Bạo hành trẻ em từ lâu đã được công nhận là một vấn đề cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Trẻ em là những mầm non non nớt chưa có kỹ năng tự bảo vệ mình. Vì vậy, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của người thân, gia đình và xã hội. Vậy bạo hành trẻ em là gì hãy cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô tim hiểu chi tiết nhé.

Bạo hành trẻ em là gì?

Trong giai đoạn gần đây thì rất nhiều vụ việc bạo hành trẻ em được đưa trên các phương tiện truyền thông đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đến rất nhiều người về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Bảo vệ trẻ em và quyền lợi chính đáng của trẻ em giờ đây đã không còn là trách nhiệm riêng của mỗi gia đình mà nó cần sự chung tay của cả xã hội để tạo ra môi trường phát triển và giáo dục tốt nhất cho trẻ em. Tất cả những hành vi cố ý gây tổn hại đến tinh thần, thể xác của trẻ em đều bị pháp luật xử lý.

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em về bản chất được hiểu là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dùng, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ. Bất kỳ ai cũng có thể có hành vi bạo hành trẻ em, kể cả cha mẹ, người trông nom hay đứa trẻ khác.

Theo Cục bảo vệ cộng đồng, trẻ em và người khuyết tật của Queensland, Úc thì bạo hành trẻ em được chia thành 5 dạng là bạo hành thể chất, bạo hành tình dục, bạo hành tâm lý, bỏ bê và lạm dụng.

Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay

Trẻ em bị bạo hành - ai là người cứu trẻ?

Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Nguyên nhân trước hết là nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào bị xem nhẹ. Nhiều người coi chuyện đánh con là bình thường. Sự dồn nén tâm lý của một người do những khó khăn về kinh tế hoặc vì các chất kích thích… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em.

Thời gian phải giãn cách xã hội do dịch COVID-19 vừa qua cho thấy sự hạn chế di chuyển và các biện pháp cách ly khác kèm theo áp lực về xã hội, kinh tế hiện hữu… đã làm tăng bạo lực gia đình, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ.

Công tác phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương để tham vấn, tư vấn và giải quyết khẩn cấp cho các trường hợp phụ nữ cần hỗ trợ về bạo lực cũng tăng lên 40% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 30 trường hợp giải cứu khẩn cấp.

Phòng Tham vấn của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển có 511 người đến tham vấn trực tiếp, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, số phụ nữ đến các Ngôi nhà bình yên ở Hà Nội và Cần Thơ trong thời gian này là 72 người, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê của Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội, chỉ tính riêng trong tháng 4-2020 (thời gian thực hiện giãn cách xã hội), Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 750 cuộc gọi đề nghị trợ giúp, trong đó hơn 200 cuộc cần sự can thiệp về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và những vấn đề liên quan đến sang chấn tâm lý.

Xem Thêm:   Zack Steffen: Ngôi sao trẻ của bóng đá Mỹ

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), ở nhiều quốc gia trên thế giới, bạo lực gia đình cũng tăng từ 30-300%.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, bạo lực trẻ em trong gia đình có những ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ đối với trẻ. Khi chứng kiến bạo lực gia đình, trẻ sẽ trong tình trạng luôn căng thẳng, sợ hại, tâm lý tiêu cực, thiếu tập trung. Nhiều trẻ không có khả năng chơi tích cực, lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn, sống khép kín. Có những trẻ lại theo chiều hướng thích gây rối, bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy; thậm chí học theo hành vi của người lớn, tiến hành bạo lực với người khác. Trẻ bị bạo hành hoặc chứng kiến bạo lực gia đình thường có xu hướng thiếu tin tưởng vào người lớn; có em bỏ nhà ra đi; chán nản, có ý nghĩ tự tử thậm chí có em đã tự tử…

Dẫn chứng từ thiết bị Scan MRI (quét não bộ) đo chỉ số IQ của trẻ em cho thấy, nếu trẻ em bị xâm hại, bạo lực hay là nhân chứng của những hành động này trong 3 năm đầu đời, hàm lượng chất xám bị giảm đi đáng kể.

Nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em

Bạo hành trẻ em là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp?

Các nghiên cứu về tâm lý trẻ em cũng cho rằng: những đứa trẻ không được  chăm sóc và dạy dỗ chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, thích sử dung bạo lực, thậm chí bất cần, dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình, trước hết phải kể đến nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ, nhiều thói quen, phong tục, tập quán như văn hoá  khiến cho người ta coi chuyện đánh con là bình thường và xem đó là quyền của cha mẹ phải dạy cho con nên người.

Do thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền trẻ em nói riêng, chưa được các cấp, các ngành quan tâm, đấu tranh loại bỏ, tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho các bậc cha mẹ về quyền trẻ em.

Từ việc gia đình không có được một chức năng bình thường, cho đến sự thiếu thông đạt, sự khiêu khích của người phối ngẫu, hay sự dồn nén tâm lý của một người, hoặc vì các chất kích thích như rượu, thuốc, hoặc vì thiếu một cuộc sống tâm linh, cho đến những sự khó khăn về kinh tế,… đều dẫn đến bạo hành trẻ em. Kết quả của những sự nghiên cứu về bạo hành đã chứng minh rằng những người có hành vi bạo lực thường muốn chế ngự người khác. Một người có hành vi bạo lực chẳng những có thể dùng vị trí thượng phong về thể lý, mà còn có thể dùng những khả năng trỗi vượt về tinh thần, tâm lý, về kiến thức, uy quyền, sự thông đạt, và ngay cả về phương diện mầu da, hay tiếng nói …

Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì họ không muốn có sự  liên quan đến họ.

Vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa được coi trọng, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị bạo lực

Xem Thêm:   Phim 18+ là gì? Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim và xem phim 18+?

Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em (khoảng 50% tổng số vụ vi phạm) và các thành viên khác trong xã hội phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự.

Bên cạnh đó, pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống, chưa có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng; chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em. Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: Cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái.

Bạo hành trẻ em bị phạt thế nào? Có phải đi tù không?

Dạy con bằng đòn roi rất đáng sợ nhưng có một loại bạo hành còn khủng khiếp  hơn

Điều 37 Hiến pháp 2013 nêu rõ, các hành vi xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ bê, lạm dụng, bóc lột sức lao động hay các hành vi khác xâm hại đến quyền trẻ em đều bị nghiêm cấm.

Theo đó, người nào có hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý như sau:

Bạo hành trẻ em có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng

Căn cứ Điều 52, 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cha mẹ, ông bà và người thân trong gia đình có hành vi hành hạ trẻ em nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt như sau:

– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu: Đánh đập gây thương tích; lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích.

Ngoài ra, Nghị định 144 còn quy định nhiều mức phạt khác khi thực hiện các hành vi bị cấm liên quan đến trẻ em như:

Bạo hành trẻ em có thể bị phạt tù đến 05 năm

Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Như vậy, nếu thường xuyên thực hiện hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình với mức phạt tù từ 02 – 05 năm.

Phát hiện bạo hành trẻ em, báo cho ai để tố cáo?

Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 | Mầm non Bàu Cát

Là bất cứ ai, nếu phát hiện trẻ em bị xâm hại, bạo hành hãy liên hệ ngay tới tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em để được hỗ trợ.

Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền thông thuộc Cục Trẻ em.

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, hãy thông tin, báo cáo ngay qua:

Xem Thêm:   Tiềm năng và Triển Vọng Tương Lai Của Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Curaçao

TỔNG ĐÀI QUỐC GIA BẢO VỆ TRẺ EM 111

Khi gọi đến tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em để báo về bạo hành trẻ em, các chuyên viên sẽ trực tiếp hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ:

– Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân.

– Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.

– Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.

– Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.

– Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.

– Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em…

Các giải pháp hạn chế tình trạng bạo hành trẻ em

Sở y tế tỉnh An Giang

Cần nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực, xâm hại đối với trẻ em. Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên, cộng đồng và bản thân trẻ em.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em; sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Internet, trong đó có những quy định cụ thể về việc quản lý các trang web, các trò chơi game online trực tuyến nhằm tiếp thu những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của giới trẻ, đồng thời hạn chế tối đa những tiêu cực mà loại hình giải trí này gây ra.

Cần phải thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác Đoàn, Đội. Môi trường gia đình có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách, do đó cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo. Chính quyền địa phương phải quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực.

Tiếp tục củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ trung ương đến cơ sở; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức trong việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phát triển đội ngũ cán bộ xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên đến tận thôn, bản, khu, ấp…

Trên đây là những thông tin, quy định về vấn đề: Thế nào là bạo hành trẻ em? Bạo hành trẻ em đi tù bao nhiêu năm? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới nhé.