năm 2019 thì giáo dục tiểu học là giá dục bắt buộc. Không có quy định bắt buộc trẻ học giáo dục mẫu giáo. Do vậy, không bắt buộc trẻ phải tốt nghiệp mẫu giáo mới được học lớp 1.
Bên cạnh đó, Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã không còn quy định về hồ sơ nhập học cho trẻ vào lớp 1, Sở giáo dục và đào tạo của từng địa phương quy định cụ thể về vấn đề này.
Tuy nhiên, về cơ bản các Sở giáo dục và đào tạo các địa phương đều quy định hồ sơ nhập học cho con vào lớp 1 gồm những loại giấy tờ sau đây:
– Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 1 (theo mẫu) với trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp hoặc in phiếu trên hệ thống đối với trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến;
– Bản sao Giấy khai sinh hợp lệ;
– Bản sao sổ hộ khẩu (không cần chứng thực kèm theo bản chính để đối chiếu) hoặc giấy hẹn hoàn thành thủ tục nhập khẩu hoặc sổ tạm trú, giấy xác nhận cư trú tại địa phương.
Tùy theo quy định về thủ tục tuyển sinh vào lớp 1 của từng trường, có những trường sẽ yêu cầu thêm Sổ tạm trú dài hạn hay giấy khám sức khỏe và ảnh của trẻ.
Như vậy có thể thấy không bắt buộc trẻ pghair tốt nghiệp mẫu giáo mới được học lớp 1.
Giáo dục mẫu giáo có vai trò gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật giáo dục 2019, giáo dục mẫu giáo có vai trò sau đây:
– Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
– Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Như vậy, tuy không trẻ em phải tốt nghiệp mẫu giáo nhưng giáo dụng mầm non là yếu tố đóng vai trò hình thành yếu tố đầu tiên, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Trẻ em bao nhiêu tuổi được học lớp 1?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học, học lớp 1 được quy định như sau:
– Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi.
Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
– Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.