Ba mẹ biết không, dạy vẽ cho trẻ mầm non là một trong những hoạt động thiết thực không chỉ giúp bé có năng khiếu về hội họa, đôi tay thêm uyển chuyển mà còn cho bé thêm sự tự tin. Khi đã là ba là mẹ, chúng ta không cần phải trở thành một nghệ sĩ để nuôi dưỡng tình yêu vẽ và nghệ thuật ngay từ nhỏ cho con nhưng nếu biết cách thì điều đó sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. 

Để giúp ba mẹ gỡ rối vấn đề này, sau đây Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ giới thiệu về những phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non vừa đơn giản vừa hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà.

5 phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non

1. Vẽ doodle

Doodle hay còn được hiểu là vẽ nguệch ngoạc, và các vẽ doodle có thể đơn giản như lặp lại các đường thẳng, hình dạng và màu sắc theo mẫu hoặc vẽ hình que. Bắt đầu học vẽ với doodle sẽ khơi gợi cảm hứng tự do sáng tạo trên giấy và để làm quen với việc điều khiển cổ tay và ngón tay khi cầm bút hoặc màu vẽ. Khoa học cũng đã chứng minh rằng vẽ doodle hỗ trợ trí nhớ của trẻ tốt hơn. Doodle còn là cách để trẻ giải tỏa căng thẳng và đưa ra những suy nghĩ ngẫu nhiên sau đó kết hợp thành một tổng thể có mục đích.

2. Vẽ đường thẳng và cong

Với cách vẽ này, bạn sẽ chỉ tập trung luyện cho trẻ vẽ các đường thẳng tạo nên hình khối mà trẻ muốn. Trước hết hãy lựa chọn một đồ vật đơn giản và để trẻ quan sát. Sau đó tạo bản vẽ mô phỏng mặt phẳng với các đường thẳng, giống như đường viền để đồ vật thành hình. Phương pháp vẽ này có thể được nâng cao từ vẽ các đường đơn giản bên ngoài cho đến các đường bên trong chi tiết hơn.

3. Vẽ bóng

Khi đi sâu hơn vào vẽ, bạn sẽ cần giải thích về quy luật bóng cho trẻ, đơn giản như khi ánh sáng chiếu vào đồ vật thì sẽ tạo nên bóng đen dưới nền. Để trẻ luyện tập bằng cách tô bóng theo mẫu và phân biệt bóng sáng hơn và tối hơn.

dạy trẻ mầm non học vẽ
Ví dụ về vẽ đổ bóng

4. Vẽ hình khối 3D

Sau khi đã để trẻ luyện tập với các bức vẽ phẳng, bạn có thể giới thiệu về hình khối 3D cho trẻ. Thông thường bạn có thể sử dụng những đồ vật có thật ngoài đời để trẻ quan sát. Tiếp đến lựa chọn những bức vẽ 3D đơn giản như hình vuông, hình trụ để trẻ vẽ theo đường viền bên ngoài. Khi trẻ đã làm quen hơn, bạn có thể lựa chọn những bức vẽ 3D phức tạp như ngôi nhà, trái cây, sau đó hướng dẫn trẻ cách tô bóng để thể hiện độ sâu của đồ vật.

5. Vẽ theo quan sát

Một trong những phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non hiệu quả nhất là luyện tập cho trẻ quan sát sự vật xung quanh sau đó vẽ theo những gì mắt nhìn thấy. Đối với trẻ nhỏ, những hình vẽ có thể còn ngây ngô và không hoàn thiện nhưng đây là cách để trẻ tập kết hợp giữa mắt và tay, đồng thời rèn luyện sự kiên trì quan sát. Bạn có thể bắt đầu với việc để trẻ nhìn vào các đồ chơi của mình, cây hay vật nuôi trong nhà và khuyến khích trẻ vẽ một cách chi tiết nhất có thể.

5 bước dạy bé vẽ đơn giản nhất

Có một sự thật mà ít phụ huynh biết được rằng khi dạy bé vẽ sẽ tăng cường khả năng nhận biết và giúp con cảm nhận màu sắc rất tốt. Bên cạnh đó, nếu ba mẹ dạy bé tập vẽ không đúng cách, việc học vẽ tranh đơn thuần trở thành một nỗi sợ hãi của bé bởi bé sẽ cảm thấy sở thích của bản thân đang bị bố mẹ ép buộc. Bởi vậy, để giúp bé hào hứng với bộ môn hội họa và có thể thỏa sức sáng tạo theo ý thích thì ba mẹ đừng quên một số lưu ý sau nhé:

1. Cho bé làm quen với các loại dụng cụ vẽ

Ba mẹ chú ý cho con làm quen với các dụng cụ vẽ không phải là sẽ mua hết mà hãy chọn những dụng cụ học vẽ phù hợp với lứa tuổi của con. Ví dụ như đối với bé nhỏ tuổi thì mua bút chì màu và bút sáp, đối với bé lớn hơn thì dùng màu nước hoặc bút lông, bút dạ,… Trong đó, quan trọng nhất là hướng dẫn bé cách sử dụng các dụng cụ đó như thế nào để an toàn và phù hợp khi dạy bé vẽ.

dạy bé vẽ tranh
Cho bé làm quen với bút màu là một trong những phương pháp dạy bé vẽ đúng cách

2. Dạy bé cầm bút vẽ

Để bé vẽ tranh đúng và an toàn, phụ huynh cần dạy bé cầm bút vẽ đúng cách. Việc này sẽ giúp trẻ có tư thế chuẩn khi ngồi học, kèm với đó là dáng ngồi cũng như thị lực của con sẽ không bị ảnh hưởng nếu như ngồi quá lâu.

Xem Thêm:   Đừng Bỏ Qua 5 Cách Dạy Bé Màu Sắc Đơn Giản Này Nhé

Nguyên tắc khi dạy bé cầm bút vẽ:

  • Cầm bút bằng ba ngón: lần lượt là ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Bé sử dụng ngón cái và ngón trỏ giữa ở 2 bên thân bút. Ngón giữa đỡ lấy bút.Hãy nhắc con không nên giữ quá chặt bởi các loại sáp màu rất dễ gãy nếu dùng lực mạnh đấy nhé!
  • Không nên cầm bút dựng đứng 90 độ: chỉ nên để nghiêng về phía vai phải với một góc 60 độ như lúc cầm bút viết. Lòng bàn tay và cánh tay bé tạo thành một đường thẳng. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các đầu ngón tay bé so với đầu bút vẽ sẽ nằm trong khoảng là 2.5 cm.
  • Khi bé cầm bút sai: ba mẹ nên sửa ngay cho con để tránh lâu dài sẽ tạo thói quen cầm bút sai. Việc cầm bút sau không những ảnh hưởng đến quá trình học vẽ mà có thể ảnh hưởng đến cách cầm khi viết chữ, làm hại và tay của bé.
phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non
Dạy bé cầm bút đúng sẽ giúp con có thói quen tốt

3. Dạy bé tư thế ngồi

Ba mẹ không tạo cho bé cảm giác giống như bị bắt ép ngồi vào bàn học mà hãy hướng dẫn trẻ ngồi vẽ một cách thoải mái nhất như trên bàn, ghế sofa hoặc thoải mái nằm trên nền nhà nếu thuận tiện cho việc vẽ tranh.

4. Giải thích cho bé các khái niệm cơ bản

Giải thích các khái niệm cơ bản khi dạy bé vẽ cũng là một lưu ý mà ba mẹ không nên bỏ qua. Nhưng trước đó, ba mẹ cũng nên tìm hiểu thông tin kỹ càng để nắm được những kiến thức cơ bản một cách chính xác nhất, từ đó truyền đạt lại cho bé.

Một lưu ý nhỏ là ba mẹ nên có cách hướng dẫn cho phù hợp tùy vào lứa tuổi của bé. Ví dụ như những bé ở độ tuổi mẫu giáo thì chỉ cần hiểu sơ qua các khái niệm về màu sắc cơ bản như dạy trẻ vẽ cầu vồng gồm 7 màu nào? Gam màu nóng, gam màu lạnh là gì? Hoặc như thế nào là sắc độ đậm – nhạt của các màu?…

Còn đối với những bé lớn hơn thì ba mẹ có thể giảng giải sâu hơn một chút các khái niệm về bố cục, trục đối xứng, các hình khối trong mỹ thuật hay độ tương phản là gì?,… để nét vẽ của các bé mềm mại hơn, bức tranh có hồn hơn.

Dạy bé vẽ các hình đơn giản

Những đồ vật, sự vật xung quanh bé đều được tạo nên bởi những hình khối nhất định như trong hội họa. Ví dụ như: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi,… Do đó, ba mẹ có thể cho bé yêu tập vẽ những hình khối trước bằng những nét đơn giản. Từ những nét vẽ sơ khai này, dần dần con sẽ biết cách điều chỉ để có các nét vẽ mềm mại hơn.

Dạy bé phân biệt màu sắc

Một bức tranh sẽ mất đi sự sống động  nếu không có màu sắc. Đó là lý do ba mẹ không nên bỏ qua cách dạy bé phân biệt màu sắc ngay từ lúc mới bắt đầu làm quen với bộ môn này. Đặc biệt, đôi mắt và tư duy của mỗi bé sẽ không giống nhau, cách tiếp thu và ghi nhớ cũng vậy. Cách tốt nhất để phụ huynh có thể dạy con học tốt các màu sắc và ghi nhớ chúng đó là kiên trì giúp con phân biệt màu sắc thông qua các hoạt động thường ngày. Ví dụ ba mẹ có thể đặt câu hỏi để bé trả lời như: quả cam màu gì con nhỉ? Con thấy lá cây có màu gì nào?,…

7 màu sắc cơ bản đầu tiên mà bé nào cũng cần nhận biết đầu tiên chính là: đỏ, cam, vàng, lam, đen, trắng, và xanh lục. Nếu có thể, ba mẹ hãy vẽ một chiếc cầu vồng để bé dễ hình dung và ghi nhớ lâu hơn. Từ 7 màu cơ bản ấy, bé có thể cùng mẹ pha trộn để tạo ra màu mới và ghi nhớ tên của chúng.

Trong giai đoạn này, phụ huynh cũng nên trò chuyện, cùng chơi cùng học với con nhiều hơn để tìm hiểu màu sắc mà bé yêu thích, đây cũng là một trong những yếu tố cho thấy cá tính của con. Nếu bé được vui chơi thoải mái trong lĩnh vực hội họa, ba mẹ cũng sẽ có cơ hội hiểu con hơn cũng từ hoạt động vẽ tranh đấy nhé!

5. Giới thiệu các thể loại tranh vẽ thường gặp cho bé

Đừng quên giới thiệu cho con biết sơ qua các thể loại tranh thường gặp như: tranh màu sáp, tranh màu nước, tranh lụa, tranh sơn dầu, tranh cát,… Gắn với những thể loại tranh đó là một số các tác phẩm hội họa nổi tiếng hoặc những họa sĩ đình đám để bé có thể nhớ lâu hơn cũng như biết thêm nhiều kiến thức hơn.

Vẽ hoạt hình

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều yêu thích phim hoạt hình. Dạy vẽ cho trẻ mầm non theo phong cách hoạt hình thường là hướng dẫn vẽ các minh họa truyện tranh hay tranh biếm họa đơn giản. Với lứa tuổi của bé, những bức vẽ này ba mẹ nên hướng cho bé theo xu hướng nhẹ nhàng và hài hước. Vẽ hoạt hình mang lại khá nhiều lợi ích cho các bé vì chúng sẽ giúp hình thành những cách vẽ và trí tưởng tượng nhân vật khác nhau.

Xem Thêm:   10+ Cách Làm Thiệp 20/10 Đơn Giản Mà Đẹp Tặng Mẹ Và Cô
phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non
Vẽ các nhân vật hoạt hình là chủ đề mà hầu như bé nào cũng yêu thích

Vẽ minh họa

Vẽ minh họa là khi ba mẹ cho bé vẽ lại những sự vật, sự việc quen thuộc hay nhìn thấy xung quanh. Hình minh họa được biết đến là một loại hình nghệ thuật vô cùng nổi tiếng và được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Học vẽ minh họa vừa là cách để giúp trẻ sáng tạo hơn vừa có thể giúp định hướng nghề nghiệp tương lai cho bé yêu.

Vẽ phong cảnh

Vẽ phong cảnh được hiểu đơn giản là bé sẽ thu hết tầm nhìn về sự vật, sự việc xung quanh vào bức vẽ của mình. Các bức vẽ phong cảnh là đề tài quen thuộc và được các bé yêu thích hơn cả vì nó đơn giản mà vẫn thể hiện được sự sáng tạo riêng biệt. Ba mẹ hãy ho bé bắt đầu từ những hình ảnh đơn giản như: bông hoa, ngôi nhà, ông mặt trời,… Đây chính là bước cơ bản để có một bức trang phong cảnh đẹp.

cách dạy vẽ cho trẻ mầm non
Vẽ tranh phong cảnh là chủ đề quen thuộc với các bé

Vẽ trừu tượng

Một sự thật thú vị là ở nhiều quốc gia trên thế giới thì vẽ trừu tượng đã được đưa vào chương trình bậc Tiểu học. Hình thức nghệ thuật này cho phép các họa sĩ truyền đạt thông điệp một cách ẩn dụ. Vẽ trừu tượng cũng không bị hạn chế bởi nó có sức tự do và sáng tạo rất lớn và theo cảm nhận mỗi người, hoàn toàn không có quy tắc. Vì vậy, đối với các bé đang học mẫu giáo thì ba mẹ không nên cho bé thử ngay loại hình này khi mới bắt đầu học vẽ nhé!

Vẽ họa tiết

Hầu hết các bé mầm non sẽ yêu thích vẽ họa tiết và thường bắt đầu bằng việc vẽ theo những mẫu hoa văn có sẵn. Giống như các bản vẽ trừu tượng, vẽ họa tiết cũng không có quy tắc thiết lập nào nhưng các tác phẩm thuộc chủ đề này là đều gọn gàng và đẹp mắt. Học vẽ họa tiết cũng chính là tiền đề để các con tìm hiểu về ngành thiết kế thời trang, nội thất,… Đây là hoạt động giúp các em thiếu nhi thư giãn và sáng tạo rất hiệu quả.

dạy trẻ mầm non học vẽ
Vẽ họa tiết với hình chú bướm

Những lưu ý khi dạy trẻ mầm non học vẽ

Tạo tâm lý thích thú cho bé khi học vẽ

Vẽ tranh được biết đến là hoạt động bé sẽ được tiếp xúc và thực hành nhiều. Việc ba mẹ dạy bé vẽ ngay từ khi con học mẫu giáo sẽ giúp bé yêu không bỡ ngỡ và có thêm một hoạt động vừa học vừa chơi vô cùng bổ ích.

dạy vẽ cho trẻ mầm non
Nên cho bé thỏa sức sáng tạo với trí tưởng tượng của mình để có thể thoải mái vẽ và tô màu

Bước đầu tiên khi dạy vẽ cho trẻ mầm non, ba mẹ cần đặt sự kiên nhẫn lên hàng đầu. Trong giai đoạn này, người lớn chúng ta nên tạo tâm lý thích thú cho con bằng cách tạo ra một số hoạt động, trò chơi để trẻ có thể tiếp xúc nhiều hơn với màu sắc.

Ví dụ như mẹ có thể cho bé tự sử dụng màu và tô tranh để con có thể hình thành tư duy màu sắc ổn định, tìm ra cá tính của mình khi vẽ tranh. Nếu bé hiếu động và ba mẹ chưa an tâm khi cho con sử dụng bút màu thì hãy khởi động bằng cách cho bé ngắm nhìn và tự đưa ra nhận xét những bức tranh của các bạn khác. Với cách này, bé sẽ có cơ hội học cách tạo nên một bức tranh đẹp và biết bày tỏ ý kiến của mình cũng như khả năng cảm thụ về hội họa.

Dạy bé tô màu các hình có sẵn

Sau khi trẻ đã thành thạo các kỹ năng cơ bản như: cầm bút, vẽ hình khối, phân biệt màu sắc thì bước tiếp theo là tô màu vào các hình có sẵn. Đối với bức tranh đầu tiên, mẹ hãy cho bé thoải mái lựa chọn và tô nguệch ngoạc tùy ý. Bé có thể tô tràn ra ngoài hoặc lựa chọn màu sắc chưa phù hợp nhưng điều này là rất bình thường và không nên lo lắng hay trách mắng bé vì đây là bước đệm cho những bức tranh đẹp hơn sau này của trẻ. Thay vào đó, cả ba và mẹ hãy cùng bé tham gia vào hoạt động tô tranh để bé cảm thấy an tâm hơn, từ đó thoải mái sáng tạo hơn.

Điều quan trọng nhất là ba mẹ học và hành cùng con

Ba mẹ luôn là nguồn động lực lớn nhất cho con trẻ. Vì thế, trong suốt hành trình dạy bé vẽ tranh, ba mẹ hãy ngồi cạnh bên, quan sát, hướng dẫn và ngắm con vẽ hay lắng nghe câu chuyện của con về bức tranh. Đối với những bé quá nhỏ, có thể ba mẹ sẽ không hiểu được hết con đang vẽ gì nhưng cũng đừng vì thế mà chê bai vì tâm lý trẻ thường sợ hãi những câu nói khó nghe hoặc câu vặn hỏi từ người lớn. Thay vào đó, ba mẹ nên dành cho con những lời động viên, khen ngợi để trẻ tiếp tục có hứng thú với bộ môn này và thoải mái sáng tạo theo ý mình muốn, dần dần những nét vẽ của con sẽ mềm mại hơn, trí tưởng tượng cũng sẽ bay cao bay xa hơn.

dạy trẻ vẽ
Ba mẹ hãy đồng hành cùng con trong suốt chặng đường học vẽ nhé

Dạy bé vẽ cơ bản theo độ tuổi

Dạy vẽ cho bé 2 tuổi

Bé từ 1 đến 2 tuổi tuy nói chưa “sõi” nhưng đã bước vào giai đoạn cầm bút vẽ “bậy”, có nghĩa là bé chưa thể vẽ được một hình dạng hình ảnh cụ thể nào mà chỉ mới vẽ được những nét nguệch ngoạc. Lúc này bé còn quá nhỏ để hiểu hết những khái niệm vẽ mà chỉ dựa vào các giác quan non nớt ban đầu để vẽ theo ý thích.

Xem Thêm:   Top 10+ Bài Thơ Noel Hay Và Dễ Thuộc Cho Mẹ Dạy Bé

Ở lứa tuổi này, ba mẹ nên cho bé làm quen với bộ bút màu nhiều màu sắc vì bé sẽ yêu thích việc tự chọn màu vẽ và đa số sẽ bị thu hút bởi những gam màu nóng, sặc sỡ. Lúc này, ba mẹ hãy dạy bé vẽ trái, phải, ziczac, chấm hoặc đường gạch chéo,… Mặc dù bé không vẽ được một hình dạng rõ ràng và liền mạch nhưng những nét vẽ này sẽ là nền tảng giúp trí não bé tưởng tượng ra một vật nào đó có hình thù tương tự. Dần dà, ba mẹ dạy trẻ vẽ những hình thù rõ nét và đơn giản như bông hoa, quả táo, hình tròn,…

Dạy vẽ cho bé 3 tuổi

Ở độ tuổi chập chững bước vào lớp mẫu giáo bé – 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu nhận thức được một số khái niệm về những đường kẻ, chủ yếu là những gì bé quan sát được khi ở nhà, ở trường như: màu sắc của tấm bảng đen, tờ giấy trắng, bức tường màu xanh,… Từ 3 tuổi trở đi, ba mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc dạy trẻ vẽ tranh vì trong não bộ của bé đã bắt đầu hình thành ý thức “vẽ“. Khi bé đã nói rõ thì lúc này việc mô tả nội dung bức tranh mà bé muốn vẽ hay đặt tên cho bức tranh là một điều đơn giản.

tập bé vẽ
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé đều có những phương pháp học vẽ khác nhau

Giai đoạn này, ba mẹ hãy hướng dẫn hoặc mua tập bé vẽ tranh về cho bé vẽ đẹp hơn, tô màu đỡ lem luốc hơn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể dạy bé vẽ những loại quả mà bé thích ăn, những đồ vật, đồ chơi mà bé thường mang theo bên mình để bé dễ hình dung và vẽ ra được hình thù mà bé tưởng tượng trong đầu.

Dạy vẽ cho bé 4 tuổi

Dạy bé 4 tuổi tập vẽ sẽ đỡ cực hơn các bé 3 tuổi rất nhiều bởi vì lúc này trẻ đã quen với việc học tập ở trên trường cũng như có thể chú ý hơn khi ba mẹ dạy bé vẽ. Lúc này, ba mẹ nên hướng dẫn bé vẽ tranh có nhiều chi tiết hơn, hoặc đối với các bé có năng khiếu thì có thể bắt đầu có bố cục, có khung cảnh rõ ràng hoặc hình thậm chí có cả câu chuyện đằng bức tranh mà trẻ vẽ.

Dạy vẽ cho bé 5 tuổi

Từ 5 tuổi trở đi, bé sẽ biết cách bộc lộ cảm xúc, có thể tự diễn đạt những suy nghĩ hoặc trí tưởng tượng phong phú của bé cho ba mẹ hiểu. Vì thế, khi dạy bé 5 tuổi học vẽ ở nhà, ba mẹ hoàn toàn có thể cho bé thử sức với những bức tranh có đề tài mở để bé thoải mái tự chọn. Đồng thời, ba mẹ cũng nên dạy trẻ 5 tuổi vẽ tranh bằng cách thêm các hình ảnh có độ khó tăng dần để bé rèn luyện thêm như dạy trẻ vẽ mưa, dạy trẻ vẽ cầu vồng, dạy trẻ vẽ máy bay,… Những bức tranh có đề tài đòi hỏi bé cần trí tưởng tượng, óc quan sát nhiều hơn, từ đó giúp bé phát triển thêm về mặt sáng tạo, tư duy, hoàn thiện trí não.

Khi sắp bước vào lớp 1, não bé sẽ phát triển rất mạnh và có khả năng ghi nhớ rất nhanh và lâu, do đó ba mẹ cũng đừng quên dạy bé vẽ hoặc tập tô những chữ cái, con số để bé nhớ mặt chữ tốt hơn. Ngoài ra, để con dần nâng cao kiến thức, ba mẹ cũng có thể mua tập vẽ cho bé 6 tuổi cho con học làm quen dần.

Tại sao nên cho bé học vẽ càng sớm càng tốt?

Để dạy bé vẽ một cách hiệu quả và cho trẻ học môn nghệ thuật này trong sự thích thú, trước hết ba mẹ cần tạo dựng một không gian thoải mái vì nghệ thuật là niềm vui cho trẻ em. Mỗi buổi dạy trẻ vẽ tranh là con được trải nghiệm cảm giác mới lạ với những ngón tay dính đầy màu vẽ, những tác phẩm tranh đầy màu sắc,…

dạy bé tập vẽ
Ba mẹ nên cho bé học vẽ càng sớm càng tốt

Dưới đây là những lý do hàng đầu khiến nhiều bậc phụ huynh không thể bỏ qua môn học vẽ tranh cho con của mình:

  • Tăng cường trí nhớ: không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn khi muốn vẽ bất cứ đồ vật, con vật,… nào cũng cần phải “lục lại” ký ức của mình thì mới có thể minh họa lại bằng những nét vẽ. Ba mẹ dạy bé vẽ tranh là đang giúp cho con nhớ lại, tìm lại những ký ức trong đầu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
  • Nâng cao khả năng quan sát: đây chính là cách để bé thể hiện khả năng chú ý, quan sát hàng ngày của mình. Đôi khi, trẻ con còn để ý kỹ hơn cả người lớn, nhất là những chi tiết nhỏ.
  • Trí tưởng tượng thêm phong phú: những bức tranh không chỉ tái hiện lại khung cảnh có thật của cuộc sống mà đôi khi nó còn là nơi để trẻ thực hiện những giấc mơ của mình nhờ trí tưởng tượng đa sắc màu của bé.
  • Bày tỏ cảm xúc: tranh vẽ chính là sự biểu hiện không lời để thể hiện những cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn tranh bé vẽ, ba mẹ còn có thể biết rõ được tâm trạng hoặc những suy nghĩ mà bé giấu kín không chịu nói ra.
  • Phát triển trí não: dạy bé học vẽ tranh sẽ giúp não trẻ hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, học được hình dạng, vị trí không gian và cực kỳ có lợi cho sự phát triển về trí tuệ.

Với những phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non trên đây, Luật Trẻ Em Thủ Đô hi vọng ba mẹ sẽ có cho mình những phương pháp đúng đắn để nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật cũng như kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho bé yêu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *