Bước sang độ tuổi mới, trẻ sẽ có những thay đổi mới trong phát triển tâm lý. Sau một năm làm quen với môi trường tiểu học, trẻ 7 tuổi đã dần thích nghi với các nguyên tắc và dần hình thành ý thức cá nhân cũng như tuân thủ kỷ luật. Hãy cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô tìm hiểu về các đặc điểm tâm lý của trẻ 7 tuổi và tham khảo cách dạy trẻ 7 tuổi hiệu quả!
Mục Lục Bài Viết
Tâm lý trẻ 7 tuổi diễn biến như thế nào?
Thích lên kế hoạch
Trải qua một năm học tập ở trường tiểu học với nếp sinh hoạt kỷ luật, tâm lý trẻ ít nhiều đã có sự thay đổi. Cụ thể trẻ thích tự mình lên kế hoạch và lập hình thức kỷ luật riêng. Trẻ sẽ lên danh sách công việc cần thực hiện mỗi ngày, cố gắng hoàn thành và không thích bị quát mắng.
Khi kế hoạch của trẻ thất bại hoặc không như ý muốn, trẻ sẽ thấy áp lực và thất vọng về bản thân. Cách dạy con 7 tuổi lúc này là khích lệ và đồng viên trẻ. Đồng thời, hỗ trợ con lên kế hoạch hợp lý hơn.
Hình thành tính cách và ý thức cá nhân
Ở giai đoạn 7 tuổi, trẻ đã có khả năng kiểm soát bản thân cơ bản và giữ cân bằng tinh thần tốt hơn. Đồng thời hành vi ứng xử của trẻ cũng có nhiều thay đổi, lịch sự hơn, thể hiện tình cảm nhiều hơn. Một số trẻ rất thích nghe ba mẹ kể về giai đoạn mình mới chào đời hoặc chuyện lúc trẻ của ba mẹ.
Ngoài ra, trẻ cũng dễ phạm những lỗi sai như nói dối, đánh nhau… Ba mẹ cần quan sát kỹ để nhận ra những dấu hiệu này ở trẻ và tiến hành giáo dục kịp thời.
Sống nội tâm hơn
Trẻ 7 tuổi thường suy nghĩ nội tâm nhiều hơn về những chuyện diễn ra xung quanh. Đây là một phát triển quan trọng trong cảm xúc của trẻ và là bước đệm cho sự cảm nhận nội tâm khi trẻ 8 tuổi.
Thích tranh cãi với bạn bè
Vì khả năng ngôn ngữ đã phát triển ở một mức mới nên trẻ 7 tuổi thường tranh luận với bạn bè xung quanh. Dù trẻ dễ giận hờn và mâu thuẫn với bạn bè nhưng cũng sẽ nhanh chóng làm lành. Do đó, cách dạy con lớp 2 đúng là ba mẹ không nên can thiệp sâu vào vấn đề này mà nên để trẻ có thời gian suy ngẫm hoặc giúp trẻ làm lành với bạn.
Cá nhân và tập thể
Ở lứa tuổi nhỏ hơn, trẻ có thể tự chơi một mình với những người bạn như búp bê, gấu bông,… Đến 7 tuổi, trẻ ít tự chơi hơn, thay vào đó là thích được ra ngoài để chơi cùng các bạn khác. Trẻ vừa thích chơi một mình vừa thích chơi tập thể. Đây là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng để hình thành tính tự lập, hòa mình vào tập thể của trẻ.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi
Dạy trẻ cách lên kế hoạch
Dù trẻ 7 tuổi thích tự lên kế hoạch nhưng đôi khi trẻ không hoàn thành đúng những dự định mình đặt ra. Do đó cách dạy trẻ 7 tuổi hợp lý mà ba mẹ cần quan sát và nhắc nhở con làm theo đúng kế hoạch. Khi đã lặp lại một hành động nhiều lần, bé sẽ hình thành thói quen và tự giác làm theo kế hoạch. Nhờ đó nâng cao hiệu quả học tập của mình.
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần điều chỉnh thời gian biểu sinh hoạt của mình sao cho phù hợp với giờ giấc của bé. Bé sẽ học tập theo và cảm thấy dễ dàng hơn khi thực hiện kế hoạch của mình.
Dạy cách ứng xử có văn hóa
Ba mẹ nên dạy con hiểu về những tấm biển giao thông hay tấm biển đặt ở công viên để trẻ tránh phạm phải các quy tắc này. Ngoài ra, bé cũng cũng cần biết về những quy tắc ứng có văn hóa khác như xếp hàng, chấp hành luật giao thông, không gây ồn nơi công cộng…
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần theo dõi phản ứng của trẻ khi tham gia các hoạt động tập thể, khu vui chơi. Nếu phát hiện hành vi xấu thì đưa ra hướng dẫn về cách hành xử và giúp bé kiểm soát cảm xúc của mình.
Tự chăm sóc bản thân
Bé 7 tuổi có tâm lý thích tự lập, tách rời khỏi sự chăm sóc của ba mẹ. Do đó, bé cần được trang bị những kỹ năng tự chăm sóc bản thân như tự gấp chăn, dọn dẹp phòng riêng, tự sắp xếp bàn học, tự gấp đồ, tự chọn quần áo…
Có thể bé chưa thể làm tốt ngay từ đầu, ba mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn trẻ và không nên cáu gắt hoặc tranh làm với con. Sau một thời gian, bé sẽ làm quen với các hành động này.
Dạy trẻ kiên nhẫn chờ đợi
Trẻ em thường có tính hấp tấp, nóng vội. Cách dạy trẻ 7 tuổi rèn luyện lòng kiên nhẫn tốt nhất là cho bé học cách chờ đợi. Ví dụ bạn có thể giao ước với bé trước về một số việc như ăn tối xong mới được xem phim, ăn cơm xong chơi bao nhiêu phút rồi đi học bài… Nếu bé cảm thấy khó chịu với việc ước lượng thời gian bằng đồng hồ, ba mẹ có thể dùng cách miêu tả khác như mặt trời mọc lần nữa,…
Khuyến khích trẻ đọc sách
Trẻ 7 tuổi phát triển ngôn ngữ rất nhanh, có thể đọc trôi chảy và tranh luận sâu về một chủ đề. Cách kể chuyện, diễn đạt của bé trở nên mạch lạc hơn. Để nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ, ba mẹ nên khuyến khích con đọc nhiều sách và cùng thảo luận về các nhân vật, cốt truyện, bài học rút ra cùng trẻ.
Dù trẻ đã có khả năng tự mình đọc sách nhưng ba mẹ vẫn nên đọc cùng trẻ. Bởi vì đây là dịp để bạn trò chuyện với trẻ, và kích thích trí tò mò, lòng ham khám phá của trẻ bằng cách đặt những câu hỏi liên quan. Nhờ đó, trẻ vừa rèn luyện kỹ năng đọc sách và có tư duy phản biện.
Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa
Ba mẹ nên cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện sức khỏe, thế chất đồng thời phát huy những tiềm năng nghệ thuật của con. Không những thế, hoạt động ngoại khóa còn góp phần hình thành lối sống năng động, chủ động cho các bé.
>>> Ba mẹ có thể đọc thêm bài viết Cách dạy con 8 tuổi ngoan ngoãn và vâng lời
Cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh
Do trẻ vẫn còn đang trong độ tuổi hoàn thiện về tâm sinh lý nên đôi khi sẽ trở nên bướng bỉnh, không nghe lời cha mẹ. Để giải quyết trường hợp này, ba mẹ có thể tham khảocách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời sau.
Lắng nghe tích cực
Giao tiếp hai chiều sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn. Để trẻ nghe lời mình, trước tiên ba mẹ phải sẵn sàng lắng nghe trẻ. Trẻ bướng bỉnh vì có lý lẽ của riêng mình và tranh luận với người khác. Nếu trẻ không được lắng nghe thì sẽ trở nên cứng đầu, khó giao tiếp hơn nữa. Vì vậy, ba mẹ hãy nên lắng nghe mong muốn, băn khoăn của trẻ để cùng nhau tìm ra giải pháp hợp lý.
Không ép buộc con
Khi bị ép buộc làm gì đó, nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu và nảy sinh tâm lý phản kháng. Đây là tâm lý thường gặp ở nhiều người lớn và cả trẻ em. Đặc biệt với những trẻ bướng bỉnh, có cá tính, chúng rất nhạy cảm với cách đối xử của ba mẹ. Vì vậy, khi trò chuyện với trẻ, ba mẹ không nên thể hiện giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể, từ ngữ mang tính chất ép buộc, ra lệnh. Đồng thời, ba mẹ cần xây dựng mối liên kết bền chặt hơn với trẻ để trẻ thực sự nghe lời mình.
Ví dụ như khi con vẫn ham chơi dù đã đến giờ đi ngủ, thay vì ép buộc bé ngừng chơi, bạn hãy ngồi chơi cùng con và hỏi xem con đang làm gì. Hãy cùng bé bàn luận về trò chơi mà bé đang chơi, sau đó dần hướng sự chú ý này sang việc đi ngủ. Trẻ sẽ hợp tác với ba mẹ hơn khi cảm thấy mình không bị ép buộc và được quan tâm.
Cho con lựa chọn
Thay vì ép buộc con, ba mẹ có thể chọn cách dạy trẻ 7 tuổi là cho bé được quyền lựa chọn. Điều này khiến bé có cảm giác mình được chủ động và tôn trọng. Tuy nhiên, ba mẹ không nên cho con quá nhiều sự lựa chọn vì điều này dễ khiến bé cảm thấy bối rối.
Luôn giữ bình tĩnh
Khi đối mặt với một đứa trẻ thể hiện thái độ chống đối, nhiều ba mẹ dễ mất bình tĩnh và lớn tiếng quát mắng. Phản ứng này khiến bé mất bình tĩnh hơn, không hiểu được ý của ba mẹ và tỏ ra chống đối mãnh liệt. Do đó, điều bạn cần làm là bình tĩnh giải thích tình huống và đưa ra hướng dẫn cho bé.
Để luôn giữ bình tĩnh và sự kiên nhẫn khi giáo dục con, ba mẹ có thể tham gia nhiều hoạt động của trẻ như chơi thể thao, nghe nhạc,… Thông qua đó, cả hai sẽ xây dựng được mối dây liên kết vững chắc, ba mẹ sẽ trở thành bạn với trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ hợp tác và nghe lời hơn.
Tôn trọng con
Ba mẹ có thể thể hiện sự tôn trọng con để bé nghe lời hơn qua một số cách sau:
- Đưa ra những quy tắc ứng xử nhất quán với con và làm gương cho bé làm theo. Tuyệt đối không phá vỡ những quy tắc này.
- Để trẻ tự hành động trong khả năng của mình. Điều này thể rằng bạn đang tin tưởng con.
- Không hứa suông, nuốt lời hay nói dối con.
Tạo không khí vui vẻ ở nhà
Cách hành xử của người lớn có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ bởi trẻ sẽ quan sát và học theo. Nếu ba mẹ thường xuyên cãi vả, trẻ cũng sẽ bắt chước và trở nên chống đối, bướng bỉnh. Không những thế, khi không khí gia đình căng thẳng, tâm lý của bé cũng bị ảnh hưởng xấu. Do đó, ba mẹ nên tạo không khí vui vẻ, hòa thuận trong gia đình.Trên đây là những cách dạy trẻ 7 tuổi hiệu quả, khoa học giúp trẻ vâng lời, đồng thời phát triển toàn diện.
Hy vọng với những thông tin trên, ba mẹ đã có phương hướng chính xác trong việc cách dạy và tâm lý trẻ 7 tuổi mình. Đừng quên theo dõi Luật Trẻ Em Thủ Đô để tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực giáo dục dành cho trẻ em.