Hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em mới nhất gia đình muốn dẫn con nhỏ đi du lịch nước ngoài gặp phải khó khăn khi làm hộ chiếu cho trẻ em. Sau đây Luật Trẻ Em Thủ Đô hướng dẫn mới nhất về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi.

Có bắt buộc phải làm hộ chiếu cho trẻ em khi đi nước ngoài không?

Làm hộ chiếu cho trẻ em - Hướng dẫn đầy đủ chi tiết nhất

Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 nêu rõ, công dân Việt Nam xuất cảnh phải có đủ các giấy tờ sau:

– Giấy tờ xuất nhập cảnh nguyên vẹn và còn hạn sử dụng (bao gồm hộ chiếu và giấy thông hành theo Điều 6 Luật này). Trong đó, hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;

– Có thị thực (visa) hoặc giấy tờ khác xác nhận, chứng minh là được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

– Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh.

Quy định trên được quy định chung cho mọi lứa tuổi, không phân biệt người lớn hay trẻ em. Vì vậy, khi đi nước ngoài, trẻ em cũng bắt buộc phải có hộ chiếu, visa.

Ngoài ra theo khoản 2 Điều 33 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, người chưa đủ 14 tuổi khi xuất cảnh không được đi một mình mà phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

Làm hộ chiếu cho trẻ em cần giấy tờ gì?

Làm hộ chiếu cho trẻ sơ sinh - Hướng dẫn bạn từ A-Z chi tiết

Giấy Tờ Làm Hộ Chiếu Nói Chung

Căn cứ Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ em gồm có:

– 01 tờ khai Mẫu TK01. Trường hợp trẻ dưới 14 tuổi thì tờ khai do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ khai, ký thay, được Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh, kèm theo:

  • Hộ chiếu của cha hoặc mẹ còn thời hạn ít nhất 01 năm nếu đề nghị bổ sung trẻ em dưới 09 tuổi vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì nộp kèm theo.
  • Hộ chiếu của trẻ em còn thời hạn ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh nếu điều chỉnh: Họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
  • Hộ chiếu của trẻ em đó nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu;
  • Đơn trình báo theo Mẫu X08 hoặc giấy xác nhận của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh về việc đã trình báo mất hộ chiếu nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu do bị mất.
  • Bản sao hoặc bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh quyền giám hộ trẻ em đó, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu trong trường hợp người giám hộ khai và ký thay.
Xem Thêm:   Trường hợp trẻ em bị bệnh phải cấp cứu thì có được ưu tiên cấp cứu cho trẻ em không?

– 02 ảnh mới chụp, cỡ 4 x 6, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. Trẻ em dưới 09 tuổi cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp 02 ảnh cỡ 3 x 4;

– Trẻ em dưới 14 tuổi nộp 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực của Giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

lam-ho-chieu-cho-tre-em-Hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em (Ảnh minh họa)

Cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em dưới 18 tuổi:

Thời hạn của hộ chiếu phổ thông đủ điều kiện xuất cảnh:

  • Hộ chiếu phổ thông cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên có thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
  • Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
  • Trẻ em dưới 9 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Giá trị pháp lý của hộ chiếu phổ thông:

  • Hộ chiếu quốc gia là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân.
  • Hình thức và nội dung của hộ chiếu phổ thông: Hộ chiếu phổ thông cấp trong nước và cấp ở nước ngoài có hình thức và nội dung như nhau nhưng có ký hiệu riêng để thuận lợi trong quản lý.

Hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em dưới 18 tuổi:

Đối với trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi: Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu như người lớn

  • 01 tờ khai mẫu cấp hộ chiếu:
  • 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
  • Bản sao Chứng minh thư nhân dân. Nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi

  • 01 tờ khai được Công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh. Tờ khai do cha, mẹ khai ký, ghi rõ họ tên và nộp thay trẻ em.
  • 02 ảnh cỡ 4x6cm mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền mầu trắng.
  • 02 bản sao giấy khai sinh của trẻ em.
  • Nếu cha, mẹ đẻ không thể trực tiếp nộp hồ sơ thì cha mẹ nuôi, người đỡ đầu, người nuôi dưỡng (có quyết định công nhận con nuôi hoặc giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu, nuôi dưỡng hợp pháp, người giám hộ) ký tờ khai và nộp thay trẻ em.

Đối với trẻ em dưới 9 tuổi cấp hộ chiếu chung vào hộ chiếu Việt Nam của cha mẹ

  • Tờ khai của cha, mẹ có thông tin và dán ảnh trẻ em đi kèm tại mục 15 và phải được Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh của con.
  • 02 ảnh cha, mẹ cỡ 4×6 cm, 2 ảnh trẻ em cỡ 3×4 cm mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền mầu trắng.
  • 02 bản sao giấy khai sinh của trẻ em đi kèm.
  • Không cấp chung vào hộ chiếu của người giám hộ đối với trẻ em dưới 9 tuổi.
Xem Thêm:   6+ Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Em Hiệu Quả, Trẻ Ngoan, Đạo Đức

Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi 

  • Con dưới 18 tuổi của những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
  • Con dưới 18 tuổi của những người đang giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

Hộ chiếu công vụ được cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi

Con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

Thời hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi

Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi có giá trị ít nhất 01 năm kể từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không quá 05 năm.

Thẩm quyền cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm trẻ em dưới 18 tuổi

  • Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở trong nước bao gồm Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Cơ quan cấp hộ chiếu ở trong nước).
  • Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện).

Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ

  • 01 Tờ khai; (Trường hợp trẻ em dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo thành viên Cơ quan đại diện, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài mà không thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức nào thì Tờ khai phải có xác nhận của Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhân sự của người được cử đi công tác nước ngoài);
  • 03 ảnh giống nhau, cỡ 4 x 6 cm, chụp trên nền màu sáng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, mặc thường phục, chụp không quá 01 năm, trong đó 01 ảnh dán vào Tờ khai và 02 ảnh đính kèm.
  • 01 bản chính văn bản cử đi nước ngoài: là văn bản đồng ý của Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Ngoại giao. Trường hợp vợ, chồng là cán bộ, công chức, viên chức thì Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Ngoại giao giải quyết trên cơ sở công văn cho phép đi nước ngoài của Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhân sự.
  • 01 bản chụp Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi đối với con dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo (xuất trình bản chính để đối chiếu).
  • 01 bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh của các lực lượng vũ trang (đối với lực lượng vũ trang);
Xem Thêm:   Miễn vé xe buýt đối với trẻ em dưới 6 tuổi

Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em

Bước 1: Điền tờ khai và chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an

Xin xác nhận tại Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú vào tờ khai và đóng dấu giáp lai ảnh

Bước 4: Nộp hồ sơ và lệ phí

– Trẻ đã có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh bất kỳ tỉnh, thành nào thuận tiện.

– Trẻ chưa có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

– Lệ phí làm hộ chiếu trẻ em: 200.000 đồng (theo Thông tư số 25/2021/TT-BTC).

Bước 5: Nhận hộ chiếu

Nhận hộ chiếu trực tiếp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh

Hiện tại một số địa phương đã áp dụng hình thức trả hộ chiếu qua dịch vụ chuyển phát nhanh đến tận địa chỉ của người xin cấp hộ chiếu.

Thời gian làm hộ chiếu trẻ em: 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh)

Thời hạn của hộ chiếu trẻ em

Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có thời hạn 05 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn (theo điểm b khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh).

Điểm khác biệt của hộ chiếu trẻ em với hộ chiếu người lớn

1- Làm hộ chiếu không cần có mặt trẻ em

Trẻ em không cần phải có mặt khi làm hộ chiếu, cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông là được.

2- Có thời hạn sử dụng ngắn hơn và không được gia hạn

Hộ chiếu trẻ em có thời hạn 05 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Khác với hộ chiếu phổ thông dành cho người trên 14 tuổi có thời hạn 10 năm (theo khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh).

3- Không làm hộ chiếu online riêng cho trẻ được

Hình thức này chỉ áp dụng đối với người trên 14 tuổi. Còn trẻ em dưới 14 tuổi cấp riêng hộ chiếu thì không thực hiện online được.

Chúng tôi đã hướng dẫn bạn thủ tục xin cấp mới hộ chiếu cho trẻ em, nếu hết hạn hộ chiếu mà trẻ em vẫn dưới 14 tuổi thì bạn vẫn phải làm lại 1 lần nữa các thủ tục như trên nhé, thủ tục rất đơn giản và tiện lợi phải không nào.