Khi đứa con 8 tuổi của mình trở nên ngang bướng, khó bảo, nhiều ba mẹ chọn phương pháp đánh mắng “bạo lực” để uốn nắn con. Tuy nhiên, phương pháp này không mang lại hiệu quả như nhiều người nghĩ, ngược lại nó khiến trẻ trở nên lì lợm, phản kháng mạnh hơn. Vậy cách dạy con ngoan 8 tuổi đúng là gì? Cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô tìm hiểu trong bài viết sau!
Mục Lục Bài Viết
Trẻ 8 tuổi thay đổi như thế nào về mặt tâm lý?
Trước khi tìm hiểu nên dạy trẻ 8 tuổi như thế nào, ba mẹ cần biết những sự thay đổi về mặt tâm lý của trẻ để hiểu trẻ hơn. Từ đó, tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp.
Thay đổi về tính cách
Ở giai đoạn 8 tuổi, tính cách của trẻ có nhiều sự thay đổi. Trẻ nghĩ rằng mình biết nhiều điều và thể hiện rõ bản thân là người biết tất cả mọi thứ. Do đó, trẻ hay tranh luận, chỉ trích người khác, thậm chí là cáu giận, thô lỗ với mọi người xung quanh. Ba mẹ cần theo dõi các biểu hiện này và giáo dục lại tính cách cho trẻ.
Trẻ 8 tuổi dần phát triển về nhận thức bản thân và hiểu được rằng cảm xúc bên trong với biểu hiện bên ngoài đôi khi có sự khác biệt. Đôi khi trẻ không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Biểu hiện thường thấy là trẻ sẽ đổ lỗi cho người khác nếu có chuyện xấu xảy ra, khóc lóc hay tỏ thái độ phản kháng nếu bị ba mẹ giáo dục khi chúng phạm lỗi sai.
Thay đổi về cảm xúc
Ở giai đoạn 8 tuổi, các cảm xúc của trẻ trở nên phức tạp hơn và trẻ cũng có cách thể hiện tinh tế hơn. Trẻ có thể nhận biết cảm xúc của người khác và điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc thật của mình để không gây ảnh hưởng tới người khác.
Đây cũng là giai đoạn trẻ có nhận thức rõ ràng về bản thân. Bản sắc của trẻ dần rõ nét hơn thông qua việc phát triển sở thích, tài năng, mối quan hệ với bạn bè hay với các thành viên khác trong gia đình.
Không những thế, trẻ 8 tuổi dần mong muốn có sự riêng tư. Khi gặp chuyện căng thẳng, trẻ sẽ mong muốn tiếp xúc cơ thể như ôm ấp, vỗ về từ cha mẹ nhưng lại lảng tránh các hành động thân thiết này khi không còn căng thẳng.
Thay đổi về kỹ năng xã hội
Trẻ 8 tuổi thường thích tham gia các nhóm xã hội. Nhìn chung, trẻ thích đến trường, tin tưởng, coi trọng mối quan hệ với một số bạn bè cùng trang lứa. Lòng cảm thông của trẻ cũng dẫn phát triển, trẻ có thể cảm giác của người khác trong một số tình huống và có thể đặt mình vào vị trí của người khác tốt hơn. Không những thế, trẻ còn có biểu hiện đối xử tốt và giúp đỡ người khác.
Một kỹ năng xã hội khác cũng dần thay đổi là trẻ tự tin bày tỏ ý kiến của mình về mọi người và mọi thứ xung quanh. Trẻ có nhận thức riêng, và chú ý nhiều hơn đến tin tức cũng như muốn chia sẻ suy nghĩ về các sự kiện đang nổi bật.
Do đó, trẻ sẽ đứng ra bảo vệ lý lẽ của mình trong các cuộc tranh cãi, thậm chí là “đánh nhau” với bạn bè. Hơn nữa, trẻ còn mong muốn tuân thủ các quy tắc và bảo vệ sự công bằng nên dễ gặp phải xung đột trong các trò chơi nhóm có tổ chức.Vì trẻ còn đang trong quá trình phân biệt đúng sai nên ba mẹ có thể hiểu và uốn nắn lại hành vi này của trẻ.
Thay đổi về sở thích
Sở thích của trẻ sẽ dần hình thành rõ nét hơn trong giai đoạn này. Tùy thuộc vào tính cách cá nhân, sở thích của trẻ cũng sẽ khác nhau. Có trẻ thích chơi một mình, ghét các hoạt động tập thể. Có trẻ không thích ngồi một mình, rất hứng thú với các hoạt động nhóm.
Ba mẹ cần hiểu rõ về tính cách của con mình để định hướng trẻ tham gia các hoạt động phù hợp với sở thích. Tránh những hoạt động vừa không phù hợp vừa ảnh gây ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Thay đổi về tính kỷ luật
Ở giai đoạn 8 tuổi, trẻ cảm nhận được động lực khi hành động, đồng thời tự đánh giá bản thân khi so sánh với người khác. Chính sự thay đổi này giúp trẻ hiểu được vì sao hành động của bản thân lại ảnh hưởng đến những người xung quanh. Trẻ sẽ biết được điều gì là đúng, điều gì là sai và học cách thông cảm cho lỗi sai của người khác.
Đây chính là giai đoạn vàng để ba mẹ hướng con đến việc tuân thủ khuôn phép, kỷ luật. Khi đề ra những mong muốn của mình, ba mẹ cần có thái độ nghiêm khắc hơn, cho trẻ biết hậu quả nếu không nghe lời. Tuy nhiên, ba mẹ nên phân biệt rõ giữa kỷ luật và kiểm soát. Thay vì gò ép con mình thì hãy trò chuyện nhiều hơn để trẻ hiểu những điểm đúng và điểm sai trong hành vi của mình.
>>>Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về Cách dạy con 9 tuổi và những điều ba mẹ cần quan tâm
Cách dạy trẻ 8 tuổi biết nghe lời
Nếu con bạn có biểu hiện bướng bỉnh, không nghe lời ba mẹ thì bạn có thể áp dụng cách dạy con ngoan 8 tuổi như sau.
Khen ngợi và động viên con đúng lúc
Nhiều ba mẹ có thói quen cáu gắt, đánh mắng khi con phạm lỗi sai vì cho rằng điều này khiến con sợ và không phạm lỗi lần sau. Nhưng hình phạt này không mang lại hiệu quả về lâu dài.
Thay vào đó, ba mẹ hãy chọn cách dạy con ngoan 8 tuổi lắng nghe và khen ngợi, động viên khi con có hành động tốt trong ngày. Lời khen ngợi và động viên giúp trẻ hiểu được đâu là hành động tốt, cũng như có thêm động lực để duy trì thói quen đó trong tương lai.
Tôn trọng con trẻ
Việc tự ý quyết định cuộc sống của con, bắt con làm theo những gì mình cho là đúng của nhiều cha mẹ chính là nguyên nhân khiến con trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Không những thế việc này còn khiến sự phát triển của trẻ gặp hạn chế.
Cách dạy con ngoan 8 tuổi khoa học là lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con. Nếu mong muốn của trẻ không gây hại cho bản thân và những xung quanh thì hãy để trẻ làm theo ý mình. Điều này khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng, dần dần sẽ tin tưởng và chia sẻ mọi điều với ba mẹ.
Giúp con kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình
Kiểm soát hành vi, cảm xúc là một kỹ năng quan trọng ba mẹ cần lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi. Để rèn luyện điều này, ba mẹ có thể đưa ra một số quy tắc hành xử và khuyến khích trẻ làm theo. Nếu làm đúng trẻ sẽ được thưởng và phải chịu phạt nhỏ nếu làm sai. Cách rèn luyện này giúp trẻ hình thành thói quen tự điều chỉnh hành vi, cảm xúc của mình sao cho hợp lý.
Tìm nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh
Không có đứa trẻ nào bỗng dưng trở nên ngang bướng. Luôn có nguyên nhân và lý do dẫn đến tình trạng này. Ba mẹ cần từ từ quan sát, trò chuyện và tìm hiểu nguyên nhân của những phản ứng xấu đó. Sau đó, cùng con từ từ điều chỉnh lại hành vi của mình.
Cho trẻ tham gia các khóa học kỹ năng sống
Tham gia các khóa kỹ năng sống giúp trẻ có nhiều trải nghiệm thực tế, hiểu rõ về bản thân đồng thời hiểu hơn về mọi thứ xung quanh mình. Nhờ đó, lòng đồng cảm, bao dung của trẻ được rèn luyện và phát triển. Và trẻ cũng thấu hiểu được tấm lòng của ba mẹ nên sẽ nghe lời ba mẹ dạy dỗ hơn.
Ba mẹ có thể đăng ký cho con tham gia các khóa học tại https://learn.pops.vn/ để con có môi trường vui chơi, học tập tốt nhất.
Những lưu ý khi dạy trẻ 8 tuổi bướng bỉnh
Tìm được cách dạy con ngoan 8 tuổi là mong muốn của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, tính cách mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Ba mẹ không thể bắt ép con mình ngoan ngoãn, nghe lời hay tự lập ngay lập tức được. Điều quan trọng là phải tìm được phương pháp dạy phù hợp. Dù chọn phương pháp nào, ba mẹ cũng cần nhớ những lưu ý sau.
Kiên nhẫn trong việc dạy con
Giáo dục con cái là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là với trẻ 8 tuổi đang trong quá trình phát triển, có suy nghĩ, lập trường và mong muốn của riêng minh. Do đó, ba mẹ cần kiên nhẫn dạy bảo con dù cho con thể hiện thái độ chống đối, bướng bỉnh.
Nguyên tắc quan trọng nhất để dạy con 8 tuổi biết nghe lời là không đánh, mắng khi trẻ làm gì khiến ba mẹ không hài lòng. Những lúc này, ba mẹ hãy từ tốn giải thích cho con hiểu tại sao không nên hành xử như vậy, cách hành xử này sẽ gây ra những hậu quả gì. Thái độ bình tĩnh, kiên nhẫn của ba mẹ sẽ giúp con bình tĩnh lại và nghe lời ba mẹ hơn. Từ đó, con sẽ dần hiểu và thay đổi nhận thức, tính cách của bản thân.
Không nổi cáu với trẻ
Nổi cáu là cách thức giải tỏa cơn giận của nhiều người. Nhưng thói quen này không những không giải quyết được vấn đề mà còn gây nhiều ảnh hưởng xấu đến con. Trong nhiều trường hợp, trẻ không làm gì sai nhưng vô tình bị la mắng bởi ba mẹ đang tức giận. Điều này khiến tâm lý trẻ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ rụt rè hơn, không gần gũi với ba mẹ nữa. Không những thế đây cũng là một tấm gương xấu về cách hành xử với con. Do đó, ba mẹ nên giữ thái độ hiền hòa, bình tĩnh để dạy con hiệu quả hơn.
Làm tấm gương tốt để trẻ học theo
Cách hành xử, thói quen của trẻ làm tấm gương phản ánh những người xung quanh. Bởi vì trẻ rất hay bắt chước người lớn trong nhà nên nếu ba mẹ có thói quen, cách hành xử tốt thì trẻ cũng sẽ học được điều tốt. Do đó, ba mẹ phải cẩn trọng trong lời nói và hành động của mình để làm tấm gương tốt cho trẻ. Không nên nói tục, nói dối, tỏ thái độ cáu kỉnh hay có những cách hành xử kém văn mình.
Trên đây là nguyên nhân giải thích vì sao trẻ 8 tuổi trở nên ngỗ nghịch, không nghe lời và một số cách dạy con ngoan 8 tuổi cũng như những lưu ý ba mẹ cần biết. Ba mẹ có thể tham khảo để lựa chọn giải pháp giáo dục phù hợp với tính cách, đặc điểm của con mình.