Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua ngày 5/4/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch,  có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/ 2019.

Hướng tới Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 (từ 01/6-30/6/2022), Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật xin đăng tải một số nội dung về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo Luật Trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em (Nghị định 56/2017/NĐ-CP).

Bảo Vệ Trẻ Em Là Gì?

Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội | Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh

Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo những cấp độ nào?

Khoản 1 Điều 47 Luật Trẻ em quy định: việc bảo vệ trẻ em được xây dựng thành ba cấp độ theo hướng tăng dần, gồm:

  • Phòng ngừa;
  • Hỗ trợ;
  • Can thiệp.

Chi Tiết Các Cấp Độ Bảo Vệ Trẻ Em

Quan tâm bảo vệ trẻ em từ trong gia đình

Luật Trẻ em năm 2016 đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thúc đẩy việc thực hiện ngày càng tốt hơn những quyền cơ bản của trẻ em mà Việt Nam là một trong các quốc gia phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc.
Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016  Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016, có ba cấp độ ba vệ trẻ em: phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp.

Cấp độ phòng ngừa:

Tại khoản 1 điều 48 – Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp áp dụng với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường an toàn, giảm nguy cơ trẻ em bị xâm hại Theo đó, Luật Trẻ em 2016 quy định tại khoản 2 điều 48 về các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa, bao gồm:
+ Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
+ Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;
+ Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;
+ Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;
+ Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.

Cấp độ hỗ trợ

Tại khoản 1 điều 49 – Cấp độ hỗ trợ gồm các biện pháp áp dụng với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm, loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.
Theo đó, quy định tại khoản 2 điều 49 về các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ, bao gồm:
+ Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;
+ Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;
+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện Điều kiện sống cho trẻ em.

Cấp độ can thiệp

Tại Khoản 1 Điều 50 Cấp độ can thiệp gồm các biện pháp áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
 Theo đó, quy định tại khoản 2 điều 50 về các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp, bao gồm:
+ Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;
+ Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;
+ Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật Trẻ em 2016: trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em;
+ Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
+ Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;
+ Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
+ Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.
Ngoài ra, Tại khoản 2,3,4 điều 47 Luật Trẻ em 2016 quy định các yêu cầu bảo vệ trẻ em như: việc bảo vệ phải bảo đảm tính hệ thống, liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành; trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, việc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội chỉ là biện pháp tạm thời .

Luật Trẻ em quy định như thế nào về các yêu cầu bảo vệ trẻ em?

Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Xem Thêm:   Mẫu giấy ủy quyền đưa trẻ em đi nước ngoài bằng tiếng Anh

Những yêu cầu đặt ra đối với việc bảo vệ trẻ em theo Khoản 2 Điều 47 Luật Trẻ em bao gồm:

– Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

– Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

– Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Xem Thêm:   Quyền Của Trẻ Em Khuyết Tật Là Gì? Quy Định Pháp Luật Chi Tiết

Việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em như thế nào?

Việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được quy định tại  Điều 52 Luật Trẻ em như sau:

– Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây dựng để tổ chức thực hiện một hoặc nhiều biện pháp ở cấp độ hỗ trợ, cấp độ can thiệp theo quy định áp dụng với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em để tổ chức xây dựng, phê duyệt, triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; bố trí nguồn lực, phân công cá nhân, tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

– Đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan lao động – thương binh và xã hội cấp huyện đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như thế nào?

Điều 54 Luật Trẻ em quy định: cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như sau:

– Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

Việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc cung cấp thông tin trên môi trường mạng được thực hiện như thế nào?

Điều 35 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định về việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng như sau:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng phải phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em trên môi trường mạng; ngăn chặn thông tin gây hại cho trẻ em theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.

Xem Thêm:   Trẻ em mồ côi cha mẹ được hưởng trợ cấp xã hội không? Mức hưởng?

– Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.

– Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.

– Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng như thế nào?

Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định:

– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

– Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng được thực hiện như thế nào?

Điều 37 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định:

– Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước về trẻ em; tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn cho trẻ em được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới; công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em; bảo đảm việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em.

– Cơ quan công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em là gì? Các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em?

Điều 55 Luật Trẻ em quy định, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em là cơ sở do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật; có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoặc phối hợp, hỗ trợ thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ trẻ em theo cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp.

Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập.

Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em bao gồm: cơ sở có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; cơ sở có một phần chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Trên đây là những thông tin giải thích cho bạn biết về bảo vệ trẻ em. Mong rằng bạn sẽ có được những tri thức hữu ích về bảo vệ trẻ em đúng luật nhé.