Các hoạt động tiếng Anh cho trẻ mầm non, các chủ đề bài học mẫu giáo và các bài tập vui nhộn dành cho trẻ em đã trở thành một khía cạnh quan trọng của việc dạy ngoại ngữ. Có rất nhiều phương pháp, kỹ thuật và công cụ có thể hỗ trợ cha mẹ trong việc tìm hiểu cách dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến cha mẹ một số hoạt động tiếng Anh cho bé học tiếng Anh mẫu giáo mà bạn có thể thực hiện tại nhà cùng với các bé.
Mục Lục Bài Viết
Học tiếng Anh dành cho trẻ mầm non
Một số người không chắc việc cho trẻ từ 3 – 6 tuổi bắt đầu học ngoại ngữ (như là tiếng Anh) có đúng không, và một số tin rằng chúng ta đang áp đặt trẻ quá nhiều khi yêu cầu con như vậy, nhưng điều này không hoàn toàn chính xác. Khoa học đã chứng minh rằng trẻ em ở độ tuổi này có một tiềm năng mạnh mẽ trong việc thu nhận gần như vô hạn thông tin mới. Vì vậy, việc con học ngôn ngữ thứ hai cũng không thành vấn đề.
Dựa trên sự phát triển thì việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non thường được chia thành 2 nhóm: nhóm 3 – 4 tuổi và nhóm 5 – 6 tuổi. Các bé 3 – 4 tuổi bị hạn chế hơn – thường chỉ dựa trên các hoạt động, chơi trò chơi, ca hát và nhảy múa; với các bé 5 – 6 tuổi thì phương pháp học tiếng Anh cho bé mẫu giáo được mở rộng bằng các kỹ thuật kể chuyện, chơi đóng vai và đóng kịch. Những chủ đề bài học tiếng Anh trẻ em về vui chơi và tương tác là công cụ cơ bản để học ngôn ngữ thứ hai, phát triển ngữ pháp cũng như từ vựng ở cả 2 nhóm tuổi.
Các chủ đề tiếng Anh cho bé mầm non
Dưới đây là các chủ đề mà cha mẹ có thể tham khảo trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non:
Lời chào hỏi
Hello! Good morning! Good afternoon! Good evening! Good night! Goodbye!
Bạn có thể thực hành nói hello và goodbye bằng cách gõ vào gỗ và nói “Hello! Is there anybody home?”, và vẫy tay khi nói “Goodbye!”
Chơi trò chơi “day and night” (bạn có thể dùng trò chơi này để dạy bé những cặp từ đối lập như morning/evening, summer/winter, big/small,…). Luôn giải thích tại sao bạn chơi trò chơi này và giới thiệu những luật chơi cho trẻ.
Ví dụ: “chúng ta ngồi xuống khi chúng ta nói evening vì chúng ta mệt mỏi sau một ngày dài, và chúng ta đứng lên khi chúng ta nói morning vì sau đó chúng ta thức dậy khỏi giường để sống một ngày mới”.
Những con số
Đầu tiên, bạn dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non các số từ 1 – 10, khi bé đã thành thạo thì dạy từ 10 – 20.
Dùng thẻ thông tin (flashcard), viết số trên bảng hoặc tìm những trò chơi có số trên internet. Nếu bạn dùng những thẻ có số lật úp, bạn có thể chơi với con trò đoán số mỗi khi con rút thẻ ra.
Bạn cũng có thể kết hợp các con số và màu sắc bằng hoạt động tô màu cho số, ví dụ: “One is yellow. Two is red. Three is blue…”
Các bộ phận cơ thể
Giới thiệu từ body.
Vừa nói to, vừa chỉ vào các bộ phận cơ thể, như: hair, head, face, eyes, ears,…
Dùng phương pháp TPR (phản xạ toàn thân): Show me your head/shoulders…, hoặc minh họa các cụm từ: I wash my hair/face…
Cho con vẽ các bộ phận cơ thể dễ vẽ, dùng flashcard hoặc vẽ lên bảng.
Dạy con hát bài hát tiếng Anh cho trẻ mầm non nổi tiếng “Head, Shoulders, Knees and Toes”. Cho con ngồi xuống và chỉ vào các bộ phận cơ thể trong khi hát.
Các loài động vật
Dạy tiếng Anh cho bé mẫu giáo tên của các loài vật nuôi trong nhà và động vật hoang dã. Nếu bạn có hình ảnh hoặc đồ chơi về các loài động vật, hãy đưa cho con và yêu cầu con bắt chước âm thanh của những loài vật này.
Học tiếng Anh qua bài hát cho trẻ mầm non về chủ đề động vật: “Old McDonald had a Farm”, “Five little Monkeys”, “Baa Baa Black Sheep”.
Thời tiết và bốn mùa
Sun, moon, cloud, rain, thunder, snow.
Lặp lại các từ night/day và các buổi trong ngày: morning, afternoon, evening.
Autumn, winter, spring, summer.
Nếu trẻ không biết bất kỳ từ nào ở trên, bạn có thể dạy bằng tiếng Việt trước và dạy tiếng Anh sau.
Sử dụng các hoạt động thông thường để dạy: hình vẽ, thẻ bài, tô màu…
Cùng học tiếng Anh cho trẻ mầm non với những bài hát về thời tiết như “Rain, rain, go away”
Với từ rain, giới thiệu với trẻ từ umbrella.
Thực phẩm – trái cây và rau quả
Dạy những từ này bằng tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo một cách chậm rãi. Sử dụng các hình ảnh, hình vẽ, flashcard hoặc thực phẩm thực tế. Nói về những chủ đề cụ thể. Bạn có thể bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện, ví dụ như hỏi trẻ những thứ con thích và không thích ăn.
Bạn có thể dùng phương pháp trò chuyện này bằng tiếng Việt, nhưng luôn nhắc trẻ nhớ các từ bằng tiếng Anh nhé. Ở chủ đề này, bạn cũng có thể giới thiệu các từ: breakfast, lunch, dinner, và các động từ: eat và drink.
Các trò chơi tiếng Anh cho bé mẫu giáo
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non qua trò chơi cũng rất phổ biến và được nhiều phụ huynh áp dụng. Những trò chơi đơn giản này có thể được tổ chức theo chủ đề cụ thể hoặc là một bài tập tổng hợp dành giúp trẻ học tiếng Anh dễ dàng và nhớ lâu hơn:
Trò chơi bịt mắt đoán đồ vật
Dùng khăn bịt mắt để trẻ không nhìn thấy gì. Xếp một vài đồ vật mà con quen thuộc (như là đồ chơi), để con mô tả về đồ vật đó và đoán chúng là gì.
Hoạt động này giúp trẻ thực hành việc nói tiếng Anh. Trẻ có thể mô tả vật đó cứng hay mềm, cạnh tròn hay không…
Trò chơi truy tìm kho báu
Bạn làm một danh sách bằng tiếng Anh cho trẻ mầm non các món đồ như thước kẻ, bút chì, hoặc một chú chó đồ chơi, giấu những món đồ này xung quanh phòng và yêu cầu trẻ đi tìm chúng. Thậm chí, bạn có thể cung cấp cho trẻ manh mối từ một “bản đồ kho báu” do bạn làm ra.
Trò chơi đoán chữ
Trò chơi đơn giản này là một cách tuyệt vời để trẻ thực hành các từ mà con đã học. Bạn có thể chọn một chủ đề cụ thể rồi chơi cùng con, ví dụ như “đoán cảm xúc”. Trẻ sẽ mô tả các trạng thái khác nhau như buồn hoặc vui và biểu lộ khuôn mặt khi chúng cảm thấy như vậy. Bạn cũng có thể dùng các flashcard cảm xúc để chơi trò này.
Trên đây là tổng hợp những hoạt động thú vị khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non tại nhà mà bố mẹ có thể áp dụng. Việc dạy tiếng Anh cho bé ở độ tuổi này đòi hỏi sự kiên nhẫn của bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ hãy kiên trì và ghi nhận những tiến bộ của con mỗi ngày. Ngoài ra, nếu không có thời gian bên cạnh con nhiều hoặc không tự tin về chuyên môn của mình, phụ huynh cũng có thể nhờ sự trợ giúp của các trung tâm giáo dục khác.