Sau giai đoạn sơ sinh thì thời điểm 6 – 12 tháng tuổi là mốc phát triển rất quan trọng của bé. Bởi vậy, dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì là câu hỏi quen thuộc của rất nhiều những ông bố, bà mẹ. Trong giai đoạn này, bé đã có sự phát triển vượt bậc về khả năng vận động lẫn cảm xúc xã hội, ngôn ngữ giao tiếp, khả năng quan sát và tư duy. Vì vậy, trẻ 6 tháng tuổi là ba mẹ đã có thể dạy cho bé hiểu ngôn ngữ, cảm xúc, âm thanh…Cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô tìm hiểu rõ hơn về cách dạy bé 6 tháng tuổi trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục Bài Viết
Dạy bé 6 tháng tuổi thông qua việc “ngủ”
Như chúng ta đã biết, giấc ngủ rất quan trọng ở mọi lứa tuổi và đóng vai trò củng cố ký ức, giúp chúng ta có thể tích hợp kinh nghiệm và thu thập thêm kiến thức. Đặc biệt, một giấc ngủ đủ và chất lượng là yếu tố không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh bởi não của các bé trong giai đoạn không ngừng phát triển và xử lý thông tin.
Theo đó, bé 6 tháng tuổi cần ngủ đủ giấc với thời gian là 15 tiếng mỗi ngày. Trong đó, giấc ngủ sinh lý cần thiết cho mỗi đêm là 11-12 tiếng (giống như giấc ngủ của người lớn cần 7-8 tiếng mỗi đêm). 6 tháng tuổi cũng là giai đoạn có nhiều biến chuyển trong quá trình phát triển và môi trường ví dụ như: mọc răng, bắt đầu ăn dặm, tập ngồi, mẹ đi làm trở lại… Do đó, sẽ không thể tránh khỏi những rấm rứt khó chịu cùng nỗi lo sợ xa mẹ bắt đầu hình thành dễ khiến bé khó ngủ hơn.
Để giải quyết vấn đề này và có thể dạy bé thông qua việc ngủ một cách hiệu quả, ba mẹ hãy thay phiên nhau ru bé ngủ, kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ. Nếu bé dễ tính hơn, hãy tập cho bé ngủ theo thời gian biểu để người lớn có thể sắp xếp công việc cũng như bảo đảm được giấc ngủ đủ và chất lượng nhất cho trẻ.
Dạy bé 6 tháng tuổi thông qua việc “ăn”
Ngoài giấc ngủ thì vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng không kém trong sự phát triển trí não của trẻ giai đoạn 6 tháng tuổi trở đi. Trong khi 6 tháng đầu đời, phần lớn các chất dinh dưỡng đó sẽ đến được cung cấp từ sữa mẹ hoặc sữa công thức thì 6 tháng tuổi là thời điểm trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng từ đồ ăn dặm. Và nhiệm vụ của ba mẹ bây giờ là cân đối hợp lý giữa đồ ăn dặm và ăn sữa; ăn dặm như thế nào để trẻ có nền tảng cho thói quen ăn uống lành mạnh sau này,…
Đây đồng thời là giai đoạn bé phát triển môi, lưỡi, bàn ta và các cơ nhỏ ở ngón tay. Vì vậy, khi tập cho bé ăn dặm, mẹ cũng nên để bé tự khám phá thế giới xung quanh bằng tất cả các giác quan mà bé có.
Dạy bé 6 tháng tuổi thông qua việc “Chơi”
Ba mẹ biết không, trẻ từ 6 tháng là giai đoạn thùy trán đóng vai trò điều chỉnh những suy nghĩ, hành vi đồng thời giải quyết vấn đề và kiểm soát cảm xúc bắt đầu phát triển. Bởi vậy, những hoạt động vui chơi không những đem lại cơ hội thực hành các kỹ năng xã hội – cảm xúc, giao tiếp mà còn đóng vai trò quan trọng để kích thích thùy trán phát triển.
Đặc biệt, việc ba mẹ dành thời gian chơi cùng con càng nhiều càng tốt cũng là cách dễ dàng và tự nhiên nhất để xây dựng tình cảm giữa gia đình, tạo nền tảng cho các mối quan hệ khác. Với trẻ 6 tháng tuổi, ba mẹ nên chơi với bé những trò chơi như: ú òa, gọi tên (hoặc biệt danh ở nhà) của bé, vỗ tay, nhảy theo nhạc,…
Khi dạy bé 6 tháng tuổi ở nhà, phụ huynh nên lưu ý 3 điều sau:
Phát triển kỹ năng vận động
Vận động thô vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tinh thần chứ không chỉ riêng về thể chất. Hoạt động thể chất sẽ giúp giải phóng endorphin, chống lại cảm giác trầm cảm và lo âu cũng như xây dựng lòng tự trọng và các kỹ năng nhận thức ngay từ nhỏ. Đó cũng là lý do mà ba mẹ nên khuyến khích bé yêu đạt được những mốc vận động thô càng sớm càng tốt cho sự phát triển trí não của bé ví dụ như: tự ngồi dậy, ngồi vững vàng để bắt đầu bữa ăn, vỗ tay theo nhạc, tập trườn, bò,…
Ngồi vững sớm không chỉ giúp bé được giải phóng đôi bàn tay để tự do khám phá, sờ chạm đồ vật mà tầm nhìn cũng được mở rộng, từ đó bé dễ dàng quan sát, phát triển nhanh chóng hơn về thị giác và nhận thức.
Phát triển các giác quan
Ba mẹ nên mua đồ chơi phù hợp với sự phát triển của con và luyện tập các cách chơi khác nhau với đồ chơi để bé tự tin, biết cách định hình về không gian và phát triển nhận thức. Thực tế là bé đang học hỏi và khám phá về cuộc sống nên ba mẹ không cần phải quá cầu kỳ khi dạy bé mà có thể tận dụng những món đồ chơi đơn giản, chất liệu an toàn cho bé chơi ngay trong chính ngôi nhà của mình là đủ.
6 tháng tuổi là giai đoạn bé đang phát triển trí não dựa trên những trải nghiệm khi được tập tự cầm nắm hay cảm nhận bằng các giác quan. Các dây thần kinh trong miệng của trẻ 6 tháng cũng nhạy cảm hơn nhiều so với 10 đầu ngón tay. Ngoài ra, các bé 6 tháng tuổi này còn có xu hướng khám phá đồ vật bằng cách đưa vào miệng hoặc mút tay.
Một thông tin khá thú vị dành cho ba mẹ là mút tay chính là liệu pháp tinh thần để bé tự xoa dịu mình, nhất là khi đói hoặc mệt. Song, ở nhiều gia đình hiện nay ba mẹ vẫn lo lắng quá nhiều về việc bé mút tay lâu dần trở thành thói quen xấu hoặc quá nhiều vi khuẩn trên đồ đạc. Cách cải thiện đơn giản là thay đổi suy nghĩ, vệ sinh thật sạch sẽ sàn nhà, đồ chơi,… là ba mẹ đã giúp bé phát triển trí thông minh rồi đó!
Phát triển ngôn ngữ và tình cảm
Em bé giai đoạn 6 tháng tuổi có thể bắt đầu bập bẹ “ma-ma” hay “ba-ba”. Bé cũng được củng cố vốn từ vựng một cách tự nhiên thông qua việc nghe mọi người trong nhà nói chuyện hàng ngày. Vì vậy, trong khi nói chuyện thì mẹ có thể dành chút thời gian để đặt câu hỏi, sau đó ngừng lại một chút để khuyến khích bé bập bẹ “trả lời”. Đây cũng là lúc để dạy bé hiểu giao tiếp là như thế nào.
Ba mẹ cũng đừng quên đọc sách cùng giọng điệu cử chỉ yêu thương và những khoảng lặng cần thiết để giúp con yêu phát triển khả năng tưởng tượng nhé! 6 tháng tuổi, trẻ có thể nhận ra người lạ, người quen nên nếu trẻ 6 tháng mà chưa biết theo mẹ thì một trong những lý do chính là bởi mẹ chưa thật sự có thời gian chất lượng cho bé. Vì vậy, chỉ cần mỗi ngày một chút chơi cùng con không chỉ sẽ giúp bé thông minh hơn mà còn củng cố tình cảm gia đình bền chặt nữa đấy!
Bí quyết để giao tiếp với trẻ 6 tháng tuổi
Dạy bé 6 tháng tuổi những gì để trẻ phát triển khả năng giao tiếp? Tham khảo ngay 6 cách dưới đây:
1. Chậm mà chắc
Trẻ 6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu cố gắng giải mã câu nói của người lớn. Vì vậy, việc bé hiểu những gì bạn nói sẽ trở nên khó khăn hơn nếu ba mẹ nói quá nhanh và quá nhiều. Để bé có cơ hội bắt đầu học từ ngữ tốt hơn, ba mẹ hãy nói chuyện với bé với tốc độ thật chậm, rõ ràng và đơn giản nhé!
2. Hãy nói thật đơn giản
Ba mẹ hãy vẫn có thể nói chuyện như bình thường song hãy nhấn mạnh vào những từ, cụm từ đơn giản thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ trong giờ ăn, khi ba mẹ nói: “bây giờ ba mẹ sẽ đổ cháo ra tô cho con ăn nhé”, sau đó cầm tô cháo lên và chỉ cho bé: “cháo, đây là tô cháo của con” rồi chỉ cái tô và nói: “cái tô”. Mỗi một lần như vậy, ma mẹ nhớ dừng lại một chút để trẻ có thời gian hiểu ý nghĩa của từ ngữ ba mẹ nói trước khi tiếp tục nói ra cụm từ tiếp theo.
3. Hạn chế sử dụng đại từ
Đại từ thường gây bối rối cho trẻ nhỏ, vì vậy ba mẹ nhớ dùng những câu như: “Đây là quyển sách của mẹ” hoặc “Đây là đồ chơi của ba”, kèm theo đó là động tác chỉ, trỏ vào vật mà ba hoặc mẹ đang nói tới nhé! Không nên dùng những đại từ xưng hô phức tạp như: bạn của mẹ, cậu của con, bà của cô hàng xóm,…
4. Bắt chước những gì bé nói
6 tháng tuổi, trẻ đã có thể bập bẹ nói được một số từ đơn giản như: bà bà, ba ba, ma ma,… Nhân lúc này, ba mẹ nên tận dụng cơ hội để tạo ra những trò chơi bắt chước cùng bé.
Ví dụ, khi bé nói: “Ba-ba-ba-ba”, mẹ sẽ bắt chước lại: “Ba-ba-ba-ba”. Nếu bé phản hồi lại: “ma-ma-ma-ma”, bạn hãy tiếp tục bắt chước: “ma-ma-ma-ma”. Nếu bé có “bí” từ, ba mẹ có thể gợi ý cho bé một vài ví dụ khác để khuyến khích bé bắt chước. Khi trẻ tỏ ra không thích bắt chước nữa, ba mẹ hãy đổi vai trò và để bé là người bắt chước. Luyện tập thói quen này thường xuyên trong vài tháng, bé sẽ bắt đầu bắt chước những gì bạn nói mà không cần nhắc nhở.
5. Nói mọi lúc, mọi nơi
Ba mẹ hãy thay phiên hoặc cùng nhau kể chuyện cho bé nghe về mọi thứ, cho dù đó chỉ là những chuyện nhỏ trải qua trong ngày. Hãy kể những câu chuyện cho bé yêu nghe một cách tự nhiên nhưng ba mẹ cũng cần lưu ý kể sao cho bé có thể hiểu được (ba mẹ không nên nhầm lẫn việc này với việc kể chuyện, đọc chuyện cho bé).
6. Bày ra những tiết mục hát theo vần điệu
Có thể ba mẹ sẽ thấy hơi chán ngán và mệt mỏi khi cứ phải lặp đi lặp lại những bài hát thiếu nhi hay kể chuyện rất nhiều lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bé yêu thích thú sự lặp đi lặp lại đó thì mẹ có thể dựa vào các bài hát của các nhân vật dành cho trẻ em hoặc sáng tạo nên bài hát của riêng mình để bớt nhàm chán nhé!
Trên đây là những thông tin bổ ích giúp ba mẹ giải đáp câu hỏi nên dạy trẻ 6 tháng tuổi những gì? Hy vọng tình yêu mà mẹ dành cho bé, cách chăm sóc và nuôi dạy bé một cách khoa học từ bài viết này của Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ giúp bé yêu phát triển một cách toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Chúc ba mẹ thành công!