Trẻ từ 3 đến 5 tuổi có khả năng bắt chước âm thanh và cách phát âm tốt hơn người lớn. Đây cũng là giai đoạn vàng mà trẻ học tập hào hứng, ham thích khám phá, tò mò về thế giới nên sẽ dễ dàng tiếp cận văn hoá mới, ngôn ngữ mới. Thấu hiểu điều này, nhiều ba mẹ bắt đầu chạy đua với việc dạy bé học tiếng Anh hoặc gửi con đến các Trung tâm ngoại ngữ bất chấp trẻ có thích hay không. Trước khi quyết định cho con làm quen với ngôn ngữ mới, ba mẹ hãy nhớ cân nhắc 3 điều sau để tránh “lợi bất cập hại”.
Mục Lục Bài Viết
Tìm hiểu lợi ích thật sự của việc học ngoại ngữ
Đừng chỉ cho con đi học theo phong trào, bệnh thành tích hoặc vì mọi người khuyên nên làm như thế. Chính ba mẹ là người cần nắm vững lợi ích của học ngôn ngữ để cho con lộ trình phát triển tự nhiên nhất.
- Trẻ phát âm chuẩn, phản xạ tự nhiên: khi lên 3 tuổi bé sẽ có khả năng “bắt chước” rất nhanh. Lúc đó, cho bé học ngoại ngữ sớm một cách tự nhiên sẽ giúp trẻ phát âm và cảm thụ ngôn ngữ tốt hơn những ai học một cách ý thức, ép buộc.
- Tự tin trong giao tiếp: bé cảm thấy thoải mái, tự nhiên khi tham gia lớp học ngoại ngữ và nghĩ nó như là một hoạt động vui chơi. Những hoạt động này giúp bé tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội sau khi trưởng thành.
- Tạo nền tảng khám phá thế giới xung quanh: Những chủ đề học ngoại ngữ của trẻ gần gũi nhưng rất đa dạng. Từ một chủ đề, trẻ sẽ tìm hiểu, khám phá, đặt câu hỏi với những vật, những việc liên quan. Từ đó, trẻ sẽ biết cách liên kết các sự vật, sự việc khi gặp tình huống ngoài xã hội và chọn cách giải quyết tình huống phù hợp. Điều đó giải thích tại sao bố mẹ cho trẻ học ngoại ngữ sớm thì chỉ số IQ, EQ của trẻ cao hơn đáng kể, khả năng giải quyết các tình huống phức tạp nhanh hơn và tốt hơn những đứa trẻ khác.
Những điều cần tránh khi cho con học ngoại ngữ
Con phát âm chưa rõ, chưa nói thạo tiếng Việt hoặc học ngoại ngữ lúc chưa biết tiếng Việt nên khi học tiếng này thì lại đọc chữ cái theo phiên âm tiếng khác. Cả tiếng Tây và tiếng ta lộn xộn làm các bé rối trí không biết học như thế nào.
Quan tâm trẻ quá mức
Các bậc phụ huynh thường đứng quan sát bé trong lớp học làm bé khó tập trung, hoặc khi con học tại nhà thì giúp con làm bài tập, khiến bé ỷ lại và lười biếng hơn.
Ép buộc con học
Quan trọng nhất là phương pháp tiếp cận, vì hầu như áp lực tâm lý của phụ huynh đang làm khổ các bé. Trẻ 3-5 tuổi còn yếu, bộ não chỉ tiếp thu kiến thức nhất định như tô màu, nghe kể chuyện… nên nếu bị ép viết, làm toán, hay học ngoại ngữ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương tay, hệ thần kinh, hạn chế khả năng giao tiếp làm trẻ phát triển không toàn diện.
Cách dạy con học tiếng Anh tại nhà
Nhiều ba mẹ chọn dạy trẻ học tiếng Anh – là ngôn ngữ phổ biến nhất. Những bí quyết dưới đây sẽ phần nào đem lại hiệu quả trong cách dạy con học tiếng Anh tại nhà cho ba mẹ.
Tạo môi trường tiếng Anh cho bé
Trước hết, mẹ hãy cho bé làm quen với ngôn ngữ này một cách thụ động. Chẳng hạn, vào những khung giờ nhất định ở trong phòng, mẹ hãy bật những bài hát hoặc chuyện cổ tích bằng tiếng Anh cho con nghe. Mỗi lần chỉ cần kéo dài khoảng 15 đến 20 phút là vừa đủ. Khi con lớn hơn, mẹ có thể tăng thêm thời lượng nghe. Công cụ tốt nhất để tạo môi trường nghe cho con là các bài hát thiếu nhi. Mẹ có thể tìm thấy rất nhiều kênh nhạc thiếu nhi bằng tiếng Anh trên Luật Trẻ Em Thủ Đô hoặc các kênh youtube nước ngoài dành cho trẻ em. Với các câu chuyện, mẹ có thể mở những video ngắn có bao gồm hình ảnh cho sinh động.
Nghe-nói nhiều hơn đọc-viết
Học đọc, viết quá sớm khiến trẻ không thoải mái và dễ hình thành tâm lý “ghét học”. Việc con có thể làm giỏi nhất là bắt chước vì vậy ba mẹ hãy tạo điều kiện cho con được nói tiếng Anh và nghe tiếng Anh nhiều hơn. Nếu có điều kiện hãy cho con làm quen với những người bạn nước ngoài. Một đoạn hội thoại với du khách nước ngoài ở công viên cũng giúp con tăng sự tự tin và hào hứng. Nó có thể bắt đầu bằng: “Hello! How are you?”, và kết thúc bằng “I’m fine, thank you, and you”. Điểm mấu chốt là bé có cơ hội để ứng dụng những gì mình được học một cách tự nhiên nhất.
Biến ngôn ngữ thành hình ảnh
Cách học dễ ghi nhớ nhất là học bằng hình ảnh. Phụ huynh có thể giúp con học từ vựng mới theo nhiều cách sinh động. Ví dụ học và nhớ tên các đồ vật trong nhà bằng tiếng Anh, học từ bằng bộ card hình ảnh, học từ mới bằng video clip vui nhộn trên youtube. Bất kỳ hoạt động nào như: trò chơi, nhạc họa, diễn kịch, các trò chơi tương tác với hình ảnh sinh động… đều nên được ứng dụng để học ngôn ngữ.
Sau khi tìm hiểu cặn kẽ về lợi ích, sai lầm thường gặp và mẹo hay cho con học ngoại ngữ từ sớm, bây giờ ba mẹ đã có thể đưa ra quyết định đúng đắn để việc học không phải là “con dao hai lưỡi” với bé.
Bí kíp giúp ba mẹ có thể đồng hành cùng con trong quá trình học tiếng Anh
Làm thế nào để các bậc phụ huynh có thể giúp đỡ và dạy bé đọc tiếng Anh tốt hơn? Và 3 điều sau đây chính là câu trả lời cho ba mẹ:
Xác định mục tiêu cho con học tiếng Anh
Trước khi muốn bắt đầu đăng ký lớp tiếng Anh cho bé học, ba mẹ cần xác định mục tiêu như: học tiếng Anh để du học; hướng con đến các công việc liên quan đến ngoại ngữ sau này; học cho bằng bạn bằng bè; hoặc nhiều khi chỉ để khỏa lấp nỗi bất an của phụ huynh khi nhiều con của bạn mình bé nào cũng giỏi tiếng Anh?… Việc xác định mục tiêu ít nhiều sẽ tác động rất đến tinh thần cũng như sự phối hợp giữa ba mẹ và con trong quá trình học. Điều này sẽ giúp ba mẹ tìm được cho con phương pháp học tiếng Anh cho bé mới bắt đầu phù hợp và đúng đắn nhất.
Tạo môi trường để con học và hành tiếng Anh mọi lúc mọi nơi
Có thể ba mẹ chưa biết rằng ngôn ngữ trong giai đoạn trẻ tiếp thu từ 0 – 3 tuổi sẽ rất nhanh đi vào tiềm thức, trẻ ghi nhớ nhanh và lâu đồng thời có thể bắt chước theo bản năng. Do vậy, ba mẹ đừng nghĩ rằng bé phải giỏi tiếng Việt đã rồi mới có thể học thêm ngôn ngữ thứ hai. Ba mẹ hoàn toàn có thể dạy bé nói tiếng Anh để bé tiếp nhận đồng thời hai ngôn ngữ và tập nói song ngữ ngay từ nhỏ.
Có 2 hình thức nghe khi con bắt đầu học tiếng Anh cho trẻ nhỏ:
- Nghe vô thức: Là hình thức nghe tự nhiên và cũng là cách dạy trẻ em học tiếng Anh không mang tính ràng buộc, ba mẹ có thể áp dụng cho trẻ trong độ tuổi 0 – 3. Theo đó, vào bất kỳ lúc nào trong ngày, phụ huynh cũng có thể mở các bài hát tiếng Anh từ các chương trình hoạt hình ca nhạc vui nhộn nổi tiếng như Little Baby Bum, CoComelon, Mầm Chồi Lá tiếng Anh… hay các chương trình kể cổ tích bằng tiếng Anh cho con nghe.
- Nghe có chủ đích: Khi bé bắt đầu bập bẹ biết nói chính là lúc quá trình tiếp nhận ngôn ngữ của con bước sang giai đoạn mới là giai đoạn cho bé tập nói (khoảng từ 9 tháng đến 1 tuổi). Lúc này, ba mẹ hãy cho con xem các chương trình, video mang tính chất giáo dục với những bài học tiếng Anh cơ bản, dạy bé học bảng chữ cái, học đếm số, học phân biệt màu sắc, hình dạng hoặc các kỹ năng sống thường ngày để con “ghim” vào tiềm thức những từ vựng tiếng Anh. Ví dụ như khi dạy bé đọc tiếng Anh từ “sitdown” (ngồi xuống) hay “stand up” (đứng lên), ba mẹ hãy vừa nói vừa dịch sang tiếng Việt, vừa làm các hành động tương ứng để bé hiểu và bắt chước theo,…
Là người bạn truyền cảm hứng cho con học tiếng Anh
Trẻ con rất thích bắt chước những gì người lớn làm, nhất là ba mẹ – người thân tiếp xúc, giao tiếp với bé hằng ngày. Vì thế, nếu ba mẹ hào hứng với việc học tiếng Anh hay thích nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Anh thì con cũng có xu hướng như vậy. Ba mẹ đừng quên rằng khi chọn ngoại ngữ là tiếng Anh cho bé học, nếu không thể làm thầy giáo của con thì hãy cố gắng là người bạn học tốt nhất của con.
Cách cho bé học tiếng Anh tại nhà hiệu quả, ba mẹ cần lưu ý đó là:
- Sẵn sàng đối mặt với những lỗi sai về ngữ pháp, phát âm hay chính tả và sẵn sàng sửa sai cùng con, không tạo dựng tâm lý xấu hổ cho trẻ khi trẻ đánh vần.
- Trước khi ngồi vào bàn học, hãy cố gắng tạo hứng thú cho con ví dụ như bắt đầu với một trò chơi, đố vui nho nhỏ bằng tiếng Anh,…
- Khuyến khích con học theo sở thích của mình, không áp đặt trẻ.
- Không ép con học quá nhiều, chỉ nên học khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày và nên xen kẽ giờ giải lao.
- Cùng con nói tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ như nói những câu đơn giản thông dụng như: hello (xin chào), good bye (tạm biệt), good morning (chào buổi sáng), good night (chúc ngủ ngon),…
- Chủ động nâng cao vốn tiếng Anh của mình để đồng hành cùng con trong suốt chặng đường.
- Hãy kiên nhẫn, chờ đợi và tuyệt đối không la mắng, hối thúc trẻ.
Một số phương pháp giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả
Để giúp trẻ em học tiếng Anh đạt được hiệu quả như mong muốn, ba mẹ và cả giáo viên cũng đều cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp tùy từng lứa tuổi, trình độ và mục tiêu học tiếng Anh đặt ra ban đầu. Dưới đây là 3 phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ cho phụ huynh tham khảo:
Phương pháp tiếp cận ngôn ngữ qua nghe nói
Thực tế cho thấy trong 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết thì kỹ năng nói là dễ học và dễ cho bé bắt chước nhất. Cách học tiếng Anh cho bé hiệu quả là tập cho trẻ nói được, lúc này trẻ đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin hơn trong sử dụng tiếng Anh. Điều này rất quan trọng vì đây vốn là điểm yếu cơ bản và dễ gây tâm lý sợ hãi trong giao tiếp tiếng Anh đối với các thế hệ đi trước.
Bên cạnh đó, học tiếng Anh cho trẻ em mà ba mẹ tập trung nhiều vào phát triển kỹ năng nói cho con thì các em cũng cải thiện được đáng kể phần phát âm. Kết hợp với việc học cùng giáo viên bản địa, giáo viên phát âm chuẩn tất nhiên sẽ giúp trẻ phát âm chuẩn hơn. Theo đó, bé cũng dần sửa được các lỗi phát âm cơ bản, chỉnh được giọng điệu, ngắt nghỉ, nhấn nhá trọng âm đúng chỗ,…
Một cách học tiếng Anh cho bé giúp hạn chế được việc trẻ phát âm không chuẩn là ba mẹ hãy tăng cường cho bé xem, nghe các chương trình tiếng Anh cho trẻ con qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc… Trẻ em bắt chước rất nhanh, điều này giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và công sức cho cả bé và ba mẹ, thầy cô.
Phương pháp thiết lập thói quen hằng ngày
Một trong những yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả cao khi học tiếng Anh cho trẻ em là phương pháp tạo cho trẻ một thói quen sử dụng và tiếp xúc tiếng Anh hằng ngày. tiếng Anh dành cho trẻ em sẽ dễ hơn nếu ba mẹ kết hợp được việc ôn tập và thực hành thường xuyên một cách linh hoạt. Sự thúc ép, nhồi nhét kiến thức cho trẻ quá mức chỉ khiến con học tiếng Anh theo kiểu thụ động, đối phó và không mang lại kết quả.
Thói quen của mỗi người bắt đầu từ những việc được lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác. Do vậy, ba mẹ nên sắp xếp thời gian biểu hợp lý cho bé một khung thời gian học tiếng Anh cố định mỗi ngày. Mỗi ngày cũng nên cho bé học và thực hành từ 30 đến 60 phút để bé được rèn 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Song song đó, ba mẹ có thể chơi và học cùng con, giúp con trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học. Đều đặn mỗi ngày, dần dần các bé sẽ có phản xạ tốt hơn khi nói tiếng Anh. Lâu ngày, bé cũng sẽ có thói quen tự mình học tiếng Anh một mình.
Phương pháp tiếp cận tương tác trực tiếp
Có thể nói đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”. Trong đó, giáo viên khi giảng bài không cần theo một giáo trình rập khuôn nhất định nào cả và nhất là môi trường học tập chủ đạo không phải là dạy – học đơn thuần mà là tạo sân chơi đa dạng, sôi động, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho trẻ em. Từ đó, ba mẹ có thể hướng dẫn các bé tự làm chủ sân chơi của mình và từng bước tiếp thu tiếng Anh bằng các hoạt động vui chơi bổ ích.
Cách dạy bé học tiếng Anh qua học cụ như: hình ảnh, trò chơi, múa hát, diễn kịch,… nói chung là các hoạt động có tương tác qua lại giữa bé và bạn bè, giữa học sinh và giáo viên không chỉ giúp trẻ hòa đồng hơn mà còn là bước đệm cho trẻ tham gia vào một môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không hề bị gượng ép. Thêm vào đó, việc bám theo một giáo trình hay một khuôn khổ nào đó sẽ phần nào làm hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Do vậy, những hoạt động học mà chơi – chơi mà học đa dạng sẽ từng bước giúp trẻ hình thành nên phong cách riêng trong học tập.
Phong cách riêng chính là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng và hiệu quả học tiếng Anh cho bé. Đó cũng là lý do khi đăng ký học tiếng Anh dành cho trẻ em, ba mẹ cần chú ý tìm hiểu và cùng con thực hành múa, hát, đọc thơ,… ở nhà để làm giúp các con nhớ lâu hơn cũng như, nhất là cần khuyến khích bé tự tìm tòi thêm các học cụ khác để làm phong phú cho quá trình học tập, từ đó trẻ sẽ thêm yêu thích ngoại ngữ, thích nghe nói, giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều hơn.
Trong thời buổi công nghệ 4.0 như hiện nay, việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ hiện đại như smartphone, máy tính bảng, máy nghe nhạc, truyền hình hay máy tính có kèm các phần mềm học tiếng Anh sẽ giúp bé học nhanh hơn, nắm bắt ngôn ngữ nhạy hơn nhưng ba mẹ nên nhớ đó không phải là công cụ duy nhất làm tăng hiệu quả học tiếng Anh cho con. Việc ngồi tập trung quá lâu vào các thiết bị điện tử mà không có sự tương tác trực tiếp dần sẽ làm trẻ thụ động, mất đi tính chủ động vốn có của mình.
Những sai lầm thường gặp của các ba mẹ khi đăng ký học tiếng Anh cho bé
Để con có thể giỏi như “con nhà người ta”, không ít ba mẹ đã tìm mọi cách học tiếng Anh cho bé như: tìm thêm gia sư ở nhà cho trẻ, đăng ký học ở trung tâm, dạy thêm cho con ở nhà,…. Thế nhưng, ba mẹ không hề biết rằng điều này giống như con dao hai lưỡi: nó có thể giúp bé học ngoại ngữ hiệu quả hơn nhưng đồng thời có thể vô tình trở thành nguyên nhân làm bé chán ghét môn tiếng Anh, kết quả học tập đi xuống nếu mắc những phải sai lầm.
Học tiếng Anh cho bé từ nhỏ là không cần thiết
Rất nhiều phụ huynh không muốn dạy con song ngữ cho con từ nhỏ vì muốn bé có nhiều thời gian vui chơi, tận hưởng tuổi thơ êm đềm. Song, các chuyên gia cho rằng trẻ nhỏ có thể bắt đầu học tiếng Anh ở bất kì độ tuổi nào. Đặc biệt, ba mẹ càng cho bé tiếp xúc với tiếng Anh sớm thì sẽ càng giúp trẻ tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai một cách tự nhiên và dễ dàng nhất. Tưởng chừng tiếng Anh của trẻ con sẽ khó dạy nhưng thực tế lúc này bé lại có nhiều thời gian để học và não bộ chưa phải ghi nhớ quá nhiều thông tin như khi bé bắt đầu đi học ở trường..
Do vậy, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình cũng như định hướng tương lai mà ba mẹ nên có phương pháp cho bé tiếp cận với tiếng Anh ở độ tuổi phù hợp. Một nghiên cứu của Đại học Harvard về việc học tiếng Anh cho bé hay bất cứ ngôn ngữ thứ hai nào ngoài tiếng mẹ để đều làm tăng khả năng tư duy, bồi dưỡng sự sáng tạo và linh hoạt cho trẻ nhỏ. Ở độ tuổi từ 0 – 3 tuổi, bé có thể tiếp nhận tiếng Anh thông qua việc nghe trong vô thức. Đến tuổi bập bẹ biết nói thì chỉ sau vài lần nghe các từ, cụm từ tiếng Anh ngắn trong các đoạn hội thoại hay bài hát tiếng Anh là bé đã có thể dễ dàng bắt chước theo. Đáng chú ý hơn, nếu ba mẹ cho con bé học tiếng Anh quá muộn (sau 15 tuổi) không chỉ khiến bé gặp khó khăn trong việc phát âm mà khả năng tiếp thu từ vựng cũng giảm đáng kể.
Tóm lại, dạy bé nói tiếng Anh sớm hoặc cho con học tiếng Anh sớm không phải là đang áp đặt, lấy mất tuổi thơ của con trẻ mà ngược lại đây là một hoạt động mới lạ, thú vị nếu như ba mẹ biết cách kết hợp việc học và chơi tạo nên sự hứng thú. Điều quan trọng nhất mà con cần trong giai đoạn đầu đời này chính là sự đồng hành, hướng dẫn tỉ mỉ của ba mẹ.
Con bị rối loạn ngôn ngữ khi học tiếng Anh sớm
Hiện nay, một trong những lý do khiến phụ huynh từ chối cho con học tiếng Anh sớm của nhiều ba mẹ chủ yếu là lo ngại sợ con bị rối loạn ngôn ngữ khi dạy con cùng lúc hai ngôn ngữ – tức là tiếp nhận đồng thời cả tiếng Anh và tiếng Việt. Bên cạnh đó, không ít ba mẹ Việt tin rằng một khi con thạo tiếng Việt thì sau đó việc học tiếng Anh sẽ đơn giản hơn nhiều, vốn tiếng Việt của con sẽ không bị ảnh hưởng hay xáo trộn bởi việc tiếp nhận hay xen lẫn một ngôn ngữ thứ hai khác.
Tin vui cho ba mẹ là chưa có nghiên cứu chính thức nào chỉ ra rằng việc học tiếng Anh cho bé ngay từ nhỏ sẽ có khả năng gây rối loạn ngôn ngữ. Theo Bộ Y Tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (U.S. Department of Health and Human Services) thì các nguyên nhân của rối loạn ngôn ngữ vẫn chưa được công bố rõ ràng. Nhưng những khám phá gần đây cho thấy rằng: rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ có liên quan nhiều đến tính di truyền. Trong đó, 50 – 70% trẻ em bị chứng rối loạn ngôn ngữ sẽ có ít nhất một thành viên trong gia đình cũng đã hoặc đang bị mắc chứng rối loạn này. Vì thế, không phải cứ cho trẻ học nhiều hơn một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ cùng một lúc thì sẽ làm trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ như nhiều ba mẹ vẫn lầm tưởng.
Hiện nay, đang có rất nhiều trẻ học chương trình song ngữ và có thói quen nói chuyện kết hợp cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh trong cùng một câu nói. Ví dụ như: “hello (xin chào) cô chú!” Đây là một câu nói bình thường cho thấy năng lực nhận thức và giao tiếp của trẻ trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai. Đến khi trẻ lớn hơn một chút hoặc môi trường giao tiếp thay đổi và ngôn ngữ đã trở nên hoàn thiện, tình trạng này sẽ được giải quyết một cách dễ dàng.
So sánh con với bạn cùng tuổi
Nhiều ba mẹ không khỏi lo lắng và bất an khi con mình đã cho bé tập tiếng Anh, tiếp xúc với tiếng Anh từ rất sớm nhưng dường như không giỏi bằng “con nhà người ta”. Điều này rất không nên và vô tình gây áp lực hơn cho con trẻ.
Theo Tiến sĩ Howard Gardner (Đại học Harvard, Mỹ) thì con người có đến 8 loại hình trí thông minh khác nhau nên mỗi đứa trẻ sẽ có thiên hướng thông minh và cách hấp thụ kiến thức không hề giống nhau. Hai nữ tác giả cuốn sách nổi tiếng về trẻ em “Những học viên nhỏ tuổi” (Very Young Learners) – Vanessa Reilly và Sheila M. Ward cũng chia sẻ rằng: “trẻ em có thể mất một thời gian dài để tiếp nhận một ngôn ngữ trước khi sử dụng nó để nói và viết”. Thế nên, việc con tiếp thu chậm hơn hay nói tiếng Anh không lưu loát như bạn bè cùng trang lứa là chuyện hết sức bình thường.
Thay vì so sánh con với bạn bè, nóng vội thúc ép con học nhiều hơn, ba mẹ hãy thường xuyên nói chuyện, tâm sự để có thể phần nào hiểu được tâm lý, giúp con tìm ra phương pháp học tiếng Anh cho bé phù hợp nhất. Việc thấu hiểu tâm lý, tính cách và sở thích của trẻ chính là yếu tố quan trọng để ba mẹ có thể bên cạnh đồng hành cùng con trong quá trình học tiếng Anh. Khi đã hiểu sở thích của con, tiếp theo ba mẹ sẽ biết phải làm gì và không nên làm gì để cho con có tinh thần thoải mái, giúp khơi dậy tiềm năng ngôn ngữ và giúp cho con luôn hứng thú với việc học ngoại ngữ.
Cho con đi học thêm tiếng Anh là sẽ giỏi
Vì quá bận rộn với công việc hay không giỏi tiếng Anh khiến nhiều ba mẹ hiện nay đang để con “tự bơi”, đăng ký học thêm một cách “vô tội vạ” sau đó phó mặc toàn bộ việc học tập của con cho các thầy cô giáo và trung tâm. Thậm chí, có nhiều ba mẹ tin rằng chỉ cần “học, học nữa, học mãi” và có thầy cô dạy kèm, chắc chắn không sớm thì muộn con sẽ nói tiếng Anh như người bản địa.
Tuy nhiên, đây lại là quan điểm vô cùng sai lầm. Cách cho bé học tiếng Anh cùng với thầy cô ở trung tâm hoặc gia sư ở nhà cũng chỉ nằm trong khoảng 4 – 6 tiếng mỗi tuần. Với thời gian ít ỏi đó, giáo viên chỉ đủ thời gian cho con tập làm quen với tiếng Anh. Nếu muốn con thành thạo và làm chủ ngôn ngữ quốc tế này, ba mẹ cần kết hợp nhiều hơn nữa các phương pháp dạy và học cùng con, khuyến khích và tạo một môi trường tiếp xúc với ngoại ngữ thường xuyên. Song song đó, khi có thời gian rảnh thì hãy cùng con học tiếng Anh tại nhà, học qua các trò chơi, tranh ảnh… để bé thêm tự tin và tăng khả năng phản xạ khi giao tiếp. Bởi vì đơn giản không phải thầy hay cô giáo mà chính ba mẹ mới là người thầy đầu tiên tốt nhất, giúp con định hướng và sớm có những bước đi vững chắc đầu đời.
Youtube có phải là “bảo mẫu” giúp con học tiếng Anh giỏi hơn?
Học tiếng Anh cho bé bằng cách cho con nghe, xem các video tiếng Anh trên Youtube là lựa chọn của hàng triệu ba mẹ hiện nay. Chỉ với một chiếc smartphone, các ba mẹ tin rằng, chỉ cần mở Youtube lên, bật một kênh tiếng Anh cho bé nghe là đủ. Hơn thế nữa, Youtube lại là kênh học tiếng Anh cho bé miễn phí ngay tại nhà, quá ư là tiện lợi. Nhưng đây lại là quan điểm hoàn toàn sau lầm!
Ba mẹ có biết rằng việc phó mặc và “thả trôi” cho con nghe, xem mọi thứ trên Youtube nhưng không có định hướng, mục đích cụ thể thì sẽ tạo những suy nghĩ, thói quen không linh hoạt cho trẻ. Không chỉ vậy, Youtube là kênh có khối lượng video vô cùng đồ sộ. Ngoài các video giáo dục, nền tảng xã hội này còn có ẩn chứa nhiều video có nội dung không phù hợp để dạy tiếng Anh cho trẻ như: giọng đọc không chuẩn, nội dung chưa được kiểm duyệt chặt chẽ, phụ huynh khó kiểm soát, gây nguy hiểm cho trẻ khi lỡ xem phải những video có nội dung độc hại.
Thay vào đó, ba mẹ có thể tham khảo và tải các app học tiếng Anh, đăng ký học tiếng Anh cho bé học online tại nhà, không quên giám sát trẻ mỗi ngày để đảm bảo môi trường học tập chất lượng và an toàn cho con trẻ.
Nên cho con học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài hay người Việt?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh thắc mắc. Việc cho trẻ học ngoại ngữ sớm đã được các nhà khoa học chứng minh mang lại nhiều lợi ích cả về kỹ năng lẫn tư duy của trẻ. Vậy thì chọn giáo viên người Việt hay người nước ngoài mới là lựa chọn đúng đắn nhất? Dưới đây là những ưu, nhược điểm của 2 sự lựa chọn để ba mẹ có cái nhìn tổng quan nhất, từ đó đưa ra được lựa chọn tốt nhất cho con của mình.
Ưu điểm khi cho con học tiếng Anh với giáo viên người Việt:
Khi học anh văn với người Việt, một ưu điểm chúng ta có thể thấy rõ đó là giáo viên người Việt hiểu tâm lý của học viên. Lý do đơn giản là chính giáo viên đó đã trải qua quá trình học tập và rèn luyện để thành giáo viên dạy ngoại ngữ nên hiểu rõ những gì bé cần phải học, những khó khăn và làm thế nào để chinh phục tiếng Anh một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó, nhờ được đào tạo bài bản và mất nhiều thời gian nghiên cứu một loại ngôn ngữ mới nên phần ngữ pháp tiếng Anh của giáo viên người Việt có phần nhỉnh hơn các giáo viên khi đã sống trong môi trường nói – viết tiếng Anh từ nhỏ.
Nhược điểm của việc chọn giáo viên người Việt khi cho bé tập làm quen với tiếng Anh là phần phát âm. Vì không phải là tiếng mẹ đẻ nên ít nhiều phát âm của giáo viên người Việt sẽ không hoàn hảo 100% được như người bản xứ. Bên cạnh đó, những kiến thức phong phú trong cách giao tiếp của giáo viên người Việt cũng sẽ không bằng được giáo viên nước ngoài.
Ưu điểm khi cho con học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài:
Ngược lại, khi ba mẹ chọn giáo viên nước ngoài dạy bé học tiếng Anh thì đương nhiên việc phát âm hay phản xạ sẽ tốt hơn rất nhiều. Việc dạy bé phát âm sẽ trở nên dễ dàng và khi bé thường xuyên được tiếp xúc với những giáo viên bản ngữ sẽ hình thành nên những phản xạ nhanh trong giao tiếp hàng ngày. Dần dần dạy trẻ học tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng và không chỉ khả năng nghe, nói mà khi trong giao tiếp của bé sẽ trở nên tự nhiên và lưu loát hơn.
Song song đó, dù học bất kỳ ngôn ngữ nào thì việc chưa từng tiếp xúc với người nước ngoài thì khi gặp gỡ và trò chuyện với họ lần đầu tiên ai cũng sẽ lúng túng và gặp khó khăn. Bởi vậy, nếu được học giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài ngay lúc đầu sẽ giúp bé tự tin hơn trong giao tiếp.
Đối với những em nhỏ mới bắt đầu học tiếng Anh, khi được gặp gỡ và nói chuyện với người nước ngoài thường có tâm lý sợ nói, sợ bị chê cười. Nhất là khi ba mẹ chưa dạy bé tiếng Anh, bé chưa có nhiều từ vựng hoặc chưa từng học qua lớp tiếng Anh cho trẻ em cơ bản nào thì việc giao tiếp với giáo viên nước ngoài sẽ gặp rất nhiều trở ngại vì họ giỏi tiếng Anh và cũng không thông thạo tiếng Việt.
Học được cách phát âm chuẩn
Giáo viên nước ngoài bản xứ có cách phát âm chuẩn, họ có thể có giọng địa phương (giọng Anh, Mỹ hay Úc) nhưng họ không có thêm bất kỳ giọng nước ngoài nào khác. Vì vậy, khi học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu, trẻ sẽ được nghe và luyện cách phát âm như người bản xứ ngay từ đầu.
Bé phát âm chuẩn hơn khi được tiếp xúc sớm với tiếng Anh
Ngoài ra, nếu trẻ phát âm chưa đúng, giáo viên nước ngoài sẽ dễ dàng phát hiện ra và sửa cho trẻ ngay. Điều này rất tốt khi dạy học tiếng Anh cho trẻ con, nhất là những bé độ tuổi mẫu giáo vì bé sẽ sửa được lỗi sai ngay từ đầu.
Nâng cao kỹ năng phản xạ tiếng Anh
Học tiếng Anh hiện đại với người nước ngoài có nghĩa là trẻ sẽ ở trong môi trường mà mọi người luôn dùng tiếng Anh để giao tiếp. Do đó, trẻ có thể thực hành các kỹ năng nghe và nói của mình nhiều hơn, sớm hình thành khả năng phản xạ tiếng Anh – một yếu tố quan trọng trong việc học ngôn ngữ.
Học từ và cụm từ thông dụng
Trẻ có thể học được những từ và cụm từ hoặc tiếng lóng thông dụng được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày khi học với các giáo viên bản xứ nước ngoài (mà có thể không được dạy trong sách vở), ví dụ như “See ya later” (Gặp lại bạn sau) hoặc “Take care” (Giữ sức khỏe nhé). Những cụm từ thông dụng này giúp việc nói tiếng Anh của trẻ tự nhiên hơn.
Nói chung, nếu mục tiêu của phụ huynh là giúp bé nói tiếng Anh để giao tiếp thì giáo viên người nước ngoài sẽ giúp bé tốt hơn. Vấn đề quan trọng nhất vẫn nằm ở sự cố gắng, tinh thần học hỏi để vượt qua nỗi sợ của bé trong suốt quá trình học.