Cuộc thi đố vui là một hoạt động giải trí được các trường mẫu giáo sử dụng để trau dồi khả năng tư duy của trẻ. Ở nhà, cha mẹ cũng có thể vận dụng những câu đố đơn giản dưới đây để phát triển trí tuệ và trí thông minh của trẻ. Cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô tìm hiểu các câu đố trẻ em phát triển tư duy nhé.
Mục Lục Bài Viết
Câu đố vui giúp trẻ mầm non phát triển IQ mỗi ngày
Những câu đố thú vị dành cho trẻ mầm non không thể tùy ý sử dụng mà cần dựa trên chủ đề đồ vật cụ thể, gắn bó hàng ngày với bé, xúc giác, vị giác, thị giác, v.v. Do đầu óc non nớt của lứa tuổi này chưa có tư duy trực quan rõ ràng nên nếu sử dụng tính mơ hồ trong câu đố thì rất khó hình dung ra đáp án.
Câu 1:
Cây gì không lá, không hoa
Sáng đêm sinh nhật cả nhà vây quanh?
Đáp án: Cây nến
Câu 2:
Quả gì không phải để ăn
Mà dùng để đá, để lăn để chuyền?
Đáp án: Quả bóng
Câu 3:
Có chân mà chẳng biết đi
Có mặt phẳng lì cho bé ngồi lên. Là cái gì?
Đáp án: Cái ghế
Câu 4:
Da cóc mà bọc trứng gà
Bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn. Là quả gì?
Đáp án: Quả mít
Câu 5:
Con gì không thích ăn cơm
Mà lại ăn lửa, ăn nước, ăn than
Đáp án: Con tàu
Câu 6:
Quả gì ôm lấy nỗi niềm.
Lòng riêng một mối, ai phiền hơn ai?
Đáp án: Quả sầu riêng
Câu 7:
Chẳng là voi, lại có vòi.
Khi nóng, lúc lạnh, em đều hoan nghênh. Đố là cái gì?
Đáp án: Ấm nước
Câu 8:
Mùa xuân thì chẳng thấy đâu.
Mùa hè lại đến làm sầu người ta? Đố là gì?
Đáp án: Con ve sầu
Câu 9:
Từ trong làn nước xanh trong.
Vươn lên sưởi ánh nắng hồng sáng tươi.
Nở hoa làm đẹp cho đời.
Nghe tên quân giặc rụng rời khiếp kinh?
Đố bạn là cây gì?
Đáp án: Cây hoa súng
Câu 10:
Thợ gì chẳng ở trên bờ.
Sông sâu không ngại, biển khơi không sờn?
Đáp án: Thợ lặn
Câu 11:
Tuổi thơ tôi nhọn như sừng.
Lớn lên cởi áo lưng chừng quăng đi.
Thân cao vun vút lạ kỳ.
Xanh màu ngọc biếc, mắt thì gớm ghê. Là gì?
Đáp án: Cây tre
Câu 12:
Cái gì chứa nhiều nước nhất mà không ướt tí ti nào?
Đáp án: Bản đồ
Câu 13:
Mứt, kẹo, dưa, hành, câu đối đỏ.
Mai vàng, đào thắm, thiếu mỗi em?
Đố là thiếu cái gì?
Đáp án: Bánh chưng
Câu 14:
Có chân mà lại nằm ì.
Để cho người đứng, người ngồi lên trên?
Đố là cái gì?
Đáp án: Cái ghế
Câu 15:
Lẹ lanh nhảy phóc lộn nhào.
Xưng danh vô địch, bơi ao lặn đầm? Là con gì?
Đáp án: Con nhái
Câu 16:
Hoa gì mọc chốn bùn nhơ.
Mà sao vẫn chẳng bao giờ hôi tanh?
Đáp án: Hoa sen
Câu 17:
Lá vàng đổ khắp sân nhà.
Cây cành trơ trụi, đố là mùa gì?
Đáp án: Mùa thu
Câu 18:
Xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng.
Bắc cầu thiên lý, nằm ngang một mình? Đố là gì?
Đáp án: Cầu vồng
Câu 19:
Không phải gừng.
Mà rất cay, Bằng ngón tay.
Mặc áo đỏ? Đố là quả gì?
Đáp án: Quả ớt
Câu 20:
Hoa gì tên để thổi cơm.
Không sinh từ lúa mà đơm đỏ cành?
Đáp án: Hoa gạo
Câu 21:
Em về cây cối xanh tươi.
Mai vàng khoe sắc, đào phai thắm hồng?
Đố là mùa nào?
Đáp án: Mùa xuân
Câu 22:
Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt
Có tài chạy nhanh
Là con gì?
Đáp án: Con thỏ
Câu 23:
Thường nằm đầu hè
Giữ cho nhà chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng
Là con gì?
Đáp án: Con chó
Câu 24:
Con gì kêu “Vít! Vít! “
Theo mẹ ra bờ ao
Chẳng khác mẹ tí nào
Cũng lạch bà, lạch bạch
Là con gì?
Đáp án: Con vịt con
Câu 25:
Con gì ăn cỏ
Đầu có 2 sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi
Đáp án: Con trâu
Câu 26:
Thường nằm đầu hè
Giữ nhà cho chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng
Đáp án: Con chó
Câu 27:
Con gì chân ngắn
Mà lại có màng
Mỏ bẹt màu vàng
Hay kêu cạp cạp?
Đáp án: Con vịt
Câu 28:
Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o…
Từ sáng tinh mơ
Gọi người thức giấc?
Đáp án: Con gà trống
Câu 29:
Con gì quang quác
Cục tác cục te
Đẻ trứng tròn xoe
Gọi người đến lấy.
Đáp án: Con gà mái
Câu 30:
Cái mỏ xinh xinh
Hai chân tí xíu
Lông vàng mát dịu
“”Chiếp! Chiếp!” suốt ngày
Đáp án: Con gà con
Câu 31:
Chỉ ăn cỏ non
Uống nguồn nước sạch
Mà tôi tặng bạn
Rất nhiều sữa tươi
Đáp án: Con bò
Câu 32:
Con gì hai mắt trong veo
Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau
Đáp án: Con mèo
Câu 33:
Tôi vốn rất hiền lành
Thường ăn lá, rau thôi
Bộ lông tôi dày, xốp
Làm thành len tặng người
Đáp án: Con cừu
Câu 34:
Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò
Đáp án: Con heo
Câu 35:
Con gì bốn vó
Ngực nở bụng thon
Rung rinh chiếc bờm
Phi nhanh như gió?
Đáp án: Con ngựa
Câu 36:
Con gì kêu “be be”
Đầu có đôi sừng nhỏ
Thích ăn nhiều lá, cỏ
Mang sữa ngọt cho người
Đáp án: Con dê
Câu 37:
Thân em nửa chuột nửa chim
Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay
Trời cho tai mắt giỏi thay
Tối đen tối mịt cứ bay vù vù?
Là con gì?
Đáp án: Con dơi
Câu đố về đồ vật cho trẻ mầm non
Anh bên kia sông, em bên này sông
Anh đuổi cùng vòng, chẳng bắt được em.
Là cái gì?
(Đáp án: Cối xay)
Cái gì đánh cha, đánh má, đánh anh, đánh chị, đánh em?
(Đáp án: Bàn chải đánh răng)
Thân em xưa ở bụi tre.
Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra.
Là cái gì?
(Đáp án: Quạt giấy)
Cây khô một lá bốn năm cành
Đường đi khúc khuỷu nhọc tay anh
Gặp kẻ tiểu nhân buồn chẳng nói
Chờ người quân tử mới dương danh
Là cái gì?
(Đáp án: Cây đàn)
Ở nhà bằng tựa bắp tay
Ra ngoài bành trướng to tày cái nia
Là cái gì?
(Đáp án: Cái dù/cái ô)
Hai mẹ sinh ba chục con
Ở chung nhà mà còn sinh sự đánh nhau
Đánh nhau thì đánh trên đầu
Thiên hạ chạy tới coi lâu nó mòn
Là gì?
(Đáp án: Cờ tướng)
Bốn chân đạp đất từ bi
Đã ăn chén sứ, ngại chi chén sành
Là gì?
(Đáp án: Tủ đựng chén bát)
Vốn xưa ở đất sinh ra
Mà ai cũng gọi tôi là con quan
Dốc lòng việc nước lo toan
Đầy vơi cũng mặc thế gian ít nhiều
Là cái gì?
(Đáp án: Cái ấm bằng đất nung)
Những câu đố cho bé 3 tuổi
1.
Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt
Có tài chạy nhanh
Là con gì? (Đáp án: Con thỏ).
2.
Con gì quang quác
Cục tác cục te
Đẻ trứng tròn xoe
Gọi người đến lấy (Đáp án: Con gà mái).
3.
Con gì ăn cỏ
Đầu có 2 sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi (Đáp án: Con trâu).
4.
Chỉ ăn cỏ non
Uống nguồn nước sạch
Mà tôi tặng bạn
Rất nhiều sữa tươi (Đáp án: Con bò sữa).
5.
Bốn cột tứ trụ
Người ngự lên trên
Gươm bạc hai bên
Chầu vua thượng đế
Là con gì? (Đáp án: Con voi).
6.
Con gì kêu “Vít! Vít!”
Theo mẹ ra bờ ao
Chẳng khác mẹ tí nào
Cũng lạch bà, lạch bạch (Đáp án: Con vịt con).
7.
Con gì cổ dài
Ăn lá trên cao
Da lốm đốm sao
Sống trên đồng cỏ? (Đáp án: Con hươu cao cổ).
8.
Con gì chân ngắn
Mà lại có màng
Mỏ bẹt màu vàng
Hay kêu cạp cạp? (Đáp án: Con vịt).
9.
Cái mỏ xinh xinh
Hai chân tí xíu
Lông vàng mát dịu
“Chiếp! Chiếp!” suốt ngày. Là con gì? (Đáp án: Con gà con)
10.
Thường nằm đầu hè
Giữ cho nhà chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng
Là con gì? (Đáp án: Con chó).
Câu đố cho bé mầm non có mẹo (dành cho bé 6 tuổi trở lên)
Bệnh gì bác sĩ bó tay?
(Đó là bệnh… gãy tay)
Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con?
(Đáp án: Rằm là 15, nghĩa là chết 15 con)
Nắng ba năm tôi không bỏ bạn, mưa 1 ngày sao bạn lại bỏ tôi là cái gì?
(Đáp án: Đó là cái bóng của mình)
Trên nhấp dưới giật là đang làm gì?
(Đáp án: Đó là đang câu cá)
Câu cá
Con gấu trúc ao ước gì mà không bao giờ được?
(Đáp án: Gấu trúc chỉ có 2 màu trắng đen nên nó ao ước được chụp hình màu)
Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?
(Đáp án: Que diêm)
2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?
(Đáp án: 4 con)
Con gì không gáy ò ó o mà người ta vẫn gọi là gà?
(Đáp án: Gà con và gà mái)
2 người: 1 lớn, 1 bé đi lên đỉnh một quả núi. Người bé là con của người lớn, nhưng người lớn lại không phải cha của người bé, hỏi người lớn là ai?
(Đáp án: Mẹ)
Tại sao con chó không cắn được đuôi của mình?
(Đáp án: Vì đuôi nó không đủ dài)
Bên trái đường có một căn nhà xanh, bên phải đường có một căn nhà đỏ. Vậy, nhà trắng ở đâu?
(Đáp án: Ở Mỹ)
Trong 1 cuộc thi chạy, nếu bạn vượt qua người thứ 2 bạn sẽ đứng thứ mấy?
(Đáp án: Thứ 2)
Con trai có gì quý nhất?
(Đáp án: Ngọc trai)
Hạt ngọc trai
Núi nào mà bị chặt ra từng khúc?
(Đáp án: Thái Sơn. Vì “thái” có nghĩa cắt, chặt ra)
Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?
(Đáp án: Cục than)
Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bé làm sao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)?
(Đáp án: Bác tài cứ đi qua thôi, còn xe thì ở lại)
Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?
(Đáp án: Hôm qua, hôm nay và ngày mai)
Vua gọi hoàng hậu bằng gì?
(Đáp án: Bằng mồm (miệng)
Nhà Lan có 3 anh em, người anh đầu tên là Nhất Hào, người thứ hai tên là Nhị Hào. Hỏi người thứ 3 tên gì?
(Đáp án: Lan là người thứ 3)
Tại sao có những người đi taxi nhưng sao họ lại không trả tiền?
(Vì họ là tài xế taxi đó)
Có một cây lê có 2 cành, mỗi cành có 2 nhánh lớn, mỗi nhánh lớn có 2 nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có hai cái lá, cạnh mỗi cái lá có hai quả. Hỏi trên cây đó có mấy quả táo???
(Đáp án: Không có quả táo nào vì lê không thể ra quả táo nào trên cây được)
Cây táo
Có một rổ táo, trong rổ có ba quả, làm sao để chia cho 3 người, mỗi người một quả mà vẫn còn một quả trong rổ???
(Đáp án: Đưa cho 2 người đầu mỗi người 1 quả. Còn 1 quả trong rổ đưa nguyên cả cái rổ đựng quả táo cho người còn lại thì 3 người mỗi người đều có 1 quả, và cũng có 1 quả trong rổ)
Nơi nào có đường xá, nhưng không có xe cộ; có nhà ở, nhưng không có người; có siêu thị, công ty… nhưng không có hàng hóa… Đó là nơi nào??!!
(Đáp án: Trong bản đồ)
Có 1 con trâu. Đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái 2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải hay vòng hỏi cái đuôi của nó chỉ hướng nào?
(Đáp án: Chỉ xuống đất)
Những câu đố cho trẻ lớp 1 hay và ý nghĩa
1.
Chúng tôi là những chị em
Đều như những trái bóng tròn xinh xinh
Chị tôi đội mũ trên đầu
Em trai rất thích bộ râu của mình. Là chữ gì? (Đáp án: Chữ o, ô, ơ).
2. Nét thẳng bé thấy đầu tiên. Móc xuôi thấy tiếp sẽ ra chữ gì?
Đáp án: Chữ n
3. Hoa gì xuân đến nhắc tên. Chiều ba mươi Tết đem trưng trong nhà.
Đáp án: Hoa đào, hoa mai.
4. Một nét thẳng đứng nghiêm chào. Trên thêm dấu chấm, cháu nào nói ngay!
Đáp án: Chữ i.
5.
Con gì nhỏ bé
Mà hát khỏe ghê
Suốt cả mùa hè
Râm ran hợp xướng (Đáp án: Con ve sầu).
6.
Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò (Đáp án: Con khỉ).
7. Nét tròn em đọc chữ “o”. Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì?
Đáp án: Chữ c.
8.
Cây gì lá nhỏ
Quả nó xinh xinh
Vàng tươi trĩu quả
Bày trong ngày Tết (Đáp án: Cây quất).
9.
Dáng hình cong cong
Giống như cái vòng
Tròn tròn xinh xắn
Sao bé thích lắm
Nào cùng nhau đoán
Chữ cái gì nào? (Đáp án: Chữ o).
10. Nét móc ngược chính là tôi. Phía phải nét thẳng đứng nghiêm muốn chào.
Đáp án: Chữ u.
Những câu đố lớp 2 hay và ý nghĩa
1. Chuột nào đi bằng 2 chân?
Đáp án: Chuột Mickey.
2. Nhà Nam có 4 anh chị em, 3 người chị lớn tên là Xuân, Hạ, Thu. Đố bạn người em út tên gì?
Đáp án: Tên là Nam.
3. Con mèo nào cực kỳ sợ chuột?
Đáp án: Mèo Doraemon. Xem thêm: Sinh nhật Doraemon khi nào? Doraemon bao nhiêu tuổi?
4. Một ly thủy tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ ra ngoài?
Đáp án: Dùng ống hút.
5.
Cánh vàng, nhị lớn
Quay hướng mặt trời
Hạt thơm béo ngậy
Mời bạn thử xơi. Là hoa gì? (Đáp án: Hoa hướng dương).
6. Cái gì bật sáng trong đêm. Giúp cho nhà dưới, nhà trên sáng ngời?
Đáp án: Cái đèn.
7.
Tôi thường làm bạn
Với em bé thôi
Khi ăn cầm tôi
Dễ hơn cầm đũa (Đáp án: Cái thìa).
8. Cầu gì chỉ mọc sau mưa. Lung linh bảy sắc, bắc vừa tới mây?
Đáp án: Cầu vồng.
9.
Chẳng phải là chim
Mà bay trên trời
Chở được nhiều người
Đi khắp mọi nơi? (Đáp án: Máy bay).
10. Thân em xưa ở bụi tre. Mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra. Là cái gì?
Đáp án: Cái quạt.
Những câu đố vui toán học lớp 5 hay cho bé
Câu 1.
Dì đem bé Bạch đến chơi nhà Vũ, cô bé chưa đầy 10 tháng tuổi. Mẹ bế bé Bạch khen:
– Bé Bạch nhà mình lớn nhanh thật, bây giờ chắc phải 9 cân rồi.
– Dì ơi, bé Bạch béo thế cơ à? – Vũ tròn mắt ngạc nhiên, vì lúc mới sinh bé Bạch vừa bé lại vừa gầy, làm cả nhà rất lo.
Vũ nhanh nhẹn lấy cân ra.
– Bé Bạch, ngoan nào, ngồi lên đây.
Vũ mang cân ra định cân bé Bạch nhưng chẳng dễ chút nào. Bé rất nghịch, toàn bò xuống. Dì cười nói:
– Vũ à, thế không cân em được đâu.
– Vậy dì có cách nào không?
– Đương nhiên rồi, cháu thử nghĩ xem.
Vũ ngồi im suy nghĩ.
Đố bạn Vũ sẽ làm thế nào để biết được trọng lượng của bé Bạch nhỉ?
Đáp án: Đầu tiên, cho Vũ cân trước, rồi Vũ bế bé Bạch cân lần hai. Sau đó trừ đi trọng lượng của Vũ là ra số cân của bé Bạch.
Câu 2.
Một chàng thanh niên quý tộc vào cửa hàng bánh, yêu cầu:
– Hãy chuẩn bị cho ta 9 cái bánh, đựng vào 4 cái hộp bánh, mà mỗi hộp chỉ có đúng 3 cái bánh!
Ông chủ đang ngơ ngác thì chú bé Gauss – người sau này trở thành nhà toán học nổi tiếng người Đức – chạy ra đỡ lời ông chủ:
– Xin ngài cứ yên tâm, bánh sẽ được xếp theo đúng yêu cầu ngay đây ạ.
Vậy Gauss đã làm thế nào?
Đáp án: Cậu bé Gauss xếp 9 cái bánh vào 3 hộp bánh nhỏ. Xong đặt 3 hộp bánh đó vào một cái hộp to.
Câu 3.
Bố Nam năm nay 45 tuổi, Nam 15 tuổi. Suy ra bố Nam gấp 3 lần tuổi Nam.
Nhưng hôm trước Thanh lại đố Nam:
– Đố cậu tìm thấy một trường hợp mà ở cùng nhà, người nọ lại gấp 720 lần tuổi người kia.
Đáp án: Bố Nam gấp 3 lần tuổi Nam là tính theo năm. Đó gọi là năm tuổi. Song, trong thực tế, không chỉ có năm tuổi. Ở trường hợp này, chỉ còn cách tính sự chênh lệch tuổi theo tháng. Đó là tháng tuổi. Ông 60 tuổi, cháu mới sinh ra được tròn 1 tháng. Vì 60 năm = 720 tháng, do vậy ông gấp 720 lần tuổi cháu. Điều này quá hiển nhiên.
Câu 4.
Trạm thuế của tên cướp khét tiếng quy định như sau:
– Nếu ai đem gia súc qua trạm thuế đều bị thu một nửa. Nếu số gia súc lẻ sẽ khấu thêm nửa con. Sau đó sẽ trả lại cho chủ 1 con.
Ba anh em nọ dắt 5 con dê qua trạm. Thấy quy định đó, người anh cả liền nghĩ ra một kế. Họ qua trạm rất dễ dàng, không mất một con dê nào.
Bạn có biết họ đã làm thế nào không?
Đáp án: Họ chia nhau mỗi người chỉ mang 1 hoặc 2 con dê. Như vậy sẽ không bị thu một con dê nào cả.
Câu 5:
Lan đến nhà Thanh chơi gặp lúc mẹ Thanh đang chuẩn bị làm cỗ cúng rằm. Biết mẹ Thanh nấu ăn rất giỏi nên Lan tò mò xuống bếp xem.
Lan thấy bác bày biện bao nhiêu là rau quả, thịt cá… trên bàn để chuẩn nấu nướng. Lan chợt chú ý tới 5 chiếc bát thủy tinh đựng nước để trên cái bàn nhỏ.
Thấy Lan tỏ rõ sự tò mò, mẹ Thanh mỉm cười:
– Đây là 5 bát gia vị: Rượu trắng, nước muối, giấm, nước đường, nước sôi. Chúng đều trong suốt, không màu và có thể uống được. Mỗi bát này, cháu chỉ được thử một lần duy nhất, thì liệu cháu có phân biệt được bát nào đựng gì được không?
Lan lúng túng quá, vì cô bé đã bao giờ phải vào bếp đâu. Bạn hãy giúp Lan với nhé!
Đáp án: Đầu tiên, sờ tay tìm ra ngay bát nước sôi. Dùng mũi ngửi sẽ giúp phát hiện ra giấm và rượu. Còn lại hai bát thì nếm nước trong một bát là biết ngay bát nào đựng nước muối, bát nào đựng nước đường.
Có thể thấy, các câu đố chứa đựng kiến thức về cuộc sống xung quanh, bé càng biết nhiều thì sẽ càng giải được nhiều câu đố. Vì thế, ở nhà cha mẹ có thể kết hợp các câu đố với tranh ảnh hoặc vật dụng mô phỏng liên quan, vừa giúp bé học từ vựng, vừa có thể dạy màu sắc và một số đặc tính khác của đồ vật cho con. Sau mỗi câu đố vui như vậy, các con sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức mới bổ sung vào kho tàng hiểu biết của mình.